Mùa mưa đến, lại lo!
Cải tạo tập thể cũ vẫn bế tắc | |
Hãi hùng với “khu tập thể máy bơm” giữa thủ đô | |
Hà Nội: Rùng mình khu tập thể nước toilet chảy qua đầu |
Ông Trần Duy Hùng, tổ trưởng tổ dân phố số 9, nhà C5 cho biết, tòa nhà này được đưa vào sử dụng từ những năm 1960 với hơn 90 hộ dân. Vốn ban đầu tòa nhà được thiết kế dành cho các hộ độc thân của hai cơ quan Vật tư 401 và Nhà máy Cơ khí công trình, Bộ GTVT. Sau đó, do nhà ở nhân viên thiếu, tòa nhà được phân lại cho các hộ gia đình. Thiết kế ban đầu chỉ dành cho cán bộ công nhân viên độc thân nên diện tích những căn phòng nơi đây chỉ vẻn vẹn 19m2, khu vệ sinh chung và bếp ăn công cộng được đặt ở đầu tòa nhà. Người đông lên các hộ dân nơi đây mở rộng không gian sinh hoạt bằng cách nâng cấp, cơi nới thêm cho căn hộ của mình. Tuy nhiên do tòa nhà quá cũ nát và đã lâu không được duy tu bảo dưỡng nên càng xuống cấp, xập xệ.
Phần tường bên ngoài nhà C5 xuống cấp, bong tróc theo thời gian. |
Cũng theo lời kể của các hộ dân nơi đây, khổ cực nhất là những hộ ở tầng 1. Vào những ngày khô ráo, các mảng tường bong tróc rơi lả tả đã khiến người dân khiếp vía thì đến ngày mưa, sự lo lắng ấy càng biến thành một nỗi ám ảnh. Do quá trình xuống cấp của tòa nhà, cũng như việc cải tạo các con đường xung quanh, nền đất của tòa nhà C5 đã lún thấp hơn so với mặt đường tới gần mét. Chỉ một trận mưa không lớn, toàn bộ tầng một của tòa nhà nhanh chóng chìm ngập trong bùn nước, rác rưởi. Theo chị Hoàng Thị Nga sống tại tầng 1 cho biết, cứ hễ mưa là nhà ngập, bao nhiêu chăn chiếu, đồ dùng phải mang ra chặn nước, sau này cứ đến mùa mưa phải xây bức tường nhỏ để chặn. Khổ vậy nhưng những người dân nơi đây cũng không có cách nào khác vì họ hầu hết đều là những lao động nghèo. Được biết, năm 2008, các hộ dân nhà C5 gửi đơn lên các cấp chính quyền thành phố xin hỗ trợ sửa chữa tòa nhà cũ nát nguy hiểm này. Nhiều đơn vị sau đó đã đến nghiên cứu về thực trạng khu nhà nhưng kết quả vẫn chỉ là những lời cam kết.
Tầng 1 tòa nhà C5 thấp hơn hàng chục cm so với mặt đường. |
Theo đại diện UBND phường Quỳnh Mai, tiếp thu kiến nghị của người dân, từ năm 2008, UBND thành phố đã khởi động dự án cải tạo khu tập thể Quỳnh Mai. Trước đó, Chủ đầu tư dự án là liên danh Tổng Cty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) và Cty CP Đầu tư địa ốc Sông Hồng phối hợp với các cơ quan chức năng của thành phố triển khai thực hiện công tác điều tra xã hội học, đo đạc lập bản đồ hiện trạng, xác định ranh giới nghiên cứu quy hoạch. Mọi quy trình đã hoàn thiện, UBND thành phố cũng phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết. Tuy nhiên, sau này việc lập quy hoạch chi tiết của liên danh liên tục kéo dài không tiến triển, ảnh hưởng đến tiến độ. Chính vì vậy, cuối năm 2013, UBND thành phố đã có quyết định điều chỉnh đơn vị tổ chức thực hiện, Cty CP Đầu tư địa ốc Sông Hồng là đơn vị được thành phố giao lập quy hoạch. “Đến thời điểm hiện tại, việc lập quy hoạch vẫn do Cty CP Đầu tư Sông Hồng đảm trách, trình thành phố phê duyệt, địa phương vẫn chưa có thông tin thêm”, vị này cho biết.
Trên địa bàn Hà Nội hiện có hơn 1.100 chung cư cũ cần được cải tạo, nhưng đến giờ mới chỉ có hơn chục chung cư được thực hiện. Lý do của việc chậm trễ là do nhiều vướng mắc, chưa thống nhất được ý kiến giữa các bên. Được biết mới đây, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã yêu cầu các sở, ngành nghiên cứu thí điểm tái định cư bằng tiền và hỗ trợ tiền chênh lệch để người dân được mua nhà ở thương mại. Với đề xuất này, các cư dân sinh sống trong các tòa chung cư cũ không khỏi vui mừng. Tuy nhiên, thực tế phải triển khai như thế nào thì vẫn sẽ cần các nhà hoạch định chính sách nghiên cứu kỹ hơn, bởi trước đó cũng đã có nhiều chính sách “gỡ rối” nhưng lại rơi vào bế tắc.
Tuấn Trần
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố
Trật tự đô thị 04/12/2024 22:40
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm
Trật tự đô thị 03/12/2024 07:08
Phát triển không gian xanh tại các đô thị
Trật tự đô thị 29/11/2024 16:30
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 29/11/2024 15:08
8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025
Trật tự đô thị 26/11/2024 08:01