Giải pháp nào lấp “lỗ hổng” pháp lý?
Những vụ bạo hành kinh hoàng
Bạo hành trẻ em không phải đến bây giờ mới được đề cập. Thực tế, đã có không ít những vụ bạo hành khiến dư luận xôn xao.
Khoảng cuối năm 2017, vụ bạo hành trẻ xảy ra ở cơ sở mầm non Mầm Xanh (quận 12, TPHCM) một lần nữa khiến cộng đồng bức xúc. Trong clip, 3 cô giáo tại Trường Mầm non Tư thục Mầm Xanh có cách “răn đe”, giáo dục trẻ hết sức tàn nhẫn. Cụ thể, dụng cụ những giáo viên này sử dụng để dạy dỗ các bé từ 12 tháng đến 5 tuổi là can nhựa, ống nhôm, chổi, dao...
Đáng nói, hành động đánh đập, bạo hành trẻ em này có sự tham gia của bà Linh - chủ cơ sở mầm non.Theo đó, khi các bé đang ngồi trong bàn ăn, phía cửa sổ thì một phụ nữ được cho là giáo viên trong cơ sở mầm non này đã dùng hai tay nhấc bổng một bé tiến về phía cửa sổ. Đáng nói, người này liên tục dốc đầu trẻ xuống dưới, hai chân trẻ ngược lên trên làm nhiều người xem phải đứng tim.
Trước đó không lâu là vụ bạo hành trẻ xảy ra tại điểm giữ trẻ số 214/77 Nguyễn Oanh, phường 17, quận Gò Vấp, TP HCM. Tại cơ sở này, người dân đã ghi lại cảnh bảo mẫu bạo hành lúc cho trẻ ăn. Theo đó, hai bảo mẫu bắt trẻ nằm ngửa ra, liên tục múc cháo đổ vào miệng, bé nào không nuốt thì bị đánh vào đầu, vào mặt để khóc phải há miệng ra. Có những bé nuốt không kịp, bị ói ra liền bị cô giữ trẻ đánh vào đầu, vào đùi và mặt.
Mới đây nhất ngày 26/7 là vụ bé Ngọc D., ở trường mầm non Ánh Sao Vàng (Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) bị cô giáo Phúc (SN 1992) đánh bầm tím mặt, rạn xương hàm. Nguyên nhân được xác định là do cháu Diễm ăn cơm ở trường bị nôn ói, thay vì dỗ dành cháu thì cô Phúc đã la mắng, dùng tay tát nhiều lần vào mặt khiến cho cháu bé bị hoảng loạn, ám ảnh tâm lý...
Ảnh minh họa |
Theo tìm hiểu, cho trẻ vào trường mầm non công lập từ lâu được xem là lựa chọn hàng đầu của các bậc phụ huynh. Thế nhưng, trong những năm gầm đây, tình trạng trường mầm non công lập quá tải diễn ra thường xuyên.
Cụ thể, ở TP Hồ Chí minh, chỉ tính riêng quận Tân Phú mỗi năm có thêm 800 – 900 trẻ đi học nhưng số lượng trường thì không tăng, hầu như năm nào trường cũng quá tải. Số lượng trẻ trung bình ở mỗi lớp đều hơn 50 trẻ/lớp.
Ở Hà nội, tình trạng thiếu trường mầm non công lập cũng nhức nhối không kém. Theo tìm hiểu, mỗi năm Hà Nội có từ 25.000 đến 30.000 trẻ đến tuổi học mầm non. Ðể đáp ứng nhu cầu này, phải xây thêm từ 40 đến 60 trường/năm, đòi hỏi kinh phí rất lớn.
Nhiều phụ huynh vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên chấp nhận gửi con vào cơ sở mầm non không đủ điều kiện, dẫn đến thành lập nhiều nhóm lớp mầm non tư thục không bảo đảm chất lượng.
Thắt chặt công tác quản lý
Số lượng trẻ đi học ở các nhà trẻ ngày càng tăng, các trường mầm non tư nhân đua nhau mọc lên ngày càng nhiều. Việc mở các nhà trẻ tư nhân để chăm sóc trẻ em, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của các bậc phụ huynh bận rộn sớm tối là điều hoàn toàn hợp lý.
Thế nhưng, vấn đề chất lượng các nhà trẻ như thế nào, có đủ tiêu chuẩn để hoạt động hay không, hệ thống cơ sở vật chất, chất lượng giáo viên, đạo đức phẩm chất của giáo viên… cần phải được các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát một cách chặt chẽ.
Nhìn từ các vụ bạo hành, theo ông Nguyễn Ngọc Sinh - Chuyên viên tư vấn luật (Công ty Cổ phần tư vấn DLS Việt Nam) nguyên nhân ở đây một phần có lẽ do các cơ quan chức năng đã có phần buông lỏng quản lý đối với các cơ sở mầm non tư thục này. Theo ông Sinh, muốn giải quyết triệt để được vấn đề bạo hành trẻ em thì chế tài xử phạt phải đủ sức răn đe.
Cụ thể, căn cứ theo Luật Trẻ em 2016, tại Khoản 6, Điều 4 đã quy định rõ: Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.
Nếu một người có hành vi vi phạm Khoản 6, Điều 4 Luật Trẻ em thì có thể sẽ phạm tội "Hành hạ người khác" được quy định tại Điều 110 Bộ Luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009.
Luật đã quy định rõ mức xử phạt đối với hành vi bạo hành trẻ em, thế nhưng hình phạt này chưa đủ sức răn đe đối với những hành vi liên quan. Ví dụ, ở vụ bạo hành ở trường mầm non tư thục Mầm Xanh, người bị xử phạt nặng nhất mức án nặng nhất chỉ là 2 năm 6 tháng tù, còn 2 người còn lại được hưởng tù treo.
Để hạn chế tình trạng trẻ em bị bạo hành trong các cơ sở giáo dục, ông Nguyễn Ngọc Sinh cho rằng, cốt lõi nằm ở phía các cơ quan chức năng. Nói cách khác, cần hạn chế việc cấp phép hoạt động cho các cơ sở mầm non tư nhân, thay vào đó nên đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng các trường mầm non công lập.
“Đối với các cơ sở tư nhân các cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi cấp phép hoạt động cho các cơ sở mầm non tư nhân cần phải thẩm định được một cách toàn diện cả về cơ sở vật chất cũng như khả năng nuôi dạy, phẩm chất đạo đức của cơ sở mầm non tư nhân đó.
Tránh trường hợp, thẩm định qua loa, xong chuyện, đến khi sự việc được phơi bày mới tiến hành điều tra, đình chỉ. Cần tăng cường cơ chế phối hợp giám sát chất lượng hoạt động sau cấp phép của các cơ sở mầm non ngoài công lập, xử lý nghiêm vi phạm; nhất là tăng cường thực hiện phân cấp quản lý, trách nhiệm của UBND xã, phường với nhóm trẻ, lớp mầm non tưthục.
Bắt buộc các cơ sở mầm non tư nhân phải lắp đặt hệ thống camera, giám sát tất cả các hoạt động ăn uống, ngủ nghỉ của cả cô và trẻ. Đặc biệt cần phải rà soát và xử phạt nặng các cơ sở mầm non tư nhân chưa được cấp phép vẫn ngang nhiên tổ chức trông giữ trẻ để tránh trường hợp có chuyện không hay xảy ra” - Chuyên viên tư vấn luật Nguyễn Ngọc Sinh, chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Tin khác
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Giáo dục 02/11/2024 06:17
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục 01/11/2024 20:58
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh
Giáo dục 01/11/2024 20:36
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng
Giáo dục 01/11/2024 18:26
Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 9/11
Giáo dục 01/11/2024 06:42
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài
Giáo dục 30/10/2024 21:02
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”
Giáo dục 29/10/2024 06:58