Giáo viên mầm non phải viết kiểm điểm vì bảo vệ học trò bị bạo hành gia đình?
“Lắng nghe trẻ em nói” | |
Cha đánh con bầm dập, vứt con xuống giếng | |
Xót xa bé trai bị bố đẻ bạo hành |
Nghi án bé 5 tuổi bị bố dượng đánh đập
Cháu Lương Thị Thúy Hiền (5 tuổi) được mẹ chở đến điểm trường mầm non bản Kẻ Tre, xã Thạch Ngàn, Con Cuông, Nghệ An với nhiều vết thương trên mặt và cơ thể. Thấy vậy, cô giáo chủ nhiệm Cao Thị Kiều Nhi đã hỏi mẹ cháu là Lương Thị Việt (SN 1978) lý do tại sao và được trả lời do bố dượng đánh. Tuy nhiên, sau đó cháu vẫn vào lớp học bình thường, mặc dù có biểu hiện tâm lý hơi sợ sệt và kêu đau miệng không ăn được cơm.
Được biết, cháu Hiền là con gái chị Việt với người chồng cũ. Chị Việt sau khi chia tay chồng cũ thì quen rồi yêu và đến ở với anh Lô Văn Kết (SN 1980) tại bản Kẻ Tre, xã Thạch Ngàn. Theo lời những người hàng xóm sống xung quanh thì Kết thường hay đánh đập cháu Hiền.
Nhớ lại trận đòn gây thâm tím mình mẩy con gái, chị Lương Thị Việt kể: “Bữa đó (tối 22/8 – PV), trời mưa nên tôi đi soi ếch. Lúc về nhà thì thấy con bé khóc, mặt mày sưng tím. Tôi hỏi Kết, Kết bảo tại nó khóc nên giận quá đã tát và cào vào mặt nó”.
Mẹ con chị Lương Thị Việt |
Chị Việt cho biết thêm: “Kết nó thương tôi, nhưng lại ghét con riêng, bởi đây là con riêng của tôi nên hay bị Kết đánh. Tôi can ngăn cũng không được. Đây là lần thứ 2 Kết đánh nó bị đau nặng”.
Sau khi sự việc xảy ra, sợ con tiếp tục bị đánh, chị Việt quyết định chia tay, không ở với Kết nữa, rồi bồng con đến ở nhà anh trai và chị dâu cũng ở bản Kẻ Tre.
Trao đổi về sự việc trên, ông Võ Đình Thành, Bí thư Đảng ủy xã Thạch Ngàn, Con Cuông cho biết: Anh Lô Văn Kết, là người xã Thành Sơn, huyện Anh Sơn, chỉ đến bản Kẻ Tre, xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông làm rẫy. Chị Lương Thị Việt và con gái trú tại xã Yên Khê, huyện Con Cuông, về làm vợ anh Kết nhưng không hôn thú, cả 2 đều không đăng ký tạm trú tại địa phương, nên xã không quản lý.
“Sắp tới, xã sẽ theo dõi gia đình anh Kết và chị Việt, nếu họ có nhu cầu cư trú lâu dài tại địa phương, thì sẽ vận động, yêu cầu hai 2 chị trên làm đăng ký tạm trú. Nếu không, theo quy định của pháp luật, chúng tôi có thể trục xuất 2 anh chị ra khỏi địa bàn”, ông Thành nói.
Vì sao cô giáo phải viết kiểm điểm?
Nhìn thấy cháu Lương Thị Thúy Hiền đến lớp với gương mặt bầm tím, bất bình và lo lắng cho sự an toàn của học sinh, cô Nhi đã báo với trưởng bản, sau đó đăng tải hình ảnh cháu bị thương lên mạng xã hội Facebook: “Tôi muốn lên tiếng về việc cháu bé bị bố dượng bạo hành, nếu tiếp diễn tình trạng này sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe, tâm lý của cháu. Đồng thời tôi cũng muốn xã hội được biết và cùng tham gia giáo dục, răn đe”, cô Nhi cho biết.
Tuy nhiên, hành động này của cô không nhận được sự đồng tình từ phía nhà trường và xã. “Việc cô Cao Thị Kiều Nhi đưa hình ảnh cháu bị thương tích lên mạng xã hội, mục đích của cô là để bảo vệ cháu Hiền, nhưng cách làm của cô quá vội vàng, không thông báo với lãnh đạo xã, gây ảnh hưởng đến địa phương”, ông Võ Đình Thành nói.
Cô giáo Cao Thị Kiều Nhi |
Mặc dù sau đó 1 ngày, cô Nhi đã gỡ hình ảnh cháu Hiền trên Facebook, nhưng sáng ngày 27/8, trường Mầm non xã Thạch Ngàn đã tổ chức họp kiểm điểm cô Cao Thị Yến Nhi, với sự tham gia chứng kiến của lãnh đạo xã và Phòng GD&ĐT huyện Con Cuông. Theo đó, cô Nhi phải viết bản tự kiểm điểm vì đăng ảnh “phản cảm” của học trò, khi chưa thông báo sự việc cho lãnh đạo xã và nhà trường.
Cô Lê Thị Hạnh, Hiệu trưởng trường Mầm non Thạch Ngàn cho biết: “Việc phản ứng và bất bình khi học trò bị bạo lực của cô Nhi là đúng, nhưng hành động của cô Nhi đăng thông tin lên mạng xã hội là sai, có thể khiến xã hội hiểu sai về chức năng quản lý của xã và ngành giáo dục. Nhưng cũng cần thông cảm cho cô Nhi, vì điều kiện thông tin liên lạc tại bản Kẻ Tre không thuận tiện, đường sá xa xôi, sóng điện thoại chập chờn nên cô chậm trễ trong việc báo cáo tình hình sự việc cho cấp trên”.
Cô Hạnh cũng chia sẻ thêm: “Em Lương Thị Thúy Hiền không có hộ khẩu tại xã Thạch Ngàn, nhưng sau khi điều tra phổ cập mầm non, nhằm đảm bảo quyền trẻ em, trường cho cháu nhập học như những đứa trẻ bình thường khác. Thời gian tới, trường cũng sẽ phối hợp với thôn bản, gia đình để quan tâm, theo dõi và có biện ngăn chặn nếu cháu Hiền có nguy cơ bị bạo lực gia đình”.
Ông Nguyễn Anh Tài, Trưởng phòng GD huyện Con Cuông, Nghệ An cũng cho rằng, thái độ và phản ứng của cô giáo Cao Thị Kiều Nhi đối với việc em học sinh bị bạo hành là với mục đích tốt đẹp, tuy nhiên hành động này là “vội vàng”, “thiếu suy nghĩ”. “Ngay sau khi phát hiện sự việc, cô Nhi phải báo cáo với lãnh đạo nhà trường, địa phương có trách nhiệm xử lý, chứ không nên đăng ảnh học sinh bị bạo hành lên Facebook. Việc kiểm điểm cô Nhi là nhằm cảnh cáo, để cô Nhi rút kinh nghiệm”, ông Tài nói.
Được biết, cô giáo Cao Thị Kiều Nhi là giáo viên mầm non được gần 30 năm, và công tác tại nhiều trường thuộc vùng khó khăn của huyện Con Cuông. Ngoài việc quan tâm chăm sóc các cháu học sinh mầm non trên lớp, cô còn tổ chức nhiều đợt quyên góp từ thiện, trao quà cho các gia đình các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong trường.
Hai năm học 2013 – 2014 và 2014 – 2015, cô đã nuôi ăn bán trú 3 học sinh là Nguyễn Trùng Dương, Vi Văn Đạt và Lô Văn Đặng, các cháu hiện nay đã lên lớp 1. Bà con bản Kẻ Tre, nơi cô phụ trách điểm lẻ trường mầm non Thạch Ngàn đều cho biết cô là người tốt bụng, quan tâm và rất thương học trò.
Luật sư Lê Tuấn Anh (TP Vinh, Nghệ An) cho biết: “Trường hợp cô giáo Cao Thị Kiều Nhi, giáo viên trường mầm non Thạch Ngàn, Con Cuông, Nghệ An đăng hình ảnh cháu bé bị bạo hành lên mạng xã hội với cộng cơ và mục đích nhằm cảnh bảo, khuyến cáo và muốn mọi người lên tiếng, ngăn chặn tình trạng bạo hành trẻ em, chứ không phải mục đích bôi nhọ, xúc phạm, danh dự, nhân phẩm người khác. Vì vậy, hành động này không vi phạm quy định tại Điều 12 của Luật công nghệ thông tin. Việc cô giáo có ý thức bảo vệ học sinh của mình, bảo vệ trẻ em khỏi bị bạo hành dưới hình thức đăng ảnh lên mạng xã hội để cảnh bảo là không có gì sai trái, đây là người thực, việc thực. Trong tình huống này cô giáo cần phải được nhà trường bảo vệ, giúp đỡ và cùng với cô kết hợp với gia đình giải quyết sự việc cho tốt hơn, đó là việc làm cần thiết nhất. Nhà trường và địa phương họp xét kiểm điểm cô giáo theo quan điểm của tôi là chưa hợp tình và hợp lý”. |
Quỳnh Lương
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12