Đừng đùa với Oresol dạng thực phẩm chức năng
Uống oresol không đúng cách: Nguy cơ gây biến chứng thần kinh nguy hiểm | |
Sử dụng thực phẩm chức năng thay Oresol: Cẩn thận tránh bị chết oan! |
Tác dụng ngược khi sử dụng oresol dạng TPCN
Oresol được biết đến là một loại thuốc dùng để bù nước và các chất điện giải bị mất do tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, tại một số nhà thuốc đã xuất hiện thêm nhiều loại TPCN gắn mác oresol “có thể bù được nước và chất điện giải” cho trẻ và một số nhà thuốc sẵn sàng tư vấn cho phụ huynh thay thế thuốc oresol thông thường. Chính việc nhầm lẫn giữa thuốc bù nước và chất điện giải với TPCN không những không thể giải quyết được tình trạng mất nước do tiêu chảy, mà còn gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ nhỏ.
Đơn cử như trường hợp của chị Nguyễn Thị Ngân (Nam Từ Liên, Hà Nội), theo lời tư vấn của hiệu thuốc đã mua loại oresol dạng TPCN cho con uống vì nghĩ 2 loại thuốc giống nhau. “Khi con bị tiêu chảy, tôi ra hiệu thuốc và được tư vấn mua TPCN có công thức y như oresol. Điều đặc biệt loại TPCN này được đóng gói dạng 10ml và được quảng cáo tốt hơn cả oresol thông thường.
Vì cháu nhà tôi rất lười uống thuốc nên tôi nghĩ thuốc ít lại mà công dụng tương tự nên mua dùng thử”, chị Ngân cho biết. Tuy nhiên, sử dụng thuốc dạng TPCN này trong vòng 2 ngày, cháu bé không đỡ tiêu chảy. Đáng lo ngại, trẻ có biểu hiện lả đi, da môi nhợt nhạt,… gia đình chị Ngân mới vội vàng đưa con vào viện cấp cứu. Tại bệnh viện, cháu bé được bác sĩ chẩn đoán mất nước độ 2 vì tiêu chảy cấp.
Như vậy, thay vì mua thuốc oresol, nhiều phụ huynh đã mua nhầm phải TPCN bù nước và điện giải. Theo các bác sĩ, trường hợp các bậc phụ huynh thiếu hiểu biết, mua nhầm thuốc là không hiếm. Vừa qua, tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai có tiếp nhận 3 trẻ nhập viện do tình trạng mất nước, tụt huyết áp, co giật và tiền sốc. Đáng nói, cả 3 cháu đều liên quan đến việc bù nước không đúng cách, bù nước bằng TPCN dạng oresol chứ không phải thuốc oresol
Bác sĩ Dũng cho biết: Oresol vốn là loại thuốc dùng cho trẻ em bị tiêu chảy, thường được đóng gói để pha thành dung dịch 1000ml, 500ml, 200ml nhằm phù hợp với lứa tuổi. Đã uống oresol là phải uống hàng trăm ml trở lên mới có tác dụng bồi phụ nước. Vậy mà loại TPCN này chỉ đóng gói dạng 10ml nhìn như thuốc, rất dễ gây nhầm lẫn cho người sử dụng. Trong trường hợp trẻ em bị tiêu chảy, mất nước trầm trọng mà lại sử dụng loại TPCN này sẽ gây tác dụng ngược.
Có nghĩa, loại oresol dạng TPCN này không giải quyết được tình trạng mất nước mà còn gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ nhỏ. “Dù chưa thể khẳng định các cháu mất nước do dùng TPCN dang oresol, nhưng các cháu bị mất nước nặng, trụy mạch đều liên quan đến loại thuốc này. Vì thế là một bác sĩ, tôi đề nghị có lẽ không nên cho sản xuất dạng TPCN này, bởi rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ do người ta nhầm tưởng TPCN dạng oresol cũng là thuốc oresol.. Nếu sản xuất phải ghi chữ thật to để người dân không nhầm lẫn. Và trẻ bị tiêu chảy nên dùng oresol dạng thuốc”, bác sĩ Dũng phân tích.
Oresol không thể dùng bừa bãi
Bên cạnh đó, nhiều hiệu thuốc bán chế phẩm oresol dạng chai pha sẵn, nhưng cũng luôn quảng cáo là TPCN để bán chạy hàng. Trong vai một người đi mua oresol vì bị tiêu chảy, phóng viên được chủ hiệu thuốc tư vấn mua chai oresol nước. Điều đáng nói, nhân viên nhà thuốc luôn miệng tư vấn đây là oresol dạng TPCN, với rất nhiều công dụng như: sản phẩm giúp giải khát, cung cấp năng lượng và các chất điện giải, vitamin cần thiết hàng ngày cho cơ thể, giúp tăng cường thể lực, giảm mệt mỏi, ngăn ngừa mất muối nước.
Bác sĩ Dũng cũng cho biết thêm, thực tế nhiều bậc phụ huynh giữ thói quen dùng oresol một cách bừa bãi. Phần lớn đều cho rằng, oresol là thực phẩm chức năng bổ trợ chống mất nước. Vì vậy, bất kể trẻ có biểu hiện chớm sốt, mệt mỏi hoặc ít uống nước nhiều cha mẹ nghĩ ngay đến việc bổ sung oresol. Theo bác sĩ Dũng chỉ khi trẻ bị mất nước, mất điện giải do tiêu chảy, nôn nhiều, kéo dài ngày và khi trẻ sốt cao mới cần được bù dung dịch oresol. Bác sĩ nhấn mạnh, khi cơ thể mất nước nếu uống nước không, chỉ có thể bù nước cho cơ thể chứ không có khả năng bù điện giải. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra, uống nước thêm sẽ làm nồng độ điện giải loãng hơn, cơ thể càng mệt mỏi và có thể tử vong nếu không cân bằng được điện giải. Chính vì vậy, khi cơ thể mất nước, nhất là với trẻ nhỏ, uống oresol là cách tốt và đảm bảo nhất bù cả nước và điện giải, giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. |
Trong khi giá của chai oresol được quảng cáo là TPCN này khá rẻ, chỉ dao động từ 10 – 15 nghìn đồng/ chai với thể tích 250ml. Trao đổi về vấn đề này, bác sĩ Dũng cũng cho biết: Tâm lý của nhiều người luôn chuộng TPCN vì nghĩ nó tốt. Bởi vậy, nên một số nhà thuốc lạm dụng quảng cáo để bán chạy hàng. Tuy nhiên, oresol dạng chai uống tiện lợi cũng có tác dụng tương tự như loại thuốc hòa vào nước chứ không phải TPCN. Với các vị thơm, lại không phải pha nên các bậc phụ huynh hay mua loại oresol dạng chai này cho trẻ nhỏ.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều chế phẩm oresol từ dạng bột, dạng viên cho đến dạng pha sẵn. Tuy nhiên, điều đầu tiên cha mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và pha đúng theo tỉ lệ khuyến cáo trên bao bì vì các gói đã được chia trọng lượng thích hợp với tỷ lệ nước. Bên cạnh đúng tỉ lệ, uống đúng cách là điều mà nhiều bậc phụ huynh phải lưu ý.
Trong trường hợp trẻ ra nhiều mồ hôi, cha mẹ có thể uống như uống nước bình thường, nhưng để có kết quả nhanh nhất thì có thể uống từng ngụm nhỏ, giữ lại hơi lâu hơn bình thường một chút ở khoang miệng rồi mới nuốt. Với trường hợp trẻ tiêu chảy, nôn phải uống từng thìa nhỏ để lượng nước vào miệng ít nhất, chỉ đủ để láng ướt khoang miệng, làm nước và điện giải được hấp thu ngay tại khoang miệng, không có khả năng (hoặc rất ít) chui xuống dạ dày.
Về liều lượng sử dụng, theo các khuyến cáo của bác sĩ, oresol liều lượng nhất định theo từng độ tuổi của trẻ nhỏ. Cha mẹ nên cho trẻ uống sau mỗi lần nôn/ tiêu chảy. Với những trẻ dưới 24 tháng tuổi, số lượng uống mỗi lần khoảng 50 - 100 ml và khoảng 500 ml/ngày; với trẻ từ 2 tuổi - 10 tuổi, mỗi lần trẻ uống từ 100 - 200 ml và mức sử dụng khoảng 1.000 ml/ngày; trẻ từ 10 tuổi trở lên, cha mẹ có thể cho trẻ uống đến khi hết khát với mức sử dụng tối đa khoảng 2.000 ml/ngày.
Bác sĩ Dũng cũng cho biết thêm, thực tế nhiều bậc phụ huynh giữ thói quen dùng oresol một cách bừa bãi. Phần lớn đều cho rằng, oresol là thực phẩm chức năng bổ trợ chống mất nước. Vì vậy, bất kể trẻ có biểu hiện chớm sốt, mệt mỏi hoặc ít uống nước nhiều cha mẹ nghĩ ngay đến việc bổ sung oresol.
Theo bác sĩ Dũng chỉ khi trẻ bị mất nước, mất điện giải do tiêu chảy, nôn nhiều, kéo dài ngày và khi trẻ sốt cao mới cần được bù dung dịch oresol. Bác sĩ nhấn mạnh, khi cơ thể mất nước nếu uống nước không, chỉ có thể bù nước cho cơ thể chứ không có khả năng bù điện giải. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra, uống nước thêm sẽ làm nồng độ điện giải loãng hơn, cơ thể càng mệt mỏi và có thể tử vong nếu không cân bằng được điện giải. Chính vì vậy, khi cơ thể mất nước, nhất là với trẻ nhỏ, uống oresol là cách tốt và đảm bảo nhất bù cả nước và điện giải, giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Suy hô hấp cấp do mắc sởi
Y tế 05/11/2024 16:17
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Y tế 05/11/2024 11:40
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36