Hà Nội còn 18 điểm ngập úng cục bộ
Tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh các dự án thoát nước | |
Kiểm tra bảo đảm an toàn trong thi công hệ thống thoát nước | |
Công ty Thoát nước Hà Nội ứng trực 24/24 giờ phòng chống bão |
Sáng 24/10, đoàn giám sát của Ban Đô thị Hội đồng nhân dân (HĐND) TP Hà Nội đã có buổi làm việc với Sở Xây dựng về tình hình triển khai, kết quả thực hiện quy hoạch thoát nước của Thủ đô Hà Nội. Làm việc với đoàn giám sát của Ban Đô thị HĐND TP Hà Nội, lãnh đạo Sở Xây dựng cho biết, hiện UNBD thành phố giao Sở quản lý hệ thống thoát nước đô thị theo phân cấp, bao gồm khu vực trung tâm Hà Nội với diện tích khoảng 300 km2 chủ yếu nằm trong vùng Tả Đáy và một phần vùng Bắc Hà Nội.
Đoàn giám sát HĐNĐ thành phố làm việc với Sở Xây dựng Hà Nội về quy hoạch hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố. |
Các vùng này sau đó được phân chia thành 5 khu vực chính là: khu vực Tả sông Nhuệ; Khu vực hữu Nhuệ (khu vực quận Hà Đông); khu vực quận Long Biên; thoát nước các thị trấn thuộc các huyện, các phường thuộc thị xã Sơn Tây; các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn thành phố.
Nhìn chung việc triển khai thực hiện quy hoạch thoát nước Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đến nay vẫn được triển khai theo kế hoạch, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân nên còn các dự án chưa được triển khai hoặc triển khai chậm tiến độ dẫn đến thiếu đồng bộ trên toàn hệ thống. Theo thống kê của Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, hiện trên địa bàn nội đô có 18 điểm ngập úng cục bộ, cần phải có phương án đặc biệt để khắc phục...
Tại buổi giám sát, Trưởng Ban Đô thị Nguyễn Nguyên Quân đánh giá, việc thực hiện quy hoạch đô thị hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều điểm tốt nhưng so với quy hoạch, kế hoạch đề ra vẫn còn chậm. Chưa cần rà soát tổng thể quy hoạch mà chỉ cần rà soát cục bộ, đề xuất phương án xử lý kịp thời nhằm tránh thường xuyên điều chỉnh quy hoạch. Đặc biệt, quy hoạch một số dự án chưa đảm bảo được tính đồng bộ nên đã gây ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của các dự án.
Theo ông Quân, để dẫn đến tình trạng này có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. "Có nhiều dự án chỉ còn 1 hoặc 1 vài hộ dân trong đường chỉ giới giải phóng mặt bằng, tuy nhiên không rõ vì sao mà không giải quyết dứt điểm lại để kéo dài qua nhiều năm" - ông Nguyễn Nguyên Quân nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng
Trật tự đô thị 30/10/2024 16:26
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 30/10/2024 14:04
Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng
Trật tự đô thị 29/10/2024 17:59
Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác
Trật tự đô thị 29/10/2024 09:09
TP.HCM: Thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện
Trật tự đô thị 26/10/2024 10:04
Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị
Trật tự đô thị 24/10/2024 13:06
100% hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng phố Nguyễn Tuân
Trật tự đô thị 15/10/2024 08:20
Bắt đầu giải phóng mặt bằng phục vụ mở rộng phố Nguyễn Tuân
Trật tự đô thị 14/10/2024 12:46