Sử dụng thực phẩm chức năng thay Oresol: Cẩn thận tránh bị chết oan!
Xử phạt hàng loạt thực phẩm chức năng giả | |
Làm gì khi phải uống quá nhiều thuốc? |
Nói với PV LĐTĐ, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Khoa Nhi của bệnh viện đã từng gặp nhiều trường hợp trẻ bị tiêu chảy, mất nước. Thông thường với những trường hợp này, bác sĩ sẽ khám, kê đơn có dung dịch Oresol hoặc Hydrite… và hướng dẫn cách pha chế cho trẻ uống.
Mỗi loại Oresol lại có liều lượng và cách sử dụng khác nhau, bởi vậy các bậc phụ huynh cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi cho trẻ uống. |
Tuy nhiên, một số bậc phụ huynh phản ánh, khi mua thuốc tại các hiệu thuốc, chủ quầy thuốc đã tư vấn sử dụng một loại TPCN cũng dạng dung dịch bù nước, đựng trong ống khoảng 10ml để cho trẻ uống thay Oresol. “Tôi giật mình khi bố mẹ của trẻ cho biết, người bán thuốc tư vấn với loại sản phẩm này trẻ sẽ phải uống ít nước hơn nhiều so với các loại Oresol khác. Trẻ chỉ cần uống 1 ống 10ml đó, thay vì phải uống 250ml nước pha với mỗi gói Oresol trong vòng 4 tiếng đồng hồ”- PGS Dũng chia sẻ.
Nói về Oresol, PGS.Dũng cho hay, Oresol là một loại thuốc, là thành tựu khoa học của thế giới đã cứu sống hàng triệu trẻ em mắc tiêu chảy. Oresol là thuốc, giúp bù nước, điện giải khi bệnh nhân mất nước vì mắc bệnh sốt cao hoặc tiêu chảy. Khi trẻ bị tiêu chảy, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây rối loạn các chức năng của cơ thể, đe dọa tính mạng. Bởi vậy, mỗi khi bệnh nhân bị tiêu chảy, bác sĩ phải kê đơn có Oresol để bù lại nước.
Hiện nay, các hãng dược sản xuất Oresol với nhiều hàm lượng khác nhau, gói pha với 1 lít nước, pha với 200ml và pha với 500ml để phù hợp với từng đối tượng. Mỗi khi bị tiêu chảy, bệnh nhân phải uống hàng trăm ml Oresol để bù nước, điện giải bị mất đi trong cơ thể. Vậy nên, trường hợp sử dụng TPCN để hạn chế trẻ phải uống nước thay thế Ozesol rất nguy hiểm. Các chuyên gia y tế cho biết, với ống dung dịch bù nước được các chủ quầy thuốc giới thiệu thay thế Ozesol hiện nay, có thể có các chất phụ gia như tạo màu, mùi vị cho trẻ dễ uống nhưng không được sản xuất theo tiêu chuẩn của thuốc thì không thể nào đạt tiêu chuẩn điều trị bệnh.
Tuy nhiên, các thành phần ghi trên ống dung dịch này giống với thành phần các thuốc hoặc dung dịch bù nước điện giải thông thường khác nên khiến nhiều người nhầm lẫn, tưởng uống 10ml là đã đủ liều điều trị thì rất nguy hại, có thể khiến trẻ tử vong vì mất nước. PGS. Dũng cũng khẳng định: “Khi bị bệnh, người bệnh phải được uống thuốc điều trị, không được thay thế thuốc bằng TPCN. TPCN không phải là thuốc, không có tác dụng điều trị bệnh như thuốc và không thay thế được thuốc”.
Bên cạnh đó, các bác sĩ Nhi khoa luôn khuyến cáo các bậc phụ huynh hãy mua theo đúng đơn thuốc của bác sĩ cấp. Ngoài ra, tuyệt đối phải đọc kĩ hướng dẫn cách dùng, liều lượng của thuốc Oresol... nếu không sẽ gây tác dụng ngược. Cụ thể, nếu gói Oresol theo hướng dẫn pha với 200ml thì cần pha chính xác 200ml nước, vì như thế sẽ đạt nồng độ thẩm thấu phù hợp cho trẻ. Nếu pha quá loãng sẽ không có tác dụng bù nước, giá trị cung cấp điện giải sẽ kém đi, còn nếu pha đậm đặc với ít nước thì sẽ khiến trẻ bị ngộ độc muối và nguy hiểm đến tính mạng.
PGS. Dũng lý giải, nếu Oresol được pha đặc hơn so với khuyến cáo thì khi trẻ uống không khác gì uống một cốc nước muối. Uống Oresol với nồng độ quá đặc như thế sẽ khiến hàm lượng muối trong máu tăng lên, gây tình trạng ưu trương (quá nhiều muối trong máu).
Và khi nồng độ muối quá cao nên áp lực thẩm thấu trong máu cao hơn bình thường, “hút” nước từ tế bào ra khoảng kẽ, khiến tế bào bị mất nước nên bị “teo” lại. Lúc này, trẻ có biểu hiện da nhăn, khô, mắt trũng... Nguy hiểm nhất là khi tế bào não bị “teo”, gây tổn thương não khiến trẻ có các biểu hiện: Co giật, sốt cao, vật vã, kích thích nặng hơn nữa thì hôn mê... Thực tế, Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) từng tiếp nhận một bệnh nhân nhi ngộ độc muối do người nhà cho uống Oresol quá đậm đặc, không đúng quy định khiến trẻ bị phù não cấp tính nặng. Bệnh nhân tử vong sau 18 giờ dù đã được điều trị tích cực tại Khoa Hồi sức cấp cứu. Trước đó, bệnh nhi bị tiêu chảy và nôn ở nhà, mẹ bé đã cho con uống hết hơn 3 gói Oresol bằng cách pha từng ít một ra chén và cho trẻ uống liên tục vì thấy cháu vẫn khát.
Ngoài ra, PGS. Dũng cũng khuyến cáo các bậc phụ huynh dùng nước đun sôi để nguội, khuấy tan thuốc Osesol trong nước rồi mới cho trẻ uống. Không được pha với sữa, nước canh, nước trái cây... và tuyệt đối không cho thêm đường. Các bậc phụ huynh cũng không pha Oresol với nước khoáng vì nước này có sẵn thành phần khoáng sẽ làm sai lệch nồng độ thuốc. Ngoài việc bù nước, bù điện giải bằng Oresol, cha mẹ cũng cần cho trẻ uống thêm nước lọc, nước cam, chanh, đặc biệt cần liên tục theo dõi tình trạng của trẻ khi trẻ sốt, tiêu chảy… khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần đưa con đến các cơ sở y tế để khám và xử trí kịp thời.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00