Giảm tối đa hỏa hoạn: Luật phải được thực thi nghiêm
Xử lý ngạt khói thế nào khi bị hỏa hoạn? |
Luật gia Nguyễn Văn Hậu. |
PV: Trong thời gian qua có rất nhiều vụ hỏa hoạn xảy ra và chính qua mỗi vụ hỏa hoạn đã lộ rõ những yếu kém, bất cập trong công tác quản lý việc tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy (PCCC). Theo ông, nguyên nhân cốt lõi của vấn đề này nằm ở đâu?
Luật gia Nguyễn Văn Hậu: Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những vụ hỏa hoạn liên tiếp xảy ra tại các chung cư cao tầng và các khu dân cư. Đầu tiên là xuất phát từ sự chủ quan, thiếu cẩn trọng, thiếu hiểu biết của chính những người dân trong việc xây lắp, sử dụng những thiết bị, vật dụng dễ gây ra cháy nổ trong gia đình.
Một nguyên nhân nữa là do công tác PCCC ở nhà chung cư còn chưa được đảm bảo: Hệ thống báo cháy kém chất lượng, không có hệ thống thoát hiểm, không trang bị phương tiện chữa cháy…do đó, nhiều vụ hỏa hoạn mặc dù có thể khắc phục được nhưng do phát hiện chậm trễ và không có phương tiện cũng như cách thức dập lửa đúng cách dẫn đến đám cháy lan rộng và gây ra thiệt hại nghiêm trọng. Ngoài ra, thì cũng có nhiều trường hợp một số người còn cố tình sử dụng bảo quản phương tiện, hóa chất dễ gây cháy nổ vì mục đích cá nhân nào đó dẫn đến gây ra hỏa hoạn.
Có ý kiến cho rằng, hiện nay nhiều hành vi cố tình vi phạm các quy định về PCCC vẫn chưa bị xem xét xử lý trách nhiệm hình sự, dẫn đến tình trạng “nhờn luật”. Quan điểm của ông như thế nào về vấn đề này?
Hiện nay các hành vi cố tình vi phạm các quy định về PCCC của các cá nhân, tổ chức đa phần chỉ bị xử lý hành chính. Bởi lẽ, pháp luật Hình sự hiện hành quy định chỉ khi nào mà những hành vi vi phạm pháp luật PCCC trên dẫn đến hỏa hoạn xảy ra và gây thiệt hại trên thực tế thì mới xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân liên quan. Do đó, đa phần các cá nhân tổ chức hoặc vì chủ quan, hoặc vì họ xem nhẹ các hình thức xử phạt hành chính hiện nay mà bỏ qua công tác an toàn PCCC.
Vì vậy, trước thực tế hiện nay rất nhiều vụ hỏa hoạn xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng về người và của, thiết nghĩ, các cơ quan ban ngành có liên quan cần có phương án trình Quốc hội về việc xem xét xử lý trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân tổ chức vi phạm an toàn PCCC mà không cần phải có hậu quả xảy ra, một mặt đảm bảo tính răn đe của pháp luật. Nếu chỉ xử phạt vi phạm hành chính thì còn quá nhẹ, còn chờ “có thiệt hại” xảy ra để truy cứu trách nhiệm hình sự thì mọi việc đã quá muộn, phòng ngừa vẫn là ưu tiên nhất.
Cháy quán karaoke trên đường Trần Thái Tông (quận Cầu Giấy, Hà Nội). |
Nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng, hiện nay Luật Phòng cháy và chữa cháy còn nhiều lỗ hổng, bất cập… đã khiến việc chấp hành pháp luật về PCCC còn lơ là. Theo ông, Luật Phòng cháy và chữa cháy cần sửa đổi, bổ sung gì nhằm bịt những lỗ hổng, bất cập này?
Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 đã được sửa đổi bổ sung năm 2013 và có hiệu lực từ 1/7/2014 đã khắc phục được rất nhiều những hạn chế bất cập của Luật cũ như: Chưa quy định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, hộ gia đình trong việc chỉ đạo, tuyên truyền, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC; chưa quy định cụ thể, đầy đủ về điều kiện bảo đảm an toàn PCCC đối với các loại hình công trình đặc thù về cháy, nổ; chưa quy định đầy đủ, cụ thể chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát PCCC… Tuy nhiên, sau hơn 2 năm có hiệu lực thì Luật sửa đổi cũng còn một số vấn đề còn tồn đọng, đơn cử là lực lượng cảnh sát PCCC, ngoài các chức năng, nhiệm vụ được quy định trong Luật thì nhiều nhiệm vụ quan trọng khác như công tác cứu nạn, cứu hộ PCCC... còn được quy định tại các văn bản dưới luật nên cơ sở pháp lý không cao.
Hiện nay, Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy đã quy định về nguyên tắc hoạt động cứu nạn, cứu hộ; các tình huống cơ bản trong cứu nạn, cứu hộ; về lực lượng và nhiệm vụ của lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ; cơ chế phối hợp giữa các lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ và bảo đảm điều kiện cho hoạt động cứu nạn, cứu hộ. Quyết định trên mặc dù đã tạo được cơ sở pháp lý cho việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ của các lực lượng này nhưng phạm vi điều chỉnh chưa mang tính bao quát để điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong thực tiễn hoạt động cứu nạn, cứu hộ.
Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ của lực lượng PCCC quy định tại quyết định này vẫn còn nhiều bất cập về tổ chức, hoạt động cứu nạn, cứu hộ, các điều kiện bảo đảm cho hoạt động cứu nạn, cứu hộ, thống nhất chỉ huy, điều hành trong cứu nạn, cứu hộ và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác cứu nạn, cứu hộ. Vì thể, cần cụ thể hóa những quy định trên trong những văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn như Luật và Nghị định để tạo hành lang pháp lý cho các đơn vị này thực hiện có hiệu quả chức năng và nhiệm vụ của mình.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Cuối tháng 7/2016, theo Cảnh sát PCCC TP Hà Nội, qua kiểm tra tổng số 1075 công trình nhà cao tầng trên địa bàn TP (trong đó có 916 công trình đã đưa vào hoạt động, 151 công trình đang thi công, 8 công trình đang tạm dừng hoạt động) có 38 công trình không thực hiện, thực hiện không đầy đủ các quy định của pháp luật về PCCC, không tổ chức khắc phục các nội dung còn tồn tại, thiếu sót về PCCC đã được Cơ quan Cảnh sát PC&CC kiến nghị, công trình đưa vào sử dụng nhưng chưa được nghiệm thu về PCCC, không đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC. Trong thời gian tới đơn vị này sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiến hành kiểm tra, xử lý nghiêm các công trình nhà cao tầng còn tồn tại vi phạm quy định về PCCC, đồng thời hướng dẫn đơn vị chủ quản khắc phục những nội dung tồn tại, thiếu sót về PCCC, nhằm đảm bảo an toàn về PCCC, tạo tâm lý yên tâm cho người dân sinh sống, làm việc tại các tòa nhà, chung cư cao tầng. |
Hoàng Duy – Hoài Anh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới
Tập trung chăm lo Tết cho người lao động
Lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua trong công nhân
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 24/12/2024 06:12
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Môi trường 23/12/2024 14:12
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Đô thị 23/12/2024 06:08
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Giao thông 22/12/2024 18:11
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025
Giao thông 20/12/2024 13:50
Hà Nội: Cháy ngùn ngụt kho lốp ô tô trên phố Nguyễn Cảnh Dị
Phòng chống cháy nổ 20/12/2024 08:24