Dùng giấy bạc bọc thực phẩm sao cho đúng?
Đựng đồ ăn trong ngăn đá bằng túi ni lông liệu có hại? | |
Sai lầm "chết người" khi dùng màng bọc thực phẩm cần loại bỏ ngay |
Nghiên cứu mới đã liên kết mức độ cao của nhôm trong thực phẩm và bệnh Alzheimer, bệnh xương và tỉ lệ tăng trưởng của tế bào não.
Giấy bạc được nhiều người sử dụng để nấu ăn và lưu giữ thực phẩm nhưng hiện nay các nhà khoa học cảnh báo rằng nó có thể làm cho sức khỏe của chúng ta gặp nguy hiểm.
Nhôm và sức khỏe
Trên tờ DailyMail đăng tải một báo cáo trong giáo sư hóa học Ghada Bassioni, từ Trường ĐH Ain Shams ở Ai Cập cho biết có những phản ứng phụ tiềm ẩn khi sử dụng nhôm để nấu ăn và chuẩn bị thức ăn.
Nhôm thường được tìm thấy trong pho mát, muối, thảo mộc, gia vị và ngô nhưng cũng được tìm thấy trong nhiều dụng cụ nấu ăn, thường được sử dụng trong giấy bạc (lá nhôm) và ngay cả trong quá trình thanh lọc nước uống.
Tổ chức Y tế Thế giới đã thiết lập mức độ sử dụng nhôm an toàn cho con người là 40 mg/kg thể trọng/ngày. Nhưng bà Bassioni nói: "Hầu hết mọi người đều tiếp xúc và nuốt nhiều hơn mức tiêu thụ đã được khuyến cáo an toàn mỗi ngày này."
Trong quá trình nghiên cứu chuyên sâu với một nhóm giáo sư, Bassioni đã tìm ra mối liên hệ giữa nhôm với các tình trạng của sức khỏe con người. “Ví dụ, nồng độ nhôm cao đã được phát hiện trong mô não của bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer. Các nhà khoa học đã kiểm tra cộng đồng người già mắc bệnh Alzheimer và kết luận rằng đó là một căn bệnh hiện đại phát triển từ những điều kiện sống thay đổi liên quan đến công nghiệp hóa của xã hội” - Bassioni nói.
Nhôm còn có những rủi ro về sức khỏe khác. “Nghiên cứu cũng cho thấy lượng nhôm cao chứa trong thực phẩm có thể gây hại cho một số bệnh nhân bị bệnh xương hoặc suy thận. Nó cũng làm giảm tốc độ tăng trưởng tế bào não của người” - cô ấy nói thêm.
Sử dụng giấy bạc trong nấu nướng sẽ gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe. Ảnh: Internet |
Tránh nấu ăn với giấy bạc
Với tất cả rủi ro đã được kiểm chứng này, điều quan trọng là xác định nồng độ nhôm khi nấu.
Thường thì khi chúng tôi chà rửa xoong chảo sạch sẽ, chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi đang làm lợi cho mình, nhưng bà Bassioni và nhóm của bà cho biết “chúng tôi đang thực sự làm hại hơn là tốt”.
“Bạn có thể thấy xoong, chảo hay các dụng cụ nấu ăn khác trong gia đình được lót bằng nhôm, song hầu hết chúng đều được oxy hóa, tạo ra một lớp trơ để ngăn không cho kim loại thấm vào thực phẩm. Tuy nhiên, khả năng này sẽ bị suy giảm rất nhiều sau mỗi lần bạn chà rửa nồi chảo khi nấu xong, lớp đó bị bào mòn và lúc này nhôm có thể thấm vào thực phẩm của bạn.
Chúng tôi được cho biết rằng thay vì cố gắng để có được dụng cụ nấu của chúng tôi sáng bóng, chúng ta nên để lại một “bảo vệ” mỏng mờ.
Khi nói đến giấy bạc, tiếc là không có giải pháp nào khác ngoài việc thoát khỏi thói quen sử dụng nó. “Lá nhôm hay còn gọi là giấy bạc là loại dùng một lần do đó bạn sẽ không thể tạo ra lớp trơ trước khi sử dụng chúng và nghiên cứu của tôi cho thấy sự di chuyển của nhôm vào thực phẩm trong quá trình nấu thức ăn được bọc trong lá nhôm vượt quá giới hạn cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới” - bà Bassioni nói.
Nhôm có nhiều khả năng bị “rò rỉ” trong thực phẩm ở mức cao hơn khi quấn quanh thực phẩm có tính acid như chanh, cà chua, muối, gia vị của bất cứ thứ gì có chứa cồn.
Nghiên cứu này cho thấy rằng nên hạn chế sử dụng giấy bạc để nấu. Thay vào đó Bassioni và nhóm của cô khuyên dùng thủy tinh hoặc đồ sứ khi chuẩn bị các món nướng.
Theo Hạ Quyên/Pháp luật Tp HCM
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00