Chung cư cũ run rẩy trước mùa mưa bão
Vừa sống vừa “run”
Hà Nội, nơi được xem là một trong địa phương có mật độ dân cư đông đúc, chính vì vậy việc hàng trăm hộ dân đang bám trụ hay "chen chúc" trong những khu tập thể chật hẹp và xuống cấp thì không còn lạ nữa.
Tại khu tập thể C5 Quỳnh Mai đã hàng chục năm nay, có hơn 400 hộ dân vừa sống vừa "run" vì nỗi lo nhà sập bất kể lúc nào. Được xây dựng từ năm 1960 nhưng từ đó đến nay chưa một lần được sửa chữa. Đến nay, gần như toàn bộ ngôi nhà đã bị lún sâu. Mỗi khi trời mưa, những hộ tầng 4 phải căng ô, che bạt hoặc lấy chậu hứng nước dột từ mái, còn tầng 1 bị lún sâu thấp hơn so với mặt đường gần 1 mét, chỉ cần mưa nhỏ là nước cũng tràn vào nhà, ngập đến ngang chân.
Theo nhiều người dân, nguyên nhân khiến cho những khu nhà ở đây bị lún sâu là do được xây dựng quá lâu lại chưa một lần được nâng cấp nên độ chịu lực của căn nhà kém khiến cho các mảng tường nứt toác, đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống người dân.
Cầu thang nhà A7 Tân Mai gia cố giàn giáo sắt
Tương tự, khu tập thể Tân Mai, thuộc quận Hoàng Mai với trên chục nhà hai, ba tầng được xây dựng từ những năm 70 thế kỷ trước. Trong đó khu nhà A, nhiều tòa nhà người dân phải dùng cột kèo để nâng đỡ cầu thang và các điểm chịu lực. Người dân ở đây tự ý cơi nới vô tội vạ là nguyên chủ yếu dẫn đẫn sự xuống cấp nghiêm trọng của các chưng cư. Ngoài ra, lan can, cầu thang, ô thoáng giữa các chiếu nghỉ, tường phía ngoài từ lâu đã không được bảo trì, thay thế đã hư hỏng gần hết.
Phần lớn cư dân chung cư là người lao động, công chức, viên chức, nhiều người đã ở đây từ ngày tòa nhà được đưa vào sử dụng. Do thu nhập thấp, không có điều kiện chuyển nơi ở trong khi số nhân khẩu phát sinh cho nên phải cơi nới để mở rộng không gian sống. Càng ngày, khu chung cư càng xuống cấp, những phần cơi nới khiến tòa nhà biến dạng càng khó để níu giữ hàng trăm tấn vật liệu đeo bám bên mình. Không chỉ người dân sống trong các "lồng chim", "chuồng cọp" phía trên lo sợ, những nhà phía dưới lại càng không yên tâm vì chúng có thể rơi xuống đầu bất cứ lúc nào.
Bác Nguyễn Thị Sáu, một người dân sống tại chung cư Tân Mai cho biết: "Hơn hai mươi mấy năm sống ở đây tôi thấy tình trạng nhà vẫn thế thôi. Càng ngày càng nhiều hộ cơi nới thêm những lồng sắt phía sau. Toàn tự làm cả, có phải xin phép đâu. Cứ đến mùa mưa bão lại lo”.
Cải tạo, còn nhiều vướng mắc
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, trước mùa mưa bão 2014, Sở đã chủ động tổ chức kiểm định đánh giá chất lượng, hiện trạng một số chung cư xuống cấp. Tính đến thời điểm này, trong số hơn 200 công trình đã được kiểm định có tới 66 công trình cấp C. Đáng chú ý, hiện ở Hà Nội vẫn còn 3 công trình nguy hiểm cấp D, gồm đơn nguyên 3 chung cư C8 Giảng Võ; nhà tập thể P16A Thụy Khuê và đơn nguyên 1-3 chung cư tập thể Bộ Tư pháp, phố Kim Mã Thượng.
Trong nhiều năm qua với nhiều chính sách đã được ban hành, áp dụng, thậm chí đã có không ít những chính sách, cơ chế mang tính đặc thù được đưa ra nhưng tiến độ cải tạo chung cư cũ vẫn không có chuyển biến đáng kể. Việc cải tạo chung cư cũ vẫn khó và rối, ngay cả với các chung cư nguy hiểm cấp D, chính quyền có trách nhiệm phải di dời, thậm chí cưỡng chế di dời, để đảm bảo an toàn cho người dân.
Ví dụ như đơn nguyên 3 chung cư C8 Giảng Võ, UBND TP đã có quyết định di dời dân hiện đang sinh sống tại đây và đã bố trí nhà tạm cư. UBND quận Ba Đình và UBND phường Giảng Võ chịu trách nhiệm tổ chức di dời dân. Nhưng thực tế sau khi tổ chức chống đỡ tạm để tránh sụp đổ kết cấu cầu thang, thì các hộ dân tại đơn nguyên 3 đã không đồng ý di chuyển với lý do đã yên tâm với cầu thang nhà đã được chống đỡ. Với nhà tập thể P16A phố Thụy Khuê, quận Tây Hồ, UBND TP Hà Nội đã có quyết định di dời dân hiện đang sinh sống tại đây và đã bố trí nhà tạm cư. UBND quận Tây Hồ và UBND phường Thụy Khuê chịu trách nhiệm tổ chức di dời dân. Hiện đã có 13/29 hộ dân đã di chuyển, còn 16 hộ không đồng ý di chuyển với lý do chưa thống nhất với chủ đầu tư trong việc bồi thường.
Lãnh đạo Sở Xây dựng cũng thừa nhận, chưa tìm được lối ra cho việc cải tạo xây dựng lại các khu chung cư cũ do còn nhiều vấn đề vướng mắc. Chủ yếu các chung cư cũ nằm trong khu vực nội thành. Đây lại là khu vực có quy định về hạn chế tầng cao bởi vậy không kêu gọi được nhà đầu tư. Chính quyền và cơ quan quản lý rất lo lắng bởi theo thời gian những công trình cấp C sẽ dần "lão hóa" và trở thành công trình nguy hiểm cấp D.
Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, trên địa bàn thành phố hiện có 982 nhà chung cư cũ có quy mô 4 - 5 tầng do thành phố quản lý và 173 nhà chung cư, nhà tập thể khác do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị (Bộ Quốc phòng) quản lý. |
Huyền Linh
Nên xem
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Tin khác
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Trật tự đô thị 23/11/2024 07:28
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Môi trường 23/11/2024 06:04
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Môi trường 22/11/2024 23:37
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Phòng chống cháy nổ 22/11/2024 15:15
Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm
Phòng chống cháy nổ 22/11/2024 15:08
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41