Nhà báo, người dân không được dùng thiết bị nguỵ trang ghi âm, ghi hình?

Nhiều ý kiến cho rằng đề xuất “chỉ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội mới được sử dụng thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị phục vụ cho hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm” của Bộ Công an, là vi hiến và hạn chế hoạt động giám sát của người dân cũng như quyền tác nghiệp của báo chí, luật sư.
nha bao nguoi dan khong duoc dung thiet bi nguy trang ghi am ghi hinh Quy định đối với thiết bị ghi hình vi phạm giao thông
nha bao nguoi dan khong duoc dung thiet bi nguy trang ghi am ghi hinh Lạ lùng muốn ghi hình CSGT đang làm việc, phải xin phép!

Như PV đã thông tin, Bộ Công an đang lấy ý kiến rộng rãi về dự thảo Nghị định quy định điều kiện kinh doanh thiết bị, phần mềm nguỵ trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị.

Đáng chú ý nhất, khoản 3, Điều 4 dự thảo nghị định này đề xuất: “Chỉ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội được sử dụng thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị phục vụ cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng”.

nha bao nguoi dan khong duoc dung thiet bi nguy trang ghi am ghi hinh
Người dân ghi hình CSGT thực thi nhiệm vụ (Ảnh minh hoạ: Báo Giao thông)

Điều này ngay lập tức gặp phải phản ứng không đồng tình trong giới luật gia.

Trao đổi với PV, luật sư Ngô Ngọc Trai - Giám đốc Công ty Luật TNHH Công chính (Hà Nội) khẳng định, quy định được nêu trong dự thảo vô hình chung không cho phép người dân và doanh nghiệp được sử dụng các thiết bị để ghi âm ghi hình. Trong khi đó, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã có hiệu lực, tại Điều 94, Điều 95 quy định nguồn chứng cứ là các dữ liệu điện tử được thu thập; tổ chức cá nhân có quyền thu thập tài liệu chứng cứ bằng những biện pháp như thu thập tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, thông điệp dữ liệu điện tử.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 tới đây có hiệu lực cũng có quy định mới về dữ liệu điện tử ở chương về chứng cứ tại Điều 99: Dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử.

Dữ liệu điện tử được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác. Giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử được xác định căn cứ vào cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi dữ liệu điện tử; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu điện tử; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.

“Như vậy, việc người dân thu thập các dữ liệu điện tử làm chứng cứ để giải quyết các vụ án dân sự, hình sự là rất quan trọng đã được pháp luật quy định thành quyền của tổ chức cá nhân. Việc người dân sử dụng các thiết bị ghi âm ghi hình là hợp lẽ đúng đắn. Nhất là để người dân phòng vệ trước những thói lạm quyền tiêu cực của đủ mọi thành phần phổ biến trong xã hội hiện nay”- luật sư Trai phân tích.

Trong khi đó, luật sư Phạm Văn Phất - Trưởng văn phòng luật An Phát Phạm (Hà Nội) cho rằng, dự thảo nghị định do Bộ Công an chủ trì xây dựng có phạm vi điều chỉnh về điều kiện kinh doanh nhưng lại “gom” cả người sử dụng vào là vượt phạm vi và thẩm quyền của Chính phủ.

Hơn nữa, Hiến pháp 2013 đã có các điều khoản cho phép hạn chế quyền công dân, quyền con người nhằm mục đích an ninh quốc gia an toàn xã hội nhưng phải đảm bảo bằng những đạo luật chứ không thể bằng một nghị định như thế này.

Phó Chủ tịch Hội luật gia TPHCM Nguyễn Văn Hậu đề nghị ban soạn thảo xem xét lại đề xuất trong dự thảo trên, bởi hiện nay các quy định về xâm phạm bí mật đời tư hoặc xâm phạm đến an ninh quốc gia đã có các luật khác điều chỉnh.

“Trong khi người dân ngày càng sở hữu, sử dụng nhiều điện thoại thông minh có chức năng ghi âm, ghi hình, định vị, nếu thêm quy định cấm đoán kể trên thì sẽ dễ phức tạp”- ông Hậu nói.

Chung nhận định, luật gia Nguyễn Minh Tâm - Phó Tổng thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam, phân tích: Việc sử dụng điện thoại thông minh có chức năng ghi âm, ghi hình để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, đời sống hoặc thực hiện những mục đích tốt đẹp trong đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng là thuộc về quyền con người, quyền công dân theo tinh thần của Hiến pháp 2013. Đó cũng là quyền của chủ sở hữu tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Khẳng định đề xuất nêu trong dự thảo nghị định trên là vi hiến, nội dung của nghị định đã vượt quá phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, ông Nguyễn Minh Tâm đặc biệt lưu ý tới hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, luật sư sẽ bị ảnh hưởng.

“Đội ngũ nhà báo tác nghiệp báo chí, các luật sư hành nghề luật đều cần phải thu thập thông tin, tài liệu theo quy định của Luật Báo chí, Luật Luật sư và các bộ luật như tố tụng hình sự, tố tụng dân sự... Nếu bị cấm đoán trong một nghị định thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tác nghiệp của họ”- ông Tâm đánh giá.

Theo tìm hiểu của PV, sắp tới Bộ Tư pháp sẽ tổ chức cuộc họp với đại diện các bộ ngành liên quan để cho ý kiến, thẩm định dự thảo Nghị định quy định điều kiện kinh doanh thiết bị, phần mềm nguỵ trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị do Bộ Công an chủ trì xây dựng.

Ảnh hưởng tới hoạt động báo chí điều tra

Ông Phan Hữu Minh- Trưởng Ban Kiểm tra, Uỷ viên Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam- khẳng định, phóng viên hoạt động tác nghiệp điều tra buộc phải sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình để có bằng chứng thuyết phục. “Không ít trường hợp phải bí mật nên cần nguỵ trang các thiết bị ghi âm, ghi hình. Nếu bây giờ quy định chỉ có cơ quan chuyên trách mới được sử dụng thì vô hình chung sẽ hạn chế quyền tác nghiệp của báo chí đã được quy định trong Luật Báo chí”- ông Minh nói.

Theo Thế Kha/ Dân trí

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng “Quà tặng du lịch Hà Nội” trở thành thương hiệu mạnh

Xây dựng “Quà tặng du lịch Hà Nội” trở thành thương hiệu mạnh

Hàng trăm món quà đậm đà bản sắc văn hóa Thủ đô đã tạo nên một bức tranh đa sắc màu tại Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025. Trong ba ngày từ 11-13/4, không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng) trở thành nơi hội tụ tinh hoa nghề thủ công truyền thống, đây là cơ hội để du khách trong và ngoài nước khám phá chiều sâu di sản văn hóa Hà Nội.
Quận Nam Từ Liêm sẽ thông toàn tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài trước ngày 30/4

Quận Nam Từ Liêm sẽ thông toàn tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài trước ngày 30/4

Chào mừng Kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội phấn đấu hoàn thành và thông toàn tuyến Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài trước ngày 30/4.
LĐLĐ huyện Thường Tín: Đa dạng hình thức tuyên truyền trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Thường Tín: Đa dạng hình thức tuyên truyền trong đoàn viên, người lao động

Thời gian qua, để “mềm hóa” các văn bản pháp luật vốn khô khan, giúp đoàn viên, người lao động nắm bắt kịp thời các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín đã đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, bước đầu đem lại hiệu quả tích cực…
Ứng dụng công nghệ mới loại bỏ khối u không cần mổ

Ứng dụng công nghệ mới loại bỏ khối u không cần mổ

Kỹ thuật điều trị các khối u bằng sóng siêu âm hội tụ cường độ cao dưới hướng dẫn của siêu âm (US - HIFU) là phẫu thuật không xâm lấn - không dùng dao có hiệu quả đột phá trong điều trị u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, thai bám sẹo mổ lấy thai, u vú, các khối u lành tính và ác tính khác tại mô mềm, gan, thận, tụy, xương,…
Chính phủ quyết định giảm 30% tiền thuê đất cho người dân, doanh nghiệp

Chính phủ quyết định giảm 30% tiền thuê đất cho người dân, doanh nghiệp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 87 ngày 11/4 quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024. Nghị định quy định giảm 30% tiền thuê đất phải nộp của năm 2024 đối với người sử dụng đất.
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm trong quý II/2025

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm trong quý II/2025

Thực hiện Ch­ương trình công tác năm 2025 của Ban Chấp hành Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội, bám sát chương trình công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội và Đảng ủy Sở Công Thương Hà Nội, Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã chỉ đạo có hiệu quả công tác Công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trong quý I/2025. Trong thời gian tới, Công đoàn từ ngành đến cơ sở tập trung thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm.
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng tiếp tục đổi mới, hoạt động hiệu quả vì người lao động

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng tiếp tục đổi mới, hoạt động hiệu quả vì người lao động

Bên cạnh việc thực hiện tốt chức năng đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên và người lao động thì việc nâng cao đời sống tinh thần cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) luôn là nhiệm vụ trọng tâm của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hai Bà Trưng. Qua đó, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần và tăng cường sự gắn kết trong đội ngũ người lao động trên địa bàn quận.

Tin khác

Đề xuất hỗ trợ học phí cho học sinh phổ thông, mầm non tại các trường dân lập

Đề xuất hỗ trợ học phí cho học sinh phổ thông, mầm non tại các trường dân lập

Mức hỗ trợ học phí tối đa bằng mức trần học phí áp dụng đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên do Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành áp dụng tại địa phương theo từng năm học.
Toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Toàn văn phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 10/4, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc tại Trụ sở Trung ương Đảng. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Theo TTXVN, sáng 10/4, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường điều hành Phiên khai mạc.
Đề xuất “nới lỏng” chính sách cho nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Đề xuất “nới lỏng” chính sách cho nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch đã đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về trở lại quốc tịch Việt Nam. Theo đó, tất cả các trường hợp đã mất quốc tịch Việt Nam có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được xét trở lại quốc tịch Việt Nam.
Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 1/5/2025

Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 1/5/2025

Sáng 9/4, tại phiên họp thường kỳ tháng 3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An đã nghe và cho ý kiến vào dự thảo Đề án hợp nhất Báo Nghệ An và Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An.
TP.HCM: Xin cấp phép bắn pháo hoa dịp lễ 30/4

TP.HCM: Xin cấp phép bắn pháo hoa dịp lễ 30/4

Dự kiến Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tổ chức bắn pháo hoa trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Sửa Luật Cán bộ, công chức: Đề xuất bỏ quy định về ngạch công chức

Sửa Luật Cán bộ, công chức: Đề xuất bỏ quy định về ngạch công chức

Theo dự thảo Luật, hệ thống vị trí việc làm của công chức được xếp theo thứ bậc căn cứ vào tiêu chuẩn chức vụ, chức danh, bản mô tả công việc và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Đặt tên đơn vị hành chính mới: Không chỉ là danh xưng

Đặt tên đơn vị hành chính mới: Không chỉ là danh xưng

Một trong những vấn đề được người dân quan tâm là sau khi bỏ cấp quận, huyện, thị xã; sáp nhập xã, phường thì các tên phường, xã mới sẽ đặt như thế nào? Và theo tiêu chí nào?
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Sáng 7/4 (10/3 âm lịch), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng (thành phố Việt Trì, Phú Thọ), Chủ tịch nước Lương Cường cùng lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, các địa phương tham gia Lễ dâng hương, hoa, lễ vật Giỗ Tổ Hùng Vương.
TP.HCM: Sẽ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

TP.HCM: Sẽ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành kế hoạch tổ chức Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành và các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Xem thêm
Phiên bản di động