Em bác mà!
Sê gêm là cái gì? | |
Đúng là thế! | |
Nhất định rồi! |
- Đúng là thế thật. Nhớ lại chả cứ thời mình, cách nay khoảng chục năm thôi, cái không khí của ngày tựu trường nó sôi nổi lắm, háo hức lắm. Cả người lớn và trẻ em đều tất bật chuẩn bị cho ngày khai trường…
- Vậy tại sao giờ cái ngày khai trường có vẻ “lặng lẽ” quá nhỉ.
- Còn sao nữa, trước đây ngày đầu đến trường của một năm học bao giờ cũng là ngày 5/9, ngày Bác Hồ gửi thư cho các em học sinh. Nó ý nghĩa lắm, nên náo nức là phải.
- Thì giờ, trừ một số trường, còn lại đều vẫn khai giảng vào ngaỳ 5/9 mà.
- Dưng học sinh đến trường tập trung cả tháng nay rồi chú ơi.
- Đấy, em muốn bàn với bác cái chuyện “cả tháng nay đến trường”, bác thấy thế nào?
-Chả cần nói cũng biết. Cái đến trường sớm là không nên, đã gọi là nghỉ hè thì nên để cho các em nghỉ. Cả năm học hành đã căng thẳng, kỳ nghỉ hè là rất quan trọng, giúp các em có một tinh thần thoải mái để bước vào năm học mới.
-Dưng cũng có ý kiến cho rằng, nghỉ hè những 3 tháng là quá lâu. Học sinh lớn sẽ dễ “nhàn cư vi bất thiện”, không đến trường, ở nhà lại không ai quản rồi sinh chuyện nọ, chuyện kia. Học sinh nhỏ nếu không có “bán trú” thì ai trông.
-Nghĩa là biến nhà trường thành nhà trẻ. Đến trường coi như để trông trẻ, vậy cái gọi là “sinh hoạt hè” có ý nghĩa gì?
-Đấy, trước hết là ý nghĩa trông trẻ, sau là làm quen lớp, quen thầy…
-Thì ra là vậy. Nếu thế cái khoản tiền đóng cho “sinh hoạt hè” mỗi em 500 ngàn cũng chả thể gọi là phi lý được. Vậy mà tớ thấy nhiều người kêu thế. Họ còn nhân số học sinh lên, trường nào cũng thu tiền tỷ cả. Nghe cứ nghĩ có “tiêu cực”…
-Có “trông trẻ”, có “sinh hoạt”, có sử dụng lớp học… thì đóng phí là đúng, dưng vấn đề là có cần phải cho học sinh tựu trường trước ngày khai giảng như thế không?
-Theo em, tất nhiên là không, em nhắc lại cả năm các cháu đẫ học hành căng thẳng, nên cung cần có thời gian nghỉ ngơi, chuẩn bị cho năm học mới chứ.
-Tớ cũng đồng ý với chú là “không nên”, dưng về thời gian nghỉ hè 3 tháng là quá lâu. Theo tớ nghỉ 2 tháng là vừa.
-Bác thật mâu thuấn, đến trường trước cũng không nên, mà nghỉ lâu cũng không nên. Vậy ý bác là sao?
-Là nên rút ngắn thời gian nghỉ hè xuống 2 tháng bằng cách, thứ nhất là giảm tải chương trình, thứ hai là tăng số ngày nghỉ, như giữa hai học kỳ, nghỉ tết, nghỉ đông, nghỉ lễ…Như vậy tính về thời gian học vẫn đảm bảo, mà lại giảm bớt căng thẳng cho học sinh.
-Nghe bác nói có lý thế mà sao ngành Giáo dục (em nhớ hình như năm nào cũng cải cách, cũng thí điểm) sao không nghĩ ra nhỉ.
-Tớ cũng có nghĩ ra đâu. Đó là mô hình của các nước có nền giáo dục tiên tiến cả đấy.
-Dưng em thấy bác có đi “tây” bao giờ đâu mà bác biết?
-Chú hỏi lạ “5 châu bốn biển chưa hề biết, mà biết toàn cầu cả thế gian” có gì là lạ, học ở sách, ở nhận thức, ở các kênh truyền thông… Thế mới nói “không hề biêt” là chưa đến nước nào cả, mà lại “biết cả” thế mới là “biết”.
-Bác tài thật. Theo chỗ em biết, hình như năm nào ngành Giáo dục cũng có đoàn nọ, đoàn kia sang nước ngoài tham quan, học tập mà sao cái ý kiến của bác hay thế lại không áp dụng nhỉ.
-Muốn biết chú phải hỏi họ. Biết đâu cái ý kiến của tớ chỉ là phiến diện, họ chả tính nát nước ra rồi.
- Dù sao em vẫn muốn ngày khai trường giữ nguyên cái tâm trạng thủa nào: “Rộn rã lòng ai tiếng trống trường/ Mái trường nơi ấy vạn tình thương/ Thầy dậy nhiệt tình, trò chăm chỉ/ Miệt mài sách vở, dở từng chương…”
-Chú cũng văn thơ ra phết nhỉ.
-Em bác mà!
Thiện tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 21/11/2024 08:44
Đoàn kết vì mục tiêu chung
Bình luận 19/11/2024 08:54
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy
Thời sự 14/11/2024 11:29
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”
Thời sự 14/11/2024 09:10
Xây trường và học phí
Bình luận 12/11/2024 11:51
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai
Bình luận 07/11/2024 12:09
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Bình luận 05/11/2024 18:28
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00