Giáo dục mầm non sau 5 năm triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW: Bước chuyển mình quan trọng

(LĐTĐ) Sau 5 năm triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, giáo dục mầm non (GDMN) phát triển nhanh chóng cả về quy mô, số lượng và chất lượng. Việc cả nước hoàn thành phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi vào năm 2017 đánh dấu bước chuyển mình quan trọng của bậc học này, đồng thời tạo đà cho quá trình đầu tư, phát triển bậc học mầm non trong tương lai, xứng đáng với vị thế bậc học nền tảng.  
giao duc mam non sau 5 nam trien khai nghi quyet so 29 nqtw buoc chuyen minh quan trong Không sáp nhập cơ sở giáo dục mầm non với cơ sở giáo dục phổ thông
giao duc mam non sau 5 nam trien khai nghi quyet so 29 nqtw buoc chuyen minh quan trong Trường mầm non có vốn nước ngoài được nhận trẻ Việt Nam dưới 5 tuổi
giao duc mam non sau 5 nam trien khai nghi quyet so 29 nqtw buoc chuyen minh quan trong Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non vùng khó khăn

Ông Nguyễn Bá Minh - Vụ trưởng Vụ GDMN (Bộ GD&ĐT) đã có những trao đổi về kết quả 5 năm đổi mới căn bản, toàn diện GDMN theo tinh thần Nghị quyết 29.

PV: Thưa ông, 5 năm qua, GDMN đã có chuyển biến như thế nào về chất lượng và đã làm được những gì so với mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết 29?

Ông Nguyễn Bá Minh: Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 29, có thể thấy rõ 5 kết quả nổi bật trong lĩnh vực GDMN như sau:

Thứ nhất, đã thực hiện thành công các mục tiêu của phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi. Nếu như năm 2013 mới có 11 tỉnh/thành phố được công nhận đạt chuẩn thì đến năm 2017, cả 63 tỉnh/thành đã đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi. Việc thực hiện thành công các mục tiêu phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi đã tác động sâu rộng đến GDMN, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về GDMN, đặc biệt là GDMN cho trẻ em 5 tuổi.

Thứ hai, mạng lưới cơ sở vật chất được đầu tư phát triển và từng bước được chuẩn hóa, về cơ bản đáp ứng được nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ, đặc biệt là đối với trẻ em 5 tuổi. Năm 2013 Số trường mầm non là 13.734 trường, hiện nay là 15.394 trường (tăng 1660 trường); năm 2013 tổng số phòng học là 148.878 phòng, hiện nay là 197.104 phòng,tăng 48.226 phòng; năm 2013 tỷ lệ phòng học kiên cố là 59,8%, hiện nay là 72,17%, tăng 12,37%

Thứ ba, đội ngũ giáo viên tăng về số lượng, từng bước chuẩn hóa về chất lượng; chính sách với giáo viên mầm non đã được quan tâm hơn trước đây. Tổng số giáo viên mầm non tăng 98.184 người, tất cả giáo viên mầm non được hưởng đầy dủ chế độ chính sách như giáo viên các cấp học khác.

giao duc mam non sau 5 nam trien khai nghi quyet so 29 nqtw buoc chuyen minh quan trong
GDMN đã có bước chuyển mình sau 5 năm triển khai Nghị quyết 29.

Thứ tư, số trẻ đến trường tăng nhanh và chính sách với trẻ em mầm non đã được quan tâm. Tổng số trẻ đến trường hiện nay là 5.633.122 tăng 1.144.620 trẻ so với 2013; bình quân mỗi năm trẻ em mầm non đến trường tăng khoảng 230.000 trẻ. Việc huy động trẻ đến trường không chỉ đảm bảo quyền của trẻ em mà nó còn có ý nghĩa sâu xa hơn nữa là tạo điều kiện giúp cho cha mẹ tham gia vào hoạt động lao động sản xuất. Chúng ta huy động được 5,6 triệu trẻ đến trường là giúp 5,6 triệu cha mẹ tham gia vào hoạt động lao động, sản xuất và góp phần vào phát triển kinh tế, xã hội.

Thứ năm, hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ được đổi mới theo định hướng toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm và với phương châm học bằng chơi mà học. Chương trình GDMN đảm bảo phát triển những phẩm chất, năng lực mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa tiềm năng, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện trẻ em; chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.

PV: Theo ông, kết quả phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi có ý nghĩa như thế nào với quá trình đổi mới căn toàn, toàn diện GDMN?

Ông Nguyễn Bá Minh: Công tác phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi được thực hiện trong bối cảnh kinh tế đất nước rất khó khăn. Đầu tư cho phổ cập không đảm bảo mục tiêu như kế hoạch. Thêm vào đó, xuất phát điểm của GDMN rất thấp.

Tuy nhiên, đây là một chủ trương đúng đắn, nhân văn, cho nên công tác phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi đã được xã hội tích cực hưởng ứng, được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể, sự chung tay góp sức toàn xã hội và đặc biệt là sự tận tụy cống hiến của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non nên dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã hoàn thành các mục tiêu của phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi.

Năm 2013, khi bắt đầu thực hiện Nghị quyết 29, chúng ta mới công nhận được 11 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi, thì đến 2017 đã có 63/63 tỉnh thành đạt chuẩn này.

Việc thực hiện thành công các mục tiêu của phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi đã tác động sâu rộng đến GDMN, nâng cao nhận thức của toàn xã hội với GDMN. Có thể nói, nó tạo nên sự thay đổi căn bản và toàn diện cho GDMN.

PV: Trong quá trình triển khai Nghị quyết 29, nhiều chính sách đã được Bộ GD&ĐT xây dựng trình các cấp có thẩm quyền cũng như ban hành, tạo điều kiện cho GDMN phát triển. Ông có thể nói rõ hơn về những chính sách này và những tác động của các chính sách đó trong thực tiễn?

Ông Nguyễn Bá Minh: Trong quá trình thực hiện Nghị quyết 29, Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa với trẻ em mẫu giáo và chính sách hỗ trợ đối với giáo viên mầm non. Chính phủ cũng đã phê duyệt Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến 2025.

giao duc mam non sau 5 nam trien khai nghi quyet so 29 nqtw buoc chuyen minh quan trong
Ông Nguyễn Bá Minh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non. (Ảnh: laodong.vn)

Hai chính sách này có tác động rất rõ nét. Ví dụ như chính sách hỗ trợ chế độ ăn trưa mà đối với trẻ em hộ cận nghèo, hộ nghèo, trẻ em vùng đặc biệt khó khăn đã tác động đến chính sách huy động trẻ đến trường rất tốt. Mỗi bữa ăn dù chỉ có thêm 5000 đồng/cháu nhưng chất lượng bữa ăn trưa đã được cải thiện đáng kể. Cũng nhờ bữa ăn trưa này mà trẻ em ở các cơ sở mầm non ở vùng khó khăn đã hào hứng hơn với việc đến trường, gia đình cũng yên tâm hơn khi gửi các em đến các lớp mầm non.

PV: Xã hội hóa GDMN là một trong những điểm nhấn đáng kể trong quá trình thực hiện Nghị quyết 29. Các tổ chức, cá nhân được tạo điều kiện tham gia đầu tư phát triển GDMN đã góp phần giải tỏa áp lực về trường lớp mầm non trên cả nước. Ông có thể cho biết cụ thể hơn về những kết quả này.

Ông Nguyễn Bá Minh: Những năm qua, việc huy động các nhà đầu tư tham gia vào phát triển các cơ sở GDMN đã được đẩy mạnh. Nếu 2013, chúng ta chỉ có khoảng 12% trường ngoài công lập, thì hiện nay con số đó đã lên đến khoảng 18%. Dù chênh lệch hơn 6% nhưng con số cụ thể là hàng nghìn trường.

Ngoài chính sách chung của nhà nước nhằm khuyến khích các nhà đầu tư thì các địa phương cũng có chính sách riêng như miễn thuế, tạo điều kiện về đất đai, tín dụng, cắt giảm các thủ tục hành chính nên đã khuyến khích hệ thống cơ sở giáo dục ngoài công lập phát triển. Có thể kể đến một số địa phương có tỷ lệ trường ngoài công nghiệp cao như: Đà Nẵng (66.03%), Bình Dương (66.02%), Thành phố Hồ Chí Minh (62.83%), Bà Rịa Vũng Tàu (33.33%), Đồng Nai (30,98%), Hà Nội (30.58%), Hải Phòng (28.74%), Lâm Đồng (24.45%). Bên cạnh đó, nhiều địa phương đã rất linh hoạt, chủ động, nỗ lực trong huy động toàn xã hội tham gia phát triển GDMN.

PV: 5 năm triển khai NQ 29 cũng cho thấy còn rất nhiều khó khăn với bậc học mầm non. Việc thiếu trường lớp vẫn diễn ra, đặc biệt các khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất. Theo ông, cần có giải pháp gì để từng bước khắc phục tình trạng này?

Ông Nguyễn Bá Minh: Những năm gần đây, các khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước và nhu cầu cao về lao động tại khu công nghiệp, khu chế xuất dẫn tới sự gia tăng dân số khu vực này. Điều này kéo theo nhu cầu thiết yếu về giáo dục, đặc biệt là nhu cầu gửi trẻ mầm non của công nhân.

Theo số liệu thống kê, tính đến tháng 12/2016, toàn quốc có khoảng 325 khu công nghiệp được thành lập. Số lao động trong các khu công nghiệp khoảng gần 3 triệu người; trong đó khoảng 1,2 triệu là nữ. Sự gia tăng dân số cơ học tạo áp lực cho các trường công lập vì hầu hết các địa phương đều thiếu quy hoạch dự báo trước.

Trên toàn quốc hiện nay có khoảng 1.500 nhóm lớp độc lập tư thục. Những nhóm lớp này giá rẻ, phục vụ được nhu cầu của con em công nhân, tuy nhiên điều kiện đảm bảo an toàn trong các cơ sở này rất hạn chế.

Để giải quyết tình trạng thiếu trường lớp các khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các địa phương tiếp tục thực hiện Chỉ thị 09 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh các giải pháp phát triển trường lớp ở khu công nghiệp, khu chế xuất. Đồng thời hướng dẫn các địa phương thực hiện tốt công tác quy hoạch mạng lưới trường lớp theo hướng chuẩn, khoa học, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và xây dựng hệ thống quy chuẩn trường lớp mầm non để các địa phương làm căn cứ để xây dựng quy hoạch;

Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang trình Thủ tướng Chính phủ đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho GDMN, giáo dục phổ thông và đề án Phát triển GDMN đến 2025.

Ngoài ra, cũng cần cường kiểm tra, giám sát các địa phương trong việc phát triển trường lớp, đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ mầm non, cũng như trong việc thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển GDMN ngoài công lập theo quy hoạch chung của địa phương.

PV: Thiếu giáo viên mầm non là vấn đề được nhắc đến nhiều trong thời gian qua, để giải quyết được vấn đề này cần những giải pháp gì?

Ông Nguyễn Bá Minh: Có thể chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên mầm non hiện nay. Thứ nhất là số trẻ đến trường càng ngày càng tăng và tăng rất nhanh, mỗi năm trẻ mầm non đến trường tăng 250.000 trẻ trong toàn quốc, đặc biệt ở các tỉnh có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đông dân cư.

Thứ hai là trong bối cảnh hiện nay, tổng chỉ tiêu biên chế giáo viên ở các tỉnh gần như không tăng do chúng ta đang thực hiện chủ trương tinh giảm biên chế. Số lượng giáo viên tuyển ở các cấp học phổ thông có xu hướng thừa so với nhu cầu nên không còn biên chế cho giáo viên mầm non. Ở địa phương không cân đối được, trong khi số giáo viên phổ thông thừa nhưng điều chuyển xuống dạy các bậc học khác thì lại không phù hợp.

Ngày 4/11/2013, Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Mục tiêu tổng quát của Nghị quyêt về GDMN như sau: Đối với GDMN, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1. Hoàn thành phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015, nâng cao chất lượng phổ cập trong những năm tiếp theo và miễn học phí trước năm 2020. Từng bước chuẩn hóa hệ thống các trường mầm non. Phát triển GDMN dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp với điều kiện của từng địa phương và cơ sở giáo dục.

Thứ ba, việc thực hiện tinh giảm biên chế đối với ngành giáo dục còn bất cập và mang tính cơ học, thiếu giáo viên mầm non theo định mức nhưng các địa phương không được hợp đồng lao động với giáo viên nên không thể bố trí đủ giáo viên để giúp các giáo viên thực hiện công việc đỡ áp lực.

Để giải quyết vấn đề thiếu giáo viên các địa phương cần thực hiện sắp xếp mạng lưới trường lớp theo hướng giảm các điểm trường lẻ, tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn lực. Đồng thời cần tăng cường xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích các tổ chức cá nhân thành lập trường mầm non ngoài công lập, lập phương án chuyển một số trường mầm non công lập ra ngoài công lập ở những nơi có khả năng xã hội hóa cao để các trường ngoài công lập có thể chủ động bố trí giáo viên, xây dựng cơ chế chính sách chuyển một số trường công lập sang hình thức trường công lập tự chủ.

Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cần phối hợp với Bộ Nội vụ nghiên cứu tham mưu chính phủ điều chỉnh sửa đổi bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức nói chung và viên chức giáo dục nói riêng một cách hiệu quả.

PV: Thưa ông, chúng ta vẫn nói tới vai trò quan trọng của bậc học mầm non, bậc học đầu đời hay bậc học nền tảng để tạo đà cho các bậc học tiếp theo. Tuy nhiên, nhìn từ thực tiễn, sự quan tâm tới bậc học này vẫn chưa thực sự tương xứng. Để có thể đạt được các mục tiêu đã đặt ra của bậc học mầm non theo Nghị quyết 29, đâu sẽ là những việc mà Đảng, Nhà nước và toàn xã hội cần tập trung chăm lo cho bậc học này?

Ông Nguyễn Bá Minh: Chúng ta thấy rằng, mặc dù thời gian qua, GDMN đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận song vẫn còn rất nhiều khó khăn đối với bậc học này.

Để tạo điều kiện cho bậc học mầm non phát triển, Nhà nước cần có cơ chế chính sách để đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất trường lớp theo hướng chuẩn, đáp ứng yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Phải đảm bảo đội ngũ giáo viên về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, giáo viên mầm non được xã hội tôn vinh, được trả lương xứng đáng với vị trí và tính chất nghề nghiệp.

Đặc biệt, cần quan tâm hơn nữa để trẻ mầm non được hưởng các chế độ chính sách ưu tiên và điều kiện tốt nhất về chăm sóc giáo dục trong môi trường an toàn, thân thiện.

PV

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gia Lâm: Nhiều hoạt động thiết thực hướng về người lao động trong Tháng Công nhân

Gia Lâm: Nhiều hoạt động thiết thực hướng về người lao động trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đề nghị các cấp Công đoàn huyện dồn sức, hợp lực tập trung tổ chức các hoạt động thiết thực, hiệu quả hướng về cơ sở, người lao động để Tháng Công nhân thực sự trở thành ngày hội của công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện.
Hội nghị lần thứ 4 Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII: Cho ý kiến vào 13 nội dung

Hội nghị lần thứ 4 Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII: Cho ý kiến vào 13 nội dung

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam khóa XIII tổ chức hội nghị lần thứ 4, cho ý kiến vào 13 nội dung; trong đó tập trung bàn các giải pháp xây dựng đội ngũ Chủ tịch Công đoàn cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là Chủ tịch Công đoàn doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước.
Quận Đống Đa: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Tháng Công nhân" năm 2024

Quận Đống Đa: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Tháng Công nhân" năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận Đống Đa tổ chức Lễ phát động “Tháng Công nhân”, “Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động” năm 2024 và phát động thi đua cao điểm 95 ngày chào mừng 95 năm thành lập Công đoàn Việt Nam.
Khẩn trương tìm kiếm 4 người mất tích trong vụ chìm thuyền tại Quảng Ninh

Khẩn trương tìm kiếm 4 người mất tích trong vụ chìm thuyền tại Quảng Ninh

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 40/CĐ-TTg ngày 25/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục sự cố chìm thuyền trên sông Chanh thuộc địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

(LĐTĐ) Giá xăng trong nước hôm nay (25/4) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Theo đó, giá xăng E5 RON 92 giảm 310 đồng/lít, có giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, có giá bán là 24.910 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm mạnh 730 đồng/lít, có giá bán là 20.710 đồng/lít.
Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Theo ghi nhận, giá vàng SJC bán ra trong chiều 25/4 đã giảm so với phiên giao dịch buổi sáng, tuy nhiên vẫn trụ vững quanh mốc 84 triệu đồng/lượng.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên

Lãnh đạo thành phố Hà Nội tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 24 và 25/4, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn làm Trưởng đoàn đã đến thành phố Điện Biên Phủ bắt đầu chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Điện Biên với nhiều hoạt động ý nghĩa.

Tin khác

Hướng dẫn ghi Phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT

Hướng dẫn ghi Phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 cần đọc kỹ hướng dẫn để ghi Phiếu đăng ký dự thi chính xác, đồng thời phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã khai trong Phiếu.
Từ hôm nay (24/4), học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Từ hôm nay (24/4), học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Từ hôm nay (24/4) đến hết ngày 26/4, các trường phổ thông sẽ cấp cho học sinh đang học lớp 12 năm học 2023-2024 tài khoản và mật khẩu đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024. Học sinh có thể thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi ngay sau khi được cấp tài khoản và mật khẩu, đến hết ngày 28/4.
Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Chiều 23/4, quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024.
Hội Chữ thập đỏ Bình Dương trao học bổng cho học sinh khó khăn

Hội Chữ thập đỏ Bình Dương trao học bổng cho học sinh khó khăn

(LĐTĐ) Đây là một trong những hoạt động hưởng ứng Tháng Nhân đạo năm 2024, gắn với kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Ngày Quốc tế Lao động 1/5.
Khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong học sinh

Khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong học sinh

(LĐTĐ) Sự kiện “Adventure with words - Phiêu lưu cùng con chữ” vừa diễn ra tại Trường Tiểu học Lômônôxốp Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh.
Nhiều ý tưởng sáng tạo về bảo vệ môi trường tại Global Children's Designathon 2024

Nhiều ý tưởng sáng tạo về bảo vệ môi trường tại Global Children's Designathon 2024

(LĐTĐ) Cuộc thi khoa học toàn cầu Global Children’s Designathon 2024 với chủ đề “Make it Circular - Designing for a better future” (Sức mạnh của thiết kế vòng tròn - Thiết kế vì một tương lai tốt đẹp hơn) vừa diễn ra tại Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Ban Mai (quận Hà Đông, Hà Nội) đã thu hút sự quan tâm, chú ý và tham gia đông đảo của học sinh.
202 học sinh tiểu học tham dự vòng chung khảo Cuộc thi Olympic tiếng Anh

202 học sinh tiểu học tham dự vòng chung khảo Cuộc thi Olympic tiếng Anh

(LĐTĐ) Ngày 21/4, tại Trường Đại học Công đoàn (quận Đống Đa, Hà Nội), 202 thí sinh đã tham dự vòng chung khảo Cuộc thi Olympic tiếng Anh cấp tiểu học thành phố Hà Nội năm học 2023-2024. Đây là những thí sinh đã vượt qua hơn 1.000 thí sinh đến từ 490 trường tiểu học trên khắp địa bàn thành phố Hà Nội.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

(LĐTĐ) Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”, hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…
Danh sách các đơn vị được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh

Danh sách các đơn vị được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh

(LĐTĐ) Tính đến tháng 4/2024, có 34 cơ sở giáo dục đại học được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Sôi nổi Vòng Chung kết cuộc thi “Sàn đấu Anh ngữ V - Champions 2024"

Sôi nổi Vòng Chung kết cuộc thi “Sàn đấu Anh ngữ V - Champions 2024"

(LĐTĐ) Thực hiện Chương trình công tác Đội và phong trào Thiếu nhi Thủ đô năm học 2023-2024; thiết thực chào mừng kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (15/5/1941-15/5/2024), 70 chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), Hội đồng Đội thành phố Hà Nội phối hợp với Anh văn Hội Việt Mỹ VUS miền Bắc tổ chức Vòng chung kết cuộc thi Sàn đấu Anh ngữ V - Champions năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động