Giây phút không quên ngày 30/4 năm ấy
Triển lãm ảnh Việt Nam mừng ngày thống nhất đất nước 30/4 tại Mexico | |
Những ca khúc bất hủ về ngày 30/4/1975 | |
Lịch nghỉ Ngày 30/4 và Quốc tế lao động 1/5 ra sao? |
Trung tướng Phạm Xuân Thệ |
Những ngày đầu tháng 4/1975 là thời điểm quân và dân cả nước hướng về Sài Gòn - Gia Định. Trung tướng Phạm Xuân Thệ khi đó với trọng trách là Trung đoàn phó Trung đoàn 66 (Sư đoàn 304) được giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ huy lực lượng đi đầu phối hợp cùng bộ đội xe tăng, thiết giáp của Quân đoàn 2 tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, đánh thẳng vào Dinh Độc Lập.
Theo quyết định của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, sau khi giải phóng Đà Nẵng, Quân đoàn 2 được Bộ Tư lệnh tăng cường cùng Sư đoàn 3 - Sao Vàng của Quân khu V và được lệnh hành quân bằng cơ giới vào phía Nam chuẩn bị tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Nhớ về Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Trung tướng Phạm Xuân Thệ kể: “Sau khi nhận nhiệm vụ của Bộ Tư lệnh Sư đoàn giao, Ban chỉ huy Trung đoàn 66 đã quán triệt, phổ biến nhiệm vụ cho các đơn vị, xây dựng quyết tâm và kế hoạch tổ chức hành quân. Cuộc hành quân lần này toàn bộ bằng cơ giới, đường hành quân dài, nên sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì chúng tôi chưa có nhiều kinh nghiệm tổ chức cho bộ đội hành quân bằng cơ giới. Tuy vất vả, phải trèo đèo, lội suối, xuyên qua những cánh rừng già nhưng toàn đơn vị đều quyết tâm cao”.
Đến ngày 22/4/1975, đơn vị do Trung tướng Phạm Xuân Thệ dẫn đầu đã liên lạc với Tiểu đoàn 7 - Thị xã Hàm Tân. Theo kế hoạch, Tiểu đoàn 7 tiến công từ phía Bắc, Tiểu đoàn 8 tiến công từ phía Tây Nam theo trục đường 28 tiến vào thị xã. Ông nhớ lại: “Lúc đó khoảng 21h, chúng tôi bắt đầu nổ súng tiến công. Sau gần 2 giờ chiến đấu, toàn bộ lực lượng địch ở thị xã Hàm Tân bị tiêu diệt và bỏ chạy. Các đơn vị thừa thắng truy kích địch đến tận cảng biển của thị xã Hàm Tân.
Sau đó, Trung đoàn để lại một bộ phận phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương chốt giữ trong thị xã, còn hầu hết lực lượng trở về vị trí tập kết để chuẩn bị tiến công vào Sài Gòn”. Sáng ngày 23/4, Trung đoàn 66 tiếp tục hành quân trong đội hình của Sư đoàn, tập kết ở rừng cao su đồn điền Ông Quế (cách Sài Gòn 60km) về phía Đông. Tại đây, đơn vị được cấp trên giao nhiệm vụ tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử - trận quyết chiến chiến lược của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Các chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam trong đó có chiến sĩ Phạm Xuân Thệ dẫn Tổng thống Dương Văn Minh đến Đài phát thanh (ảnh Tư liệu) |
Trung đoàn 66 được giao nhiệm vụ làm lực lượng dự bị của Sư đoàn, sẵn sàng thay thế Trung đoàn 9 và 24. Đặc biệt, Trung đoàn 66 có nhiệm vụ nằm trong đội hình Binh đoàn thọc sâu của Quân đoàn 2 nhanh chóng tiến công theo trục đường 15, xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa tiến vào nội đô Sài Gòn. Lúc này, cán bộ, chiến sĩ trong Trung đoàn với khí thế rất cao. Mọi người đều hồ hởi khi được tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh đánh vào sào huyệt cuối cùng của chính quyền Sài Gòn. Trên những chiếc mũ cứng, cán bộ, chiến sĩ đều dán khẩu hiệu “Quyết tâm giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam”.
Đúng 17h ngày 26/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử bắt đầu, những phát pháo đầu tiên hỏa lực chuẩn bị của Quân đoàn 2 và Sư đoàn 304 bắn vào căn cứ Nước Trong và trường sĩ quan bộ binh của địch. Sau giai đoạn hỏa lực chuẩn bị, bộ đội Trung đoàn 9 và Trung đoàn 24 xung phong tiến công đánh địch ở căn cứ Nước Trong và trường sĩ quan bộ binh của địch (ngày 27/4) nhưng không đánh chiếm được các mục tiêu đã định.
Do quân địch dựa vào công sự kiên cố và thế phòng ngự vững chắc các căn cứ trước đây của Mỹ và chư hầu chống trả ta quyết liệt. Sáng 28/4/1975, chỉ huy Sư đoàn 304 lệnh cho Trung đoàn 66 đưa Tiểu đoàn 7 lên tăng cường chiến đấu cho Trung đoàn 9. Đến chiều, Trung đoàn 9 làm chủ hoàn toàn căn cứ Nước Trong, Trung đoàn 24 làm chủ được trường sĩ quan bộ binh đồng thời đánh chiếm được ngã ba Thái Lan và cầu sông Buông trên đường 15. Được lệnh của Sư đoàn, Trung tướng Phạm Xuân Thệ và Tiểu đoàn 7 trở về đội hình chiến đấu của Trung đoàn…
Với cuộc đời binh nghiệp, quá khứ về những năm tháng chiến đấu vì màu cờ, vì độc lập tự do cho Tổ quốc của anh em chiến sĩ chúng tôi chính là lẽ sống. Lý tưởng của Đảng, Bác Hồ và ước vọng hòa bình, thống nhất của nhân dân đã ngấm sâu vào máu thịt của anh em chiến sĩ. Tất cả đều chiến đấu với tinh thần quyết chiến quyết thắng cao nhất, để đi đến thắng lợi cuối cùng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, góp phần đưa đất nước bước sang một trang sử mới của độc lập, thống nhất. |
Trung tướng Phạm Xuân Thệ nhớ lại thời khắc lịch sử ấy: “Đêm trước ngày 30/4 lịch sử, chúng tôi đang chiến đấu tại một căn cứ cách Sài Gòn khoảng 40km. Lúc này được Ban Chỉ huy trung đoàn và Bộ Tư lệnh Sư đoàn (lúc đó Sư đoàn gọi là Bộ Tư lệnh) giao nhiệm vụ đi đầu đội hình để chỉ huy lực lượng của Trung đoàn 66, đi cùng Lữ đoàn xe tăng tiến về Sài Gòn.
Mục tiêu là vào nội đô thành phố Sài Gòn để chiếm giữ Dinh Độc Lập, Đài phát thanh, Bộ Tư lệnh Hải quân. Bản thân tôi lúc đó cũng không biết nội các của chính quyền Sài Gòn còn ở trong Dinh Độc Lập. Mục đích là địch ở trong đó nếu chống cự thì triển khai đội hình chiến đấu, không chống cự thì vào chiếm lại và cắm cờ lên nóc Dinh. Về diễn biến trận đánh, từ cầu Thị Nghè về đến Dinh Độc Lập, ở đường nhân dân chưa có ai ra, chỉ có xe của quân Giải phóng ầm ầm đi vào.
Khi chiếc xe tăng đầu tiên mở được cánh cổng ra, trong khoảnh khắc khoảng 10 - 15 phút, tất cả các loại xe cộ cũng như nhân dân, bộ đội, chiến sĩ của chúng ta ào vào. Lúc tôi bước xuống khỏi xe Jeep, các nhà báo ở đó rất đông, họ chỉ cho chúng tôi lên trên chỗ nội các chính quyền Sài Gòn đang chờ. Gặp nội các địch với tư thế sẵn sàng chiến đấu, người đầu tiên tôi gặp là ông Nguyễn Hữu Hạnh, phụ tá của Tổng thống Dương Văn Minh.
Ông Hạnh cho biết, toàn bộ nội các chính quyền của ông Minh đang trong phòng họp, “mời cấp chỉ huy vào làm việc”. Lúc này tôi mới biết là nội các địch còn ở đây, tâm trạng bất ngờ, cũng thoáng chút lo lắng. Trong phòng họp rất rộng đó có khoảng 50 người. Tổng thống Dương Văn Minh bước ra và nói: “Chúng tôi biết quân Giải phóng tiến công vào nội đô, đang chờ quân Giải phóng vào bàn giao”.
Lúc này, tôi không nghĩ đến chuyện bàn giao như thế nào, chỉ nói: “Các ông đã bị bắt làm tù binh, các ông phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, không bàn giao gì cả”. Khi được yêu cầu ra đài phát thanh tuyên bố đầu hàng, Dương Văn Minh lo sợ vì ở ngoài đường phố vẫn đang tiếp tục chiến đấu, tiếng súng đạn vẫn đang nổ. Tuy nhiên, khi được chúng tôi đảm bảo an toàn, chính Dương Văn Minh là người chỉ đường dẫn tới đài phát thanh.
Tại đó, chúng tôi đã ngồi thảo bản tuyên bố đầu hàng. Quá trình thảo, đọc và ghi âm lại bản thảo diễn ra khoảng 40 - 50 phút. Trong quá trình ghi âm lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh, máy ghi âm của chúng ta (thu được trong một trận chiến ở Đà Nẵng) bị hỏng do rối băng nên phải nhờ một máy ghi âm của một nhà báo nước ngoài có mặt tại thời điểm đó để ghi. Sau khi lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện được phát đi và đại diện quân Giải phóng của chúng ta đọc lời chấp nhận lời đầu hàng. Chúng tôi tiếp tục đưa Dương Văn Minh về Dinh Độc Lập để chờ cấp trên vào bàn giao”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sự kiện 20/11/2024 21:08
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Sự kiện 20/11/2024 17:39
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sự kiện 20/11/2024 17:28
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp
Sự kiện 20/11/2024 13:17