Ngăn chặn sử dụng công nghệ cao để gian lận thi cử
Nâng cao cảnh giác và nghiệp vụ tuyệt đối không để tin tặc tấn công Chiến công của lực lượng phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao |
Gian lận thi cử ngày càng tinh vi
Không khó để người có nhu cầu tìm mua được các thiết bị ghi âm, ghi hình ngụy trang trên môi trường mạng. Chỉ cần gõ cụm từ “tai nghe siêu nhỏ”, ngay lập tức sẽ trả về hàng nghìn kết quả về những thiết bị này.
Công an thành phố Hà Nội từng phát hiện “lò” cung cấp thiết bị công nghệ cao, phục vụ gian lận thi cử. |
Qua tìm hiểu của phóng viên, càng gần những ngày thi, trên các trang mạng xã hội hoặc cửa hàng online đăng tải nhiều thông tin rao bán, cho thuê các thiết bị công nghệ cao như: Camera ngụy trang, tai nghe siêu nhỏ, micro siêu nhạy… Theo quảng cáo trên một số trang này, thiết bị tai nghe của Nokia sẽ sử dụng sim như điện thoại thông thường. Máy này kết hợp với tai nghe hạt đậu nhỏ nhét sâu trong tai không sợ bị lộ. Người ở nhà gọi điện vào số lắp trong máy Nokia đó, máy ở chế độ rung im lặng sẽ tự nhận cuộc gọi là truyền âm thanh lên tai. Có thể đàm thoại hai chiều, ngồi trong phòng thi có thể trao đổi với người ở nhà. Thậm chí còn có loại nhỏ hơn nữa, chỉ cần một áo sơ-mi cổ dày một chút, rạch cổ áo và nhét thiết bị vào trong, rất khó phát hiện. Giá cả thì cũng tùy nhu cầu, mua trọn bộ từ 1,5 - 3 triệu đồng, thuê trong ngày từ 200.000 - 500.000 đồng…
Đối chiếu với các văn bản pháp luật, luật sư Phạm Hải Long thông tin, người thực hiện hành vi gian lận trong thi cử có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi gian lận trong thi cử với các tội danh như: Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ với khung hình phạt cao nhất là phạt tù từ 10 năm đến 15 năm (Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015); Tội nhận hối lộ với khung hình phạt cao nhất là phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình (Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015)… |
Về vấn đề này, Chỉ huy Đội An ninh giáo dục, Phòng An ninh Chính trị nội bộ (Công an thành phố Hà Nội) cho biết, gian lận thi cử ngày càng tinh vi, nếu trước đây, “công nghệ gian lận” là những chiếc điện thoại hình thù như thẻ ATM, móc khóa, cục tẩy thì hiện nay có hàng trăm dạng ngụy trang khác mà giám thị ở các kỳ thi khó phát hiện. Việc mua bán thiết bị công nghệ phục vụ cho mục đích gian lận trong thi cử đang là vấn đề đặc biệt được dư luận quan tâm, nhất là ở kỳ thi Trung học phổ thông được xem là kỳ thi quan trọng nhất năm đang diễn ra…
Một trong những vụ việc được phát hiện vào ngày 2/7 vừa qua, trinh sát Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Hải Phòng phối hợp các đơn vị chức năng kiểm tra một đối tượng đang thực hiện hành vi mua bán thiết bị công nghệ cao phục vụ gian lận thi cử, thu giữ 15 bộ thiết bị tai nghe siêu nhỏ. Mở rộng điều tra, công an đã triệu tập và xác định Lê Xuân Tùng (34 tuổi, ở Phú Thọ) là đối tượng đầu mối bán thiết bị trên. Cơ quan chức năng đã thu giữ 14 bộ thiết bị tai nghe siêu nhỏ, 3 camera ngụy trang cùng hàng trăm linh kiện điện tử để lắp ráp thành các thiết bị ghi âm, ghi hình ngụy trang phục vụ gian lận trong thi cử.
Hành vi phạm pháp cần ngăn chặn
Tại Hội nghị trực tuyến về công tác tổ chức thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2022, Thiếu tướng Lê Minh Mạnh - Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm ứng dụng Công nghệ cao (A05), Bộ Công an cho biết, các đối tượng sử dụng thiết bị công nghệ cao để gian lận thi cử với thủ đoạn hết sức tinh vi, được tổ chức kỹ lưỡng, xây dựng thành quy trình, sử dụng kết hợp nhiều loại thiết bị ghi âm, ghi hình ngụy trang, quay chụp tài liệu, liên lạc giữa bên trong phòng thi với bên ngoài. Các đối tượng cầm đầu lên mạng tìm kiếm người có thể giải đề thi gộp thành 1 nhóm, sau đó tập hợp những thí sinh có nhu cầu gian lận, trước khi thi đã được tập huấn rất kỹ càng. Thí sinh vi phạm thường sử dụng camera dạng cúc áo và điện thoại chính là thiết bị trung gian được sử dụng để đối tượng bên ngoài điều khiển, kết nối với thí sinh thực hiện hành vi vi phạm.
Tràn lan hoạt động mua bán thiết bị “siêu nhỏ". |
“Việc chúng ta cho các em mang thiết bị không kết nối vào phòng thi, sau đó các cơ quan chức năng phải đánh giá thiết bị có kết nối hay không cũng rất khó khăn, buộc cơ quan chức năng phải triển khai thiết bị chuyên dụng mới có thể đánh giá thiết bị này có chức năng phát sóng hay không. Vì vậy, chúng tôi đề xuất là tất cả các thiết bị ghi âm ghi hình đều không được mang vào phòng thi”, Thiếu tướng Lê Minh Mạnh. Đại diện Cục A05 cũng nhấn mạnh, vi phạm quy chế thi, đặc biệt là để lộ lọt đề thi, hành vi sao chụp đề thi trong thời gian làm bài là vi phạm pháp luật hình sự về bảo vệ bí mật Nhà nước, cần hướng dẫn, răn đe ngăn ngừa hành vi này…
Dưới góc độ pháp lý, luật sư Phạm Hải Long (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho rằng, gian lận trong thi cử là hành vi vi phạm pháp luật. Có thể hiểu gian lận trong thi cử là hành vi gian dối trong hoạt động thi cử và được thể hiện qua các hành vi như mang tài liệu, vật dụng không được phép mang vào phòng thi, làm bài hộ hoặc trợ giúp thí sinh, đánh tráo bài thi, sửa điểm, chấm thi sai. Đây là điều hiển nhiên mà có lẽ ai cũng biết. Thế nhưng, vì những lợi ích trước mắt, nhiều người đã cố tình vi phạm mà không lường được những hậu quả phải gánh chịu. Đồng thời, việc sử dụng các thiết bị công nghệ cao để gian lận trong thi cử là vi phạm qui chế thi. Những trường hợp này khi bị phát hiện trong phòng thi, dù có sử dụng hay không thì đều bị xử lý nghiêm theo quy định.
Theo quy định tại Điều 22 Luật Giáo dục, hành vi gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh là một trong những hành vi bị nghiêm cấm. Như vậy, hành vi gian lận trong thi cử, (đặc biệt là gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông) là hành vi vi phạm pháp luật ở mức độ nghiêm trọng, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Công an Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng, chống ma túy tại các bến xe
Công an Thủ đô thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy 31/10/2024 20:42
Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị
Trật tự đô thị 24/10/2024 13:06
Công an Hà Nội giành Cúp vàng Liên hoan Truyền hình Phát thanh Công an nhân dân
Văn hóa 24/10/2024 07:37
Công an quận Hà Đông triệt phá đường dây trộm cắp, tiêu thụ xe máy liên tỉnh
Công an Thủ đô thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy 19/10/2024 15:06
Công an Hà Nội hoàn thành tốt nhiệm vụ diễn tập khu vực phòng thủ năm 2024
Công an Thủ đô thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy 19/10/2024 15:05
Nhiều kết quả trong tuyên truyền Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
Công an Thủ đô thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy 15/10/2024 22:48
Sôi nổi hội thi giữa những tổ hòa giải cơ sở quận Hà Đông
Nhịp sống Thủ đô 08/10/2024 21:54
Lắng đọng Chương trình: "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"
Tôi yêu Hà Nội 05/10/2024 15:35
Công an quận Bắc Từ Liêm cảnh báo thủ đoạn mới của đối tượng cướp giật tài sản
Công an Thủ đô thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy 03/10/2024 06:17
Bộ Công an công nhận 15 đơn vị thuộc Công an Hà Nội đạt Công an phường kiểu mẫu
Nhịp sống Thủ đô 27/09/2024 12:53