Giải tỏa chợ cóc, chợ tạm: Cần giải pháp đồng bộ

Hà Nội đã quyết liệt với việc dẹp chợ cóc, chợ tạm nhưng chỉ được một thời gian ngắn đâu lại vào đấy. Nhiều người cho rằng, nếu không giải quyết được gốc rễ của vấn đề thì tình trạng chợ cóc, chợ tạm sẽ vẫn còn tái diễn.
Kiên quyết giải tỏa chợ cóc, chợ tạm
Chợ cóc cản trở giao thông
Chợ cóc “quây” bệnh viện

Một lý do khiến chợ cóc vẫn tồn tại, theo ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, đó là do quá thiếu chợ dân sinh. Sau khi giải tỏa chợ cóc, các quận, huyện không đủ địa điểm, diện tích để bố trí các hộ đang kinh doanh tại các tụ điểm di chuyển vào, nhất là trong khu vực nội thành. Mặc dù Hà Nội đã xây dựng một số chợ truyền thống thành trung tâm thương mại trị giá vài trăm tỷ đồng, nhưng do bố trí gian hàng không hợp lý, giá thuê đắt, người tiêu dùng phải gửi xe máy khi vào, khiến các trung tâm thương mại này ế ẩm.

Trên thực tế, ở nhiều nơi người dân thực sự có nhu cầu nhưng lại chưa được đáp ứng nên phát sinh chợ cóc, chợ tạm. Chị Trần Thanh Vân, bán rau tại chợ cóc Trung Tự cho biết, chị đã nhiều lần di chuyển quanh các khu chợ tạm ở gần đây, không chỗ nào ngồi được lâu vì cứ được một thời gian là chính quyền dẹp bỏ. “Vẫn biết mình ngồi bán hàng ở đây không ổn nhưng nếu di chuyển sang chỗ khác thì vắng khách. Khu vực này đông dân cư, nhu cầu mua bán của người dân cao nên cũng đành “tặc lưỡi” để mưu sinh” - Chị Vân bộc bạch.

Chuyên bán rau củ tại chợ cóc này, chị Nguyễn Thị Loan chia sẻ, “Tôi rất lo khi biết Hà Nội quyết dẹp chợ cóc. Hầu hết mọi người bán hàng ở đây đều buôn bán nhỏ lẻ, ít vốn, nên không có tiền thuê sạp hàng trong chợ, chúng tôi mong thành phố có những giải pháp phù hợp vừa thuận tiện cho người dân cũng như giúp chúng tôi có chỗ mưu sinh”. Thực hiện năm trật tự và văn minh đô thị UBND thành phố Hà Nội đã có chỉ thị rà soát, giải tỏa chợ cóc, chợ tạm báo cáo TP trước ngày 15/4. Theo đó yêu cầu các quận, huyện, thị xã, lập kế hoạch đăng ký chỉ tiêu giải tỏa các chợ cóc, chợ tạm lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, gây mất an toàn giao thông, nhất là đối với các tụ điểm dọc quốc lộ, tỉnh lộ, đầu mối giao thông. Tinh thần chỉ đạo của thành phố khá quyết liệt, xác định rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân trong việc giải tỏa chợ cóc, chợ tạm. Tuy nhiên, từ thực tế trong thời gian qua, rất cần những cách làm sáng tạo, thiết thực, sâu sát để đạt sự đồng thuận.

Giải tỏa chợ cóc, chợ tạm: Cần giải pháp đồng bộ

Hàng bày bán tràn xuống cả lòng đường, hè phố gây mất vệ sinh và ANTT.

Theo ông, Đinh Quốc Trung, Phó chủ tịch UBND phường Trung Tự, chợ cóc Trung Tự đã nhiều lần bị dẹp bỏ, chính quyền phường ra quân quyết liệt nhưng cũng chỉ được vài ngày sau đó, kẻ bán người mua lại tấp nập. Nguyên nhân là do xung quanh toàn nhà tập thể, dân cư tập trung đông và người dân có nhu cầu mua bán cao. Nếu không có chỗ này, người dân sẽ phải di chuyển rất xa thì mới mua được thực phẩm hàng ngày, trong bối cảnh mọi người đều bận bịu với công việc và con cái nên tâm lý “tranh thủ” thường trực, khiến cho chợ cóc dẹp mà không xóa được. UBND phường đã rà soát và lập danh sách chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn để báo cáo quận, phương án như thế nào thì vẫn còn chờ chỉ đạo. Trước mắt, phường sẽ “quản” để chợ không phát sinh tình trạng gây mất vệ sinh và an ninh trật tự”, ông Trung cho biết.

Nhiều chuyên gia cho rằng, có lẽ Hà Nội nên thay biện pháp “cấm” thành “quản”, bố trí một số khu đất trống chưa sử dụng làm chợ tạm, có BQL để giữ trật tự vệ sinh môi trường, hoặc lập tổ tự quản từ chính các hộ kinh doanh. Cần áp dụng mức phí hợp lý, vừa phải với những hộ kinh doanh trong khu vực chợ này, bởi nếu thu phí cao thì sẽ không giữ họ ở lại lâu, rồi họ lại ra vỉa hè. Ngoài ra, TP cũng có thể lấy một quận làm thí điểm để rút kinh nghiệm, đánh giá, tìm ra cơ chế phối hợp hiệu lực, hiệu quả từ đó triển khai, mở rộng ra toàn thành phố.

Địa bàn Hà Nội hiện có hàng trăm chợ cóc, chợ tạm tự phát, dù chính quyền địa phương đã nhiều lần vào cuộc, nhưng nếu không có biện pháp giải quyết phù hợp thì rất khó dẹp bỏ. Điều đáng nói, dù Hà Nội đã xây dựng một số chợ truyền thống thành trung tâm thương mại trị giá vài trăm tỷ đồng, như Trung tâm thương mại chợ Mơ, Trung tâm thương mại chợ Hàng Da, Trung tâm thương mại Cửa Nam…, nhưng do bố trí gian hàng không hợp lý, giá thuê đắt nên hoạt động kinh doanh tại các công trình chợ kết hợp trung tâm thương mại nói trên hầu như không hiệu quả, chưa thu hút được người dân đến đây mua bán.

Đô thị văn minh, hiện đại thì không thể để tình trạng chợ cóc, chợ tạm phát triển tràn lan, tự phát. Do đó cùng với việc xóa bỏ chợ cóc, chợ tạm, các cơ quan chức năng cũng cần xây dựng, nâng cấp, bổ sung những chợ dân sinh phù hợp, đáp ứng nhu cầu mua bán, sinh hoạt của người dân, bảo đảm đúng công năng, yêu cầu và cả điều kiện hạ tầng. Được biết, hiện nay trên địa bàn có 426 chợ, trong đó có 160 chợ tại khu vực thành thị (chiếm trên 37%), 266 chợ tại khu vực nông thôn (chiếm trên 62%). Theo tiêu chuẩn phân hạng chợ, Hà Nội có 14 chợ hạng một, 68 chợ hạng hai, 309 chợ hạng ba và 35 chợ chưa phân hạng.

Tuấn Trần

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận phối hợp với UBND quận Hà Đông tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); biểu dương “Công nhân giỏi - Lao động giỏi” năm 2024.
Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

(LĐTĐ) Ngày 25/4, quận Bắc Từ Liêm tổ chức vòng chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 năm 2024. Tham gia vòng chung khảo có 15 nhà giáo có thời gian công tác ít nhất 3 năm liên tục trở lên.
Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tiếp tục chuỗi hoạt động tại tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố dẫn đầu đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.
Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân - dân Nghệ An”; cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.
Du lịch Thủ đô triển khai nhiều hoạt động, chương trình hấp dẫn dịp 30/4 - 1/5

Du lịch Thủ đô triển khai nhiều hoạt động, chương trình hấp dẫn dịp 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch trên địa bàn Thành phố nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, xây dựng các sản phẩm mới phù hợp nhu cầu, thị hiếu, đáp ứng nhu cầu của du khách.
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

(LĐTĐ) Những ngày cuối tháng Tư, chúng tôi có dịp về làng An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên - nơi đã từng ghi đậm dấu tích minh chứng cho lịch sử của Thành An Thổ trong phong trào Cần Vương chống Pháp và là nơi sinh của đồng chí Trần Phú, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.
Công viên Nước Hồ Tây sẵn sàng đón khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Công viên Nước Hồ Tây sẵn sàng đón khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Với vị trí đắc địa trên đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Công viên Nước Hồ Tây được biết đến như một “Thiên đường giải trí hiện đại” đã sẵn sàng đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Tin khác

Tổng kết Chương trình "Vì an toàn giao thông Thủ đô"

Tổng kết Chương trình "Vì an toàn giao thông Thủ đô"

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tại trường THPT Trương Định (quận Hoàng Mai), Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Văn phòng Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Công an thành phố Hà Nội tổ chức Lễ tổng kết trao giải Chương trình truyền thông "Vì an toàn giao thông Thủ đô" năm 2023.
TP.HCM: Phòng tránh ùn tắc tại các trung tâm đăng kiểm

TP.HCM: Phòng tránh ùn tắc tại các trung tâm đăng kiểm

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đề nghị các trung tâm đăng kiểm (TTĐK) hoạt động trên địa bàn tăng cường công tác kiểm định xe cơ giới, tránh tình trạng ùn tắc.
Nguyên nhân khiến các bến xe “đìu hiu”?

Nguyên nhân khiến các bến xe “đìu hiu”?

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, lượng hành khách vào các bến xe có xu hướng giảm mạnh, cùng với đó là hàng loạt đơn vị vận tải tuyến cố định thông báo cắt lốt, ngừng hoạt động. Thực trạng này khiến các bến xe ngày càng vắng vẻ, thưa thớt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bến bãi, điều này đòi hỏi các ngành chức năng cần có giải pháp tháo gỡ.
Ngày 25/4: Hà Nội ngày nắng, đêm có lúc có mưa rào và dông

Ngày 25/4: Hà Nội ngày nắng, đêm có lúc có mưa rào và dông

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 25/4, khu vực Hà Nội ngày nắng, đêm có lúc có mưa rào và dông, nhiệt độ cao nhất là 34 độ C.
10 trường học tại quận Ba Đình đồng loạt triển khai “Cổng trường an toàn giao thông”

10 trường học tại quận Ba Đình đồng loạt triển khai “Cổng trường an toàn giao thông”

(LĐTĐ) Sáng 24/4, UBND quận Ba Đình, Công an quận Ba Đình, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đồng loạt triển khai mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” tại 10 điểm trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn quận.
Dự báo thời tiết ngày 24/4: Hà Nội nhiều mây, mưa rào và dông vài nơi

Dự báo thời tiết ngày 24/4: Hà Nội nhiều mây, mưa rào và dông vài nơi

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 24/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, ngày có mưa rào và dông vài nơi, nhiệt độ cao nhất là 31 độ.
Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông

(LĐTĐ) Để thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã tăng cường lực lượng, phương tiện, thường xuyên tuần tra, kiểm soát xử lý các vi phạm theo các chuyên đề như: Chở hàng quá tải trọng, quá khổ, tự ý cải tạo phương tiện, chạy quá tốc độ, học sinh không đội mũ bảo hiểm...
Nhanh chóng dập tắt đám cháy kho xưởng gỗ ở huyện Thanh Trì

Nhanh chóng dập tắt đám cháy kho xưởng gỗ ở huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Đám cháy xảy ra tại kho chứa phụ kiện gỗ ở xóm 4, thôn Việt Yên, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì. Diện tích kho bị cháy khoảng 50m2. Lực lượng chức năng đã khẩn trương xử lý ngăn cháy lan và dập tắt đám cháy...
Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, xe buýt Thủ đô vận hành thế nào?

Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, xe buýt Thủ đô vận hành thế nào?

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) vừa công bố kế hoạch phục vụ hành khách đi lại bằng xe buýt trong các ngày trước, trong và sau kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Những tuyến đường hạn chế phương tiện trong dịp lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Những tuyến đường hạn chế phương tiện trong dịp lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Chiều 23/4, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết đơn vị vừa có khuyến cáo giao thông phục vụ lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Theo đó, trong thời điểm diễn ra hoạt động sơ duyệt, tổng duyệt và chương trình chính thức, hạn chế phương tiện có trọng tải lớn, xe vận tải hành khách đường dài di chuyển trên quốc lộ 6, quốc lộ 279 và quốc lộ 12 từ Sơn La, Lai Châu đi Điện Biên và ngược lại.
Xem thêm
Phiên bản di động