Hà Nội mùa mưa đến… lại lo
Mùa mưa đến, lại lo! | |
Chung cư cũ run rẩy trước mùa mưa bão |
Loay hoay chống ngập
Từ nhiều ngày nay, cuộc sống của người dân trong con ngõ nhỏ ở địa chỉ 92 Định Công bị đảo lộn vì đường liên tục bị ngập nước. Bác Trần Văn Phong, cư dân ở đây, phàn nàn: “Nơi đây cứ có mưa là nước lại dềnh lên khiến việc đi lại hết sức khó khăn”. Theo ghi nhận của PV, trận mưa lớn đầu mùa đã khiến nhiều tuyến phố bị ngập úng kéo dài. Không chỉ ngõ 92 Định Công mà đường Lĩnh Nam (Hoàng Mai) Giáp Bát, Quan Nhân, Vũ Trọng Phụng, Phạm Văn Đồng… đều chìm trong “biển nước”, nhiều nơi người dân phải dùng thanh chắn để ngăn nước tràn vào nhà.
Trận mưa lớn ngày 1/8 đã khiến nhiều tuyến phố của Hà Nội bị úng ngập cục bộ trong nhiều giờ |
Theo Công ty Thoát nước Hà Nội, trận mưa lớn ngày 1/8 hình thành nhiều điểm ngập úng từ 0,1m đến 0,3m như, các tuyến phố Nguyễn Du, Trần Nhân Tông, Lò Đúc, Hàng Chuối, Quang Trung, Lê Duẩn, Đặng Thái Thân, Ngô Quyền, Phan Bội Châu, Lý Thường Kiệt, Liên Trì, Nguyễn Trãi, Trường Chinh, Lê Trọng Tấn, Chùa Bộc, Giải Phóng, Nguyễn Xiển,Vũ Trọng Phụng, Lĩnh Nam, Quan Hoa... Vị trí chân cầu Vĩnh Tuy, Mạc Thị Bưởi, Quan Nhân, Vũ Trọng Phụng, Phạm Văn Đồng, Hoàng Mai, Định Công (do có công trình thi công) nên xuất hiện úng ngập khoảng nửa mét đến một mét, nhưng nước cũng rút nhanh.
Trong thời gian tới, dự báo mưa lớn vẫn sẽ tiếp diễn nên tình trạng ngập cục bộ trên nhiều tuyến phố của Hà Nội rất có thể tiếp tục xuất hiện. Người dân được khuyến cáo nên hạn chế ra đường sau các trận mưa lớn. Tuy nhiên, đối với những khu vực úng ngập như Định Công, Lê Trọng Tấn, Hoàng Mai, người dân không khỏi lo lắng về tình trạng này.
Cần chủ động đối phó
Do phạm vi thoát nước đô thị bị mở rộng (thêm 2 quận mới là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm) dẫn đến khối lượng công tác duy trì, đảm bảo thoát nước ngày càng tăng. Trong khi đó, hệ thống hạ tầng kỹ thuật lại chưa được đồng bộ, công tác thoát nước còn phụ thuộc nhiều vào mực nước các con sông chảy qua trên địa bàn, dẫn đến hiệu quả chưa cao. |
Nếu so với thời điểm trận lụt lịch sử năm 2008, đến nay hệ thống thoát nước, chống úng ngập của Hà Nội đã được đầu tư, cải thiện hơn rất nhiều. Thành phố đẩy mạnh triển khai dự án thoát nước giai đoạn II, nâng cấp công suất trạm bơm Yên Sở (phường Yên Sở, quận Hoàng Mai) lên gấp đôi (từ 45m3/giây nâng lên 90m3/giây)… Bên cạnh đó, để ứng phó với mùa mưa bão năm 2015, một số công trình thoát nước bàn giao xong trước 15/5 như: Tuyến cống hóa mương Thanh Nhàn, Mai Hương, Mai Động, Định Công, Thanh Liệt, 4 tuyến cống còn lại của gói thầu PC9, dự án II, hệ thống thoát nước quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm. Công tác duy tu, duy trì thường xuyên hệ thống thoát nước đô thị cũng được triển khai khá ráo riết, công tác nạo vét tại các trục tiêu thoát chính và các trọng điểm úng ngập được duy trì thường xuyên, nạo vét đồng bộ từ ga thu, cống ngang, cống ngầm đến các trục tiêu thoát chính và bám sát các trọng điểm úng ngập…
Do phạm vi thoát nước đô thị mở rộng (thêm 2 quận mới là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm) dẫn đến khối lượng công tác duy trì, đảm bảo thoát nước ngày càng tăng. Trong khi đó, hệ thống hạ tầng kỹ thuật lại chưa được đồng bộ, công tác thoát nước còn phụ thuộc nhiều vào mực nước các con sông chảy qua trên địa bàn, dẫn đến hiệu quả chưa cao. Theo ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng giám đốc Cty Thoát nước Hà Nội, để ứng phó với mùa mưa bão năm 2015, hơn 2.000 cán bộ, công nhân của công ty; 100 xe ô tô các loại (bao gồm xe hút bùn, xe có lắp máy bơm) đã được huy động và sẵn sàng ứng phó 24/24 khi có ngập lụt xảy ở các tuyến phố của Thủ đô.
Với cường độ mưa từ 50mm đến 100mm, toàn thành phố dự kiến có 23 điểm ngập, trong đó quận Hoàng Mai úng ngập nặng nhất với 7 điểm ngập sâu tại trước bến xe phía Nam (đường Giải Phóng), phố Vĩnh Hưng, Hoàng Mai (từ ngõ 169 đến đường vào UBND phường Hoàng Văn Thụ), phố Nguyễn Chính, Thanh Đàm, Mai Động, Định Công. Nếu lượng mưa lớn trên 150mm, kéo dài khoảng 4 giờ, toàn thành phố có thể có tới 46 điểm bị ngập… “Với lượng mưa khoảng 50mm, trong vòng từ 30 phút đến 2 tiếng, chúng tôi có thể tự tin đảm bảo giao thông ở các tuyến đường sẽ được thông suốt. Còn nếu lượng mưa trên 50mm kéo dài trong nhiều giờ, thì khả năng một số điểm ngập úng sẽ cao”, ông Sương cho hay.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, những diễn biến thời tiết bất thường có khả năng còn lặp lại rất khó lường, do vậy, bên cạnh việc mỗi cá nhân cần chủ động lựa chọn giải pháp an toàn cho bản thân thì các cơ quan chức năng cần sẵn sàng đối phó và chuẩn bị các phương án phòng ngừa, chủ động để xử lý khi cần.
Tuấn Trần
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố
Trật tự đô thị 04/12/2024 22:40
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm
Trật tự đô thị 03/12/2024 07:08
Phát triển không gian xanh tại các đô thị
Trật tự đô thị 29/11/2024 16:30
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 29/11/2024 15:08
8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025
Trật tự đô thị 26/11/2024 08:01