Giúp trẻ không bị lây virus Covid-19
Thêm 6 bệnh nhân mắc Covid- 19 sắp được xuất viện | |
Học sinh tỉnh Lào Cai tiếp tục được nghỉ học tới hết tháng 2 | |
Thăm hỏi, động viên những “chiến sĩ áo trắng” trong cuộc chiến chống Covid-19 |
Bệnh nhi mắc Covid-19 nhỏ tuổi nhất Việt Nam
Trong 16 trường hợp dương tính với Covid-19 tại Việt Nam có một bé gái ba tháng tuổi ở xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc bị lây bệnh từ bà ngoại. Trước đó, bà ngoại lây từ một trường hợp dương tính là nữ công nhân từ thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) về nước.
Nhiều bệnh viện trong thành phố Hà Nội phân khu cách ly nhằm phòng ngừa dịch bệnh Covid- 19 hiệu quả. |
Theo PGS.TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, bé gái 3 tháng tuổi ở Vĩnh Phúc được xác định dương tính với Covid-19 đã được chuyển từ Phòng khám đa khoa khu vực Quang Hà, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc đến theo dõi, điều trị tại phòng cách ly thuộc Trung tâm y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em của Bệnh viện Nhi Trung ương. Hiện bệnh nhi không ho, không sốt, bú tốt, sức khoẻ ổn định và được điều trị trong phòng cách ly. Mẹ của bé đi cùng để chăm con cũng có sức khoẻ hoàn toàn bình thường
Chia sẻ về nguy cơ mắc Covid- 19 ở trẻ nhỏ, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp y tế công cộng Việt Nam, Bộ Y tế cho biết, việc trẻ nhỏ nhiễm Covid- 19 không phải là bất ngờ. Hiện nay, theo một số thống kê trên thế giới và ở Trung Quốc thì tỷ lệ trẻ nhỏ ít mắc Covid- 19 hơn chứ không phải "tuyệt đối không mắc". “Bản chất việc lây bệnh là có tiếp xúc hay không với nguồn bệnh nên bất cứ ai cũng có khả năng lây. Trẻ do ít đi lại nên được đánh giá là khả năng lây nhiễm thấp hơn, PGS.TS Trần Đắc Phu phân tích.
Còn về việc điều trị cho bệnh nhi mắc Covid- 19, theo các chuyên gia y tế, việc điều trị cho trẻ nhỏ nhiễm Covid- 19 không khác biệt quá nhiều so với người lớn. Nguyên tắc chung vẫn là điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng. Trong phác đồ điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới Covid- 19 đã có các hướng dẫn cụ thể đối với bệnh nhi như: Dấu hiệu nào thì nghi trẻ mắc Covid-19; dấu hiệu nào chẩn đoán viêm phổi nhẹ, viêm phổi nặng; dấu hiệu nào là hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển... với những đặc thù riêng của bệnh nhi và trong từng trường hợp bệnh nên dùng thuốc nào, xử lý ra sao đều có hướng dẫn cụ thể... Theo chuyên gia y tế, Việt Nam đã lường trước mọi nhóm bệnh nên dù là ca bệnh nhi đầu tiên mắc Covid-19 thì các bác sĩ cũng không bất ngờ, bị động trong việc chăm sóc, thu dung và điều trị.
Hạn chế tiếp xúc bề mặt, giọt bắn
Theo Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương Trần Minh Điển, đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải được đầy đủ vì sao tỉ lệ trẻ em mắc Covid-19 lại thấp hơn các nhóm khác do các dữ liệu liên quan đến đặc điểm môi trường, miễn dịch của trẻ, đặc điểm của virus vẫn đang được nghiên cứu. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, người thân nên giữ vệ sinh cho trẻ sạch sẽ để hạn chế nguy cơ lây bệnh. Bởi PGS Trần Minh Điển cho hay, thời tiết mùa đông xuân là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển, tồn tại lâu hơn trong môi trường, vì vậy làm tăng nguy cơ gây bệnh ở người, lây lan trong cộng đồng và bùng phát bệnh truyền nhiễm.
Chuyên gia này cho biết, Covid- 19 cũng tương tự như các virus khác là lây truyền qua tiếp xúc trên bề mặt vật dụng và giọt bắn. Do đó, để phòng bệnh Covid- 19 thì các bậc phụ huynh cần phải bảo đảm môi trường sạch sẽ, giảm bớt vấn đề về tiếp xúc trên bề mặt ở trong phòng, nơi sinh hoạt của các em bé phải được tiệt trùng, lau chùi sạch sẽ.
Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ các vật dụng, đồ dùng, đồ chơi của trẻ tại nhà hoặc những vị trí như tay nắm cửa bằng chất cồn hoặc dung dịch sát khuẩn để loại bỏ vết bẩn cũng như vi khuẩn, virus nhằm hạn chế sự lây nhiễm của Covid- 19. “Các loại virus, trong đó có Covid- 19 cũng lây qua giọt bắn. Vì thế, người lớn cần giảm bớt các hành động như ôm ấp, hôn trẻ bởi có thể gây ra tình trạng giọt bắn, người nhiễm bệnh có thể lây cho các cháu”, PGS Trần Minh Điển nhấn mạnh.
Đối với trẻ khi đi học, cũng cần có những cách phòng ngừa dịch bệnh Covid- 19 hiệu quả. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thuý - Trưởng Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Hà Nội khuyến cáo với những trẻ đi học thì nên được gia đình tập cho ý thức rửa tay, rửa tay ở nhà, rửa tay khi đến lớp và sau khi chơi đồ chơi, đeo khẩu trang. Tuy nhiên việc đeo khẩu trang ở trẻ nhỏ rất khó, cha mẹ cần động viên, hướng dẫn con cách làm. Đồng thời, nhà trường cũng cần có trách nhiệm trong việc khử trùng, giữ vệ sinh lớp học để tránh nguy cơ nhiễm bệnh và lây lan bệnh cho trẻ bằng cách: Sát khuẩn toàn bộ đồ chơi, dụng cụ của trẻ vì dịch tiết qua đường mũi, mắt thường rất nhiều trên các đồ chơi. Hạn chế các lớp quá đông người, nên chia nhỏ nhóm vì tập trung đông học sinh thì mật độ lây nhiễm cao hơn bình thường. Các gia đình có con bị ốm thì nên cho trẻ ở nhà để tránh lây nhiễm cho cộng đồng. Chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ giúp nâng cao sức đề kháng, chống lại bệnh tật. |
Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cần phải giữ gìn trẻ ấm ấp trong thời tiết mùa đông; ủ ấm cho trẻ em khi đi xe máy, khi ra ngoài trời. Cần tránh cho trẻ nằm điều hòa lạnh hoặc chơi ngoài trời quá lâu nếu thời tiết lạnh làm hệ thống bảo vệ đường hô hấp của trẻ suy yếu, dễ bị virus, vi khuẩn tấn công. Gia đình có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối cho họng, giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Về môi trường sinh hoạt, cần phải giữ sạch sẽ, thoáng mát, nên mở cửa sổ hoặc cửa phòng ngày 2-3 lần, tốt nhất là mở lúc trời nắng từ 30-60 phút để lưu thông không khí. Cần cho trẻ ăn uống đầy đủ với chế độ dinh dưỡng hợp lý (giàu vitamin và khoáng chất) để tăng sức đề kháng.
Nếu trẻ có biểu hiện nhiễm khuẩn đường hô hấp như ho, hắt hơi, chảy mũi… kèm theo tiền sử có tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm Covid- 19, cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ theo dõi và điều trị kịp thời.
Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cũng cho biết thêm, Bệnh viện đã họp và lên kịch bản, nếu dịch ở mức độ 4, lan tràn cộng đồng thì Trung tâm y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em của Bệnh viện sẽ được mở rộng. Bệnh viện xác định lên phương án sẽ cô lập toàn bộ khu vực Trung tâm này trong tình huống dịch cấp độ 4 và lan tràn.
Theo đó, dựa trên kịch bản số lượng bệnh nhân sẽ tăng, Bệnh viện sẽ chia thành 3 tầng để phân luồng, thu dung, điều trị bệnh nhân. Tầng 1 sẽ là nơi khám, phân loại bệnh nhân nghi ngờ và xác định. Tầng 2 ở mức độ ca bệnh vừa. Tầng 3 là những ca bệnh nặng, thậm chí phải thở máy, làm ECMO hoặc lọc máu...
Hiện Trung tâm y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em đang có 150 giường bệnh, có thể nâng lên 200 giường trong tình huống cần; nhân lực có 20 bác sĩ, 75 điều dưỡng, trong tình huống cần, khi dịch bệnh tăng thì Bệnh viện sẽ điều động thêm 20 bác sĩ từ các khoa hồi sức, cấp cứu, khoa hô hấp, khoa khám bệnh... và điều thêm 55 điều dưỡng từ các khoa khác về tăng cường.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46