Ghi âm, ghi hình nguỵ trang: Cấm kinh doanh, không cấm sử dụng
Quy định về sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình: Bảo đảm tối đa quyền riêng tư | |
Mới chỉ là dự thảo | |
Nhà báo, người dân không được dùng thiết bị nguỵ trang ghi âm, ghi hình? |
Quy định “chỉ có cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội mới được sử dụng thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng ghi âm, ghi hình, định vị” sẽ khiến cho những người đấu tranh tiêu cực, hoặc nhà báo điều tra phải sử dụng những thiết bị khó khăn... |
Trong buổi họp báo thường kỳ Quý I, đại diện Bộ Tư pháp nêu quan điểm về việc hạn chế công dân sử dụng các thiết bị ghi âm, ghi hình nguỵ trang...
Dự thảo Nghị định quy định điều kiện kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị đã và đang được Bộ Công an đưa ra lấy ý kiến, trong đó nhiều người quan tâm đến quy định hạn chế sử dụng các thiết bị ghi âm, ghi hình nguỵ trang và đây cũng là điều mà báo chí đặc biệt quan tâm trong buổi họp báo thường kỳ Quý I của Bộ Tư pháp, diễn ra sáng nay (26/4).
Theo ông Lê Đại Hải, Phó vụ trưởng Vụ pháp luật, Dân sự, kinh tế (Bộ Tư pháp), Dự thảo Nghị định về điều kiện kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng ghi âm, ghi hình, định vị đã được gửi đến Bộ Tư pháp tới 3 lần. Bộ Tư pháp cũng đã hai lần thẩm định Nghị định này nhưng Chính phủ chưa ban hành được với lý do trong danh mục được ban hành kèm Luật Đầu tư, thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng ghi âm, ghi hình, định vị chưa có tên trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Chỉ đến kỳ họp vừa qua, Quốc hội mới thông qua Luật sửa đổi, bổ sung điều 6, bổ sung phụ lục danh mục của Luật Đầu tư trong đó đã bổ sung vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện và đến chiều qua (25/4), Bộ Tư pháp đã tổ chức hội đồng thẩm định dự thảo nghị định này, hiện đang hoàn thiện báo cáo thẩm định để trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Về quy định “chỉ có cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội mới được sử dụng thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng ghi âm, ghi hình, định vị” sẽ khiến cho những người đấu tranh tiêu cực, hoặc nhà báo điều tra phải sử dụng những thiết bị khó khăn, ông Hải cho biết:
“Quan điểm của Bộ Tư pháp là Nghị định này quy định điều kiện đầu tư kinh doanh mặt hàng này, nên chỉ quy định những tổ chức, cá nhân nào đáp ứng điều kiện gì thì được kinh doanh, chứ không điều chỉnh phần sử dụng hay điều chỉnh việc ai được sử dụng thiết bị này” - ông Hải giải thích.
“Chúng tôi có quan điểm, trong luật khác đã quy định đầy đủ việc ai được làm việc gì. Hiến pháp quy định về nguyên tắc, mọi tổ chức, cá nhân được làm những gì luật không cấm, mà muốn cấm cũng phải quy định trong luật. Trong Nghị định này, thẩm quyền của Chính phủ cũng không thể quy định cấm anh A, anh B được sử dụng thiết bị C, thiết bị D. Đó là về mặt nguyên lý, không được quy định trong nghị định, muốn cấm phải quy định trong luật”, ông Hải nêu rõ quan điểm.
Theo Phó vụ trưởng Vụ pháp luật - Dân sự - kinh tế, hiện nay có rất nhiều luật và nên “Nhà báo hoạt động theo Luật Báo chí. Nếu Luật Báo chí cho phép các nhà báo được quyền sử dụng thì các nhà báo được quyền sử dụng. Trong Luật bảo vệ an ninh quốc gia hay trong Luật tố tụng quy định cơ quan tiến hành tố tụng được sử dụng thiết bị a, b, c thì họ được làm”.
“Hay Bộ luật dân sự quy định đời tư được bảo vệ thế nào, anh nào sử dụng thiết bị không được phép, xâm phạm đời tư của cá nhân mà không được họ cho phép thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”, ông Hải nêu ví dụ.
Phó vụ trưởng Vụ pháp luật - Dân sự - kinh tế cho biết, cơ quan chức năng sẽ hoàn thiện báo cáo thẩm định theo hướng Nghị định này chỉ quy định một phía: ai, đáp ứng điều kiện gì thì được kinh doanh mặt hàng này mà không quy định đối tượng sử dụng mặt hàng đó.
“Tôi theo dõi trên báo chí, nhiều người lo lắng nghị định này ra thì ảnh hưởng tới đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, nhà báo bị ảnh hưởng đến tác nghiệp... Ví dụ trong xử phạt giao thông, họ lo ngại dùng điện thoại quay phim, chụp hình thì bị cấm. Tôi xin giải thích là không phải như vậy”, ông Hải khẳng định và cho rằng, điềm cần làm rõ là thế nào thiết bị ghi âm, ghi hình định vị được gọi là ngụy trang?.
"Nếu điện thoại, nhà sản xuất công bố công khai nó có chức năng ghi âm, ghi hình thì chúng ta dùng bình thường, không gọi là ngụy trang. Chỉ những thiết bị núp dưới những vật dụng khác để giấu đi chức năng ghi âm, ghi hình, ví dụ vào nhà tắm, họ sử dụng một thiết bị ghi âm ghi hình núp dưới dạng móc áo, ta cứ nghĩ là móc áo nhưng hình ảnh riêng tư của chúng ta bị ghi lại, xâm phạm đời tư thì cái đó mới bị nghị định này điều chỉnh", ông Hải giải thích.
Theo Xuân Hưng/Vnmedia
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình
Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025
Long Biên: Ra mắt Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở thứ hai
VinFast miễn phí sạc pin cho tất cả ô tô điện đến ngày 30/6/2027
Cựu phó Giám đốc Sở thừa nhận tổ chức chuyến bay giải cứu là cơ hội tăng thu nhập
Techcombank hỗ trợ khách hàng gấp rút hoàn thiện, đăng ký sinh trắc học trước giờ “G”
Tin khác
Tin vui: Người dân được nhận 2 tháng lương hưu, trợ cấp BHXH trước Tết
Tin mới 24/12/2024 08:21
Đánh giá tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt
Tin mới 24/12/2024 08:07
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Tin mới 19/12/2024 14:40