Phòng chống HIV/AIDS: Hà Nội nỗ lực hành động để hướng tới mục tiêu 90 - 90 - 90

(LĐTĐ) Bà Lã Thị Lan, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh TP Hà Nội cho biết: Năm 2018 ngành y tế Hà Nội đã mở rộng các cơ sở xét nghiệm HIV đến tất cả các quận, huyện và 95% xã phường. Từ 18 cơ sở xét nghiệm HIV tự nguyện đặt tại 17 quận, huyện, thị xã vào cuối năm 2017 đến nay đã có các điểm đặt tại 30/30 quận, huyện, thị xã và 566 xã, phường, thị trấn.
phong chong hivaids ha noi no luc hanh dong de huong toi muc tieu 90 90 90 Dự phòng trước phơi nhiễm HIV: Chiến lược mới trong phòng, chống HIV/AIDS
phong chong hivaids ha noi no luc hanh dong de huong toi muc tieu 90 90 90 Nâng cao nhận thức phòng chống HIV/AIDS trong cán bộ công đoàn, CNVCLĐ

Mỗi năm dịch HIV/AIDS vẫn cướp đi từ 3.000 – 4.000 sinh mạng người Việt

Đại dịch HIV/AIDS vẫn tiếp tục là mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người; ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội và tương lai nòi giống của các dân tộc. Theo báo cáo của Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS đến tháng 12/2017, thế giới đã có hơn 36,9 triệu người nhiễm HIV hiện đang còn sống và khoảng 35,4 triệu người đã tử vong vì AIDS kể từ đầu vụ dịch đến nay. Mỗi năm thế giới vẫn có khoảng gần 2 triệu người mới được phát hiện nhiễm HIV.

Trong 28 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính quyền các cấp, sự tham gia của các Ban, ngành, đoàn thể và của nhân dân, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Năm 2018 là năm thứ 10 liên tiếp, dịch HIV/AIDS ở Việt Nam được khống chế, giảm cả ba tiêu chí. Giảm số người nhiễm mới, giảm số người chuyển sang giai đoạn AIDS và giảm số người tử vong do AIDS.

phong chong hivaids ha noi no luc hanh dong de huong toi muc tieu 90 90 90
Bà Lã Thị Lan, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh TP Hà Nội thông tin về công tác phòng chống HIV/AIDS tại buổi giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức vào chiều 27/11

Việt Nam đã và đang triển khai toàn diện, có hiệu quả các dịch vụ can thiệp về dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV. Nhiều mô hình hiệu quả của thế giới được ứng dụng tại Việt nam, điển hình là Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, hay việc áp dụng khuyến cáo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới về điều trị thuốc ARV ngay cho người nhiễm HIV không phụ thuộc vào số lượng tế bào CD4; triển khai tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng; Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV hoặc việc chuyển đổi mô hình chi trả điều trị HIV/AIDS thông qua Quỹ bảo hiểm y tế v.v...Việt Nam đã áp dụng được nhiều sáng kiến mới trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS mà không phải quốc gia nào cũng làm được. Việt Nam cũng được các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong những điểm sáng về phòng, chống HIV/AIDS.

Mặc dù đã dành được nhiều kết quả, tuy nhiên công tác phòng, chống HIV/AIDS ở nước ta đang phải đối diện nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian tới: Tình hình dịch HIV vẫn tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp. Mỗi năm nước ta vẫn có khoảng hơn 8.000 trường hợp nhiễm HIV mới được phát hiện; Mỗi năm dịch HIV/AIDS vẫn cướp đi từ 3.000 – 4.000 sinh mạng người Việt Nam. HIV/AIDS vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật và tử vong ở Việt Nam.

Vẫn còn ít nhất khoảng 50.000 người nhiễm HIV sống trong cộng đồng mà chưa biết tình trạng nhiễm HIV của mình. Lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục ngày càng chiếm chủ yếu dẫn đến việc kiểm soát dịch càng trở nên khó khăn hơn. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người nghiện chích ma túy đang có xu hướng gia tăng trở lại. Lây truyền HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới có xu hướng tăng nhan đặc biệt trong nhóm tuổi trẻ.

Thiếu hụt nguồn lực đầu tư cho công tác phòng chống HIV/AIDS cũng là thách thức với công tác phòng, chống HIV/AIDS của chúng ta. Trong khi đó độ bao phủ của các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS vẫn còn hạn chế. Tình trạng phân biệt, kỳ thị đối xử liên quan đến HIV vẫn còn phổ biến. Điều này cảnh báo dịch HIV/AIDS bùng phát trở lại nếu chúng ta chủ quan hay thờ ơ, không tiếp tục quan tâm, đầu tư thỏa đáng cho công cuộc phòng, chống HIV/AIDS.

Hà Nội mở rộng các cơ sở xét nghiệm HIV nhằm đạt mục tiêu 90- 90- 90

Năm 2018 là năm thứ 5 liên tiếp, Việt Nam tiếp tục theo đuổi và thực hiện mục tiêu 90-90-90. Theo đó, mục tiêu 90-90-90 của Việt Nam đến năm 2020 là 90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của mình; 90% người chẩn đoán HIV được điều trị ARV; 90% người chẩn đoán HIV được điều trị ARV; 90% người nhiễm HIV điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế.

Mặc dù trong những năm qua, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong phòng, chống HIV/AIDS như 11 năm liên tiếp dịch HIV được kiểm soát ở cả 3 tiêu chí: Giảm số người nhiễm mới HIV hàng năm; giảm số người chuyển sang AIDS và giảm số người tử vong do HIV/AIDS. Việt Nam đã tiếp tục kiểm soát được tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư ở mức dưới 0,3%. Tuy nhiên, như đã đề cập trên, các chỉ tiêu hiện tại của Việt Nam còn khá xa so với các mục tiêu 90-90-90 mà Liên Hợp quốc đề ra.

Nhiều khó khăn thách thức đang tồn tại

Để thực hiện mục tiêu 90-90-90 trong xét nghiệm phát hiện ca nhiễm HIV năm 2018 ngành y tế Hà Nội đã mở rộng các cơ sở xét nghiệm HIV. Bà Lã Thị Lan, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh TP Hà Nội cho biết: Năm 2018 ngành y tế Hà Nội đã mở rộng các cơ sở xét nghiệm HIV đến tất cả các quận, huyện và 95% xã phường. Từ 18 cơ sở xét nghiệm HIV tự nguyện đặt tại 17 quận, huyện, thị xã vào cuối năm 2017 đến nay đã có các điểm đặt tại 30/30 quận, huyện, thị xã và 566 xã, phường, thị trấn.

Từ hình thức xét nghiệm tự nguyện truyền thống (khách hàng tự đến phòng tư vấn xét nghiệm), năm 2018 Hà Nội đã mở rộng các hình thức tiếp cận, xét nghiệm khác như xét nghiệm tại cộng đồng và tự xét nghiệm. Ngoài ra, còn triển khai các biện pháp tiếp cận online đối với các đối tượng nguy cơ cao qua các trang mạng xã hội.

Bà Lan cũng cho biết thêm, hiện nay ngoài Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội còn có Bệnh viện Xanh-Pôn, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa. Theo kế hoạch nam 2018 sẽ có thêm 4 phòng xét nghiệm khẳng định tuyến huyện được Bộ Y tế cấp phép. Theo đó, đến ngày 31/10 ngành y tế Hà Nội đã đã xét nghiệm cho 234.614 trường hợp, trong đó 139.848 trường hợp xét nghiệm tại bệnh viện tuyến TP; 94.766 trường hợp được xét nghiệm tại các phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện, bệnh viện tuyến quận, huyện; phát hiện 1.607 trường hợp dương tính, trong đó 406 ca xét nghiệm lại, 339 ngoại tỉnh, 28 trường hợp không rõ và 834 trường hợp xét nghiệm lần đầu có hộ khẩu Hà Nội.

Theo Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh TP, tính đến 31/10/2018, số trường hợp nhiễm HIV/AIDS hiện đang còn sống là 20.666, bệnh nhân nhiễm HIV đã tử vong do AIDS là 6011. Trong 10 tháng đầu năm đã phát hiện được thêm 910 trường hợp nhiễm HIV mới phát hiện, tăng 23,47% so với cùng kỳ năm 2017.

Đến nay 100% quận, huyện trên địa bàn TP đều có người nhiễm HIV, 577/584 xã, phường, thị trấn đã phát hiện người nhiễm HIV (94,9%). Các trường hợp nhiễm HIV tập trung chủ yếu ở các quận nội thành, 10 quận huyện cao nhất chiếm 62,02 % tổng số trường họp nhiễm HIV. Các trường hợp nhiễm HIV mới phát hiện 10 tháng đầu năm 2018 chủ yếu là nam giới 73,31%; Gặp ở mọi lứa tuổi, độ tuổi dưới 30 chiếm 43%, tăng hơn rất nhiều so với năm 2013 (29%). Đặc biệt, con đường lây nhiễm qua quan hệ tình dục (đồng giới và khác giới) tăng cao, từ 29,5% năm 2013 lên 65,71 %. lây qua đường máu giảm từ 69,8% năm 2013 xuống 32,42%.

Song song với công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người dân phòng chống HIV/AIDS thì việc mở rộng các cơ sở xét nghiệm HIV cũng là một trong những nỗ lực mà Hà Nội đang làm để hướng tới đạt được mục tiêu 90-90-90.

Thanh Huyền

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) N gày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng.

Tin khác

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 21/11, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức lễ ký kết biên bản phối hợp triển khai một số nhiệm vụ của Đề án 06 với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

(LĐTĐ) Lãnh đạo thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn đầu tư công, gồm: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 21/11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán

Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Nhấn mạnh quan điểm của Thành phố trong việc xử lý dứt điểm các dự án chậm tiến độ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, các dự án công viên rất quan trọng. Do đó, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu xử lý dứt điểm các vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

(LĐTĐ) Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội do Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các nhiệm vụ này, thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm của Thành phố.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 12/2024, lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho nông dân với chủ đề: “Phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững”.
Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024

Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 19 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã thông qua 15 Nghị quyết. HĐND Thành phố đề nghị, ngay sau kỳ họp, UBND Thành phố, các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị tập trung tổ chức triển khai khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để đảm bảo các nghị quyết của HĐND Thành phố đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực.
HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

(LĐTĐ) Việc tiếp tục mở rộng ủy quyền của Chủ tịch UBND cấp xã cho công chức thuộc UBND cấp xã theo quy định tại khoản 4, khoản 6, điều 14, Luật Thủ đô là yêu cầu khách quan, cần thiết nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước ở cơ sở; nâng cao trách nhiệm của công chức cấp xã.
Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công

Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công

(LĐTĐ) Nhà nước không cấp kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa đối với tài sản công chỉ được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết. Đơn vị sự nghiệp công sử dụng nguồn thu được từ việc kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công theo quy định.
Xem thêm
Phiên bản di động