Dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn II: Loay hoay giải phóng mặt bằng

Là dự án trọng điểm của thành phố, sử dụng vốn vay ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản, sau 9 năm khởi động, dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2015. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, dự án này vẫn đang loay hoay với công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) trong khi hiệp định vay ưu đãi với đối tác chỉ kéo dài đến hết năm nay.
Dự án trọng điểm Giao thông đô thị “đội giá”: Vì đền bù giải phóng mặt bằng
Hà Nội giải phóng mặt bằng kiểu ‘cuốn chiếu’

Dự án “rùa bò”

Theo phê duyệt ban đầu, dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn II (DA) đi qua địa bàn 8 quận nội thành và huyện Thanh Trì, có tổng diện tích đất thu hồi trên 311 ha, liên quan đến gần 8.991 trường hợp sẽ phải GPMB. Thời gian thực hiện DA từ tháng 12/2006 đến tháng 10/2010. Sau đó, đến ngày 12/6/2008, thành phố đã ra quyết định “Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung dự án đầu tư và kế hoạch đấu thầu của dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn II”, bổ sung một số hạng mục đầu tư như: Cống hóa mương Vôi Ba Nhất, chiều dài khoảng 250m, trên địa bàn quận Hai Bà Trưng nối ra sông Sét; cống hóa mương Giáp Nhị chiều dài khoảng 150m và cải tạo cầu L1 trên địa bàn quận Hoàng Mai; cống hóa mương Phương Mai, từ phố Lương Định Của đến sông Lừ dài khoảng 320m, trên địa bàn quận Đống Đa… Cải tạo, nạo vét một số hồ như hồ Hạ Đình, hồ Đầm Chuối. Xây dựng kênh E dài khoảng 1.000m nối từ hồ Linh Đàm vào hạ lưu sông Kim Ngưu. Cải tạo tuyến cống cũ Lò Đúc, xây dựng tuyến cống Trần Khát Chân… Do đó, thời gian thực hiện DA được điều chỉnh đến hết năm 2011.

Dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn II: Loay hoay  giải phóng mặt bằng
Công tác GPMB phục vụ dự án thoát nước giai đoạn 2 sẽ phải hoàn thành trước 30/8.

Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, vẫn còn 481 phương án đã phê duyệt nhưng người dân chưa nhận tiền và bàn giao mặt bằng. Số này chỉ chiếm khoảng 10% tổng diện tích đất cần thu hồi, nhưng đều nằm ở những vị trí quan trọng của các gói thầu, không thu hồi thì không thể thi công được. Trong các phương án tồn đọng nói trên, địa bàn quận Ðống Ða chiếm số lượng nhiều nhất, với 180 phương án đền bù, quận Hoàng Mai còn 135 phương án, chủ yếu nằm trên địa bàn các phường Hoàng Liệt, Thịnh Liệt. Ðịa bàn quận Thanh Xuân có 110 phương án, chủ yếu là các hộ dân ở ven hồ Khương Trung 1, ven sông Lừ, trong đó có 103 phương án thuộc hạng mục cải tạo hồ Khương Trung đã được phê duyệt bổ sung chính sách đền bù. Các quận Ba Ðình, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Tây Hồ và huyện Thanh Trì cũng đang tích cực tuyên truyền, vận động các hộ dân nhận tiền và bàn giao mặt bằng, đồng thời lập kế hoạch cưỡng chế để sẵn sàng triển khai khi cần thiết.

Có kịp tiến độ

Nhằm bảo đảm tiến độ dự án, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Quốc Hùng đã chỉ đạo các quận, huyện phải khẩn trương hoàn thành các thủ tục cưỡng chế theo luật định đối với những trường hợp cố tình chây ỳ, chống đối, dù đã giải quyết đầy đủ cơ chế, chính sách và tiến hành tuyên truyền, vận động. Hoàn thành công tác GPMB trước ngày 30/8.

Điều đáng nói, nguồn vốn vay ưu đãi của phía Nhật Bản chiếm tới 75,43% tổng mức đầu tư chỉ kéo dài đến hết năm nay, nếu quá thời hạn này dự án sẽ không được giải ngân. Nếu để chậm quá thời hạn nói trên, rất có thể DA sẽ bị “đội giá” vì sẽ phải trả phí cam kết cho việc kéo dài hợp đồng. Trao đổi về việc này, ông Đào Duy Cường, Phó Ban quản lý dự án, cho biết, vướng mắc lớn nhất dẫn đến chậm tiến độ là do GPMB, trong phạm vi chỉ giới đỏ của DA có nhiều hộ dân lấn chiếm, nhiều thửa đất đã được mua bán trao tay qua nhiều chủ, nhất là đất tại các khu vực rìa sông, nơi xen kẹt nên rất khó xác định phương án đền bù và chủ lô đất. Bên cạnh đó, chính sách về đất đai luôn thay đổi, mức tính đền bù cũng khác nhau trong các thời kỳ và mức đền bù thường có xu hướng tăng, nên một số hộ dân có tâm lý chây ỳ với hy vọng hưởng lợi hơn. “Nếu các quận, huyện vào cuộc một cách quyết liệt, bàn giao mặt bằng trong tháng 8, ban và các đơn vị liên quan sẽ nỗ lực bảo đảm hoàn thành cơ bản dự án đúng tiến độ đã đề ra”, ông Cường cho biết.

Được biết, ngoài công tác gỡ vướng trong tiến độ GPMB, đơn vị xây dựng còn đang gặp một số khó khăn trong quá trình thi công. Cụ thể, trong hạng mục cải tạo mương T6A Thành Công, thuộc địa bàn quận Ba Ðình, có một số phương án thu hồi đất nhỏ lẻ ngoài chỉ giới chưa được thực hiện. Sở TN&MT cần sớm ban hành giá đất để làm cơ sở lập bổ sung phương án để đơn vị sớm có mặt bằng hoàn thiện hạng mục. Tại khu vực thi công tuyến mương TE3 Thụy Khuê, thuộc địa bàn quận Tây Hồ, có khoảng 20 hộ dân nằm ngoài chỉ giới thu hồi đất nhưng lại có ban công đua ra từ 1 đến 2m, đơn vị thi công không thể đóng được cọc cừ, do đó cần có sự phối hợp của chính quyền địa phương để khắc phục tình trạng này.

Nhằm bảo đảm tiến độ dự án, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Quốc Hùng đã chỉ đạo các quận, huyện phải khẩn trương hoàn thành các thủ tục cưỡng chế theo luật định đối với những trường hợp cố tình chây ỳ, chống đối, dù đã giải quyết đầy đủ cơ chế, chính sách và tiến hành tuyên truyền, vận động. Hoàn thành công tác GPMB trước ngày 30/8. Thành phố rất quyết tâm trong việc hoàn thành DA đúng tiến độ, tuy nhiên để giải quyết 481 phương án trong vòng vẻn vẹn 1 tháng là không dễ, điều này rất cần sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành, BQL dự án và cả các đơn vị thi công, huy động mọi nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ, nhất là công tác GPMB.

Tuấn Trần

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đề xuất khôi phục gói tín dụng 110.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội

Đề xuất khôi phục gói tín dụng 110.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Đề nghị Bộ Xây dựng tiếp tục khôi phục lại gói tín dụng 110.000 tỷ đồng, lãi suất 4,8-5%, thời hạn vay tối đa 25 năm mà Bộ Xây dựng đã đề xuất trước đó để thực hiện chính sách nhà ở xã hội (NƠXH) của Luật Nhà ở 2023 đối với chủ đầu tư dự án và người mua, thuê mua NƠXH nhằm thực hiện Chương trình phát triển ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH trong giai đoạn 2021-2030.
Giá vàng SJC giảm, vàng nhẫn vẫn neo ở mức cao

Giá vàng SJC giảm, vàng nhẫn vẫn neo ở mức cao

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), sau ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, giá vàng miếng SJC chạm mốc 84 triệu đồng/lượng; nhẫn tròn trơn cao nhất 77,55 triệu đồng/lượng.
Tình tiết phim "Cuộc chiến sinh tồn: Hồi sinh" ngày càng gay cấn và khó đoán

Tình tiết phim "Cuộc chiến sinh tồn: Hồi sinh" ngày càng gay cấn và khó đoán

(LĐTĐ) Không ngừng làm khán giả căm phẫn vì lòng tham vô đáy và việc làm tàn ác, những nhân vật phản diện của "Cuộc chiến sinh tồn: Hồi sinh" đang được K+ phát sóng song song với Hàn Quốc, cũng có lúc "quay xe" cực gắt, lần lượt bộc lộ ưu điểm.
Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

(LĐTĐ) Theo Luật Đất đai năm 2024, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở, nhà ở nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở.
TRỰC TUYẾN: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

TRỰC TUYẾN: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024. Chương trình được truyền trực tuyến trên Báo Lao động Thủ đô điện tử cùng hai ấn phẩm Làm giàu, Lao động và Pháp luật.
Salah “nổ súng” vẫn không cứu nổi Liverpool

Salah “nổ súng” vẫn không cứu nổi Liverpool

(LĐTĐ) Rạng sáng 19/4, Liverpool thắng Atalanta 1- 0 trên sân Gewiss nhưng vẫn bị loại khỏi Europa League từ vòng tứ kết do đã để thua 0-3 ở lượt đi.
TRỰC TUYẾN ẢNH: 1.000 người dự Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

TRỰC TUYẾN ẢNH: 1.000 người dự Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 của thành phố Hà Nội được tổ chức tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô với sự tham gia của 1.000 đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Chương trình được truyền trực tuyến trên Báo Lao động Thủ đô điện tử cùng hai ấn phẩm Làm giàu, Lao động và Pháp luật.

Tin khác

Hà Nội: Tăng cường quản lý phòng thuê trọ có dạng “hộp ngủ”

Hà Nội: Tăng cường quản lý phòng thuê trọ có dạng “hộp ngủ”

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu tăng cường quản lý trật tự xây dựng đối với nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở dịch vụ cho thuê trọ, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có dạng “hộp ngủ” để kịp thời khắc phục các tồn tại, hạn chế.
Quán triệt tinh thần "từ sớm, từ xa" trong xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Quán triệt tinh thần "từ sớm, từ xa" trong xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024 trên tinh thần "từ sớm, từ xa", giải quyết dứt điểm những vấn đề còn ý kiến khác nhau, bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán trước khi trình lên cấp thẩm quyền xem xét, cho ý kiến.
Hết thời lo giữ tiền lẻ để gửi xe

Hết thời lo giữ tiền lẻ để gửi xe

(LĐTĐ) Nhiều năm trước, Hà Nội đã sớm “ấp ủ” các kế hoạch thu phí trông giữ phương tiện không dùng tiền mặt, nhưng thời điểm đó, dịch vụ và cả công nghệ thanh toán vẫn còn nghèo nàn, chưa tiện dụng. Nay mọi thứ đã thay đổi khi công nghệ thanh toán không tiền mặt đã phát triển vượt bậc với nhiều tiện ích và đa đạng hơn và đây là thời điểm thích hợp để tái khởi động các dự án thu phí không dùng tiền mặt với những đòi hỏi cao hơn, thiết thực hơn.
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông trong học đường

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông trong học đường

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm tự giác chấp hành Luật Giao thông cho người tham gia giao thông, nhất là đối với học sinh, huyện Thanh Trì đã tăng cường tuyên truyền pháp luật giao thông đến các trường học trên địa bàn huyện.
Hà Nội dự tính đầu tư cải tạo, xây mới 38 chợ trong giai đoạn 2024-2025

Hà Nội dự tính đầu tư cải tạo, xây mới 38 chợ trong giai đoạn 2024-2025

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, giai đoạn 2024-2025, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư xây mới 17 chợ (năm 2024 đầu tư xây dựng hoàn thành 5 chợ; năm 2025 hoàn thành 12 chợ), đồng thời, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 21 chợ.
Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự khu vực hồ Hoàn Kiếm

Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự khu vực hồ Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Là quận trung tâm của Thủ đô, quận Hoàn Kiếm luôn là một trong những điểm đến thu hút lượng lớn du khách trong và ngoài nước. Để đảm bảo an toàn cho nhân dân và khách quốc tế đến tham quan, du lịch, Công an quận Hoàn Kiếm triển khai công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông... tạo thuận lợi nhất cho người dân.
Quận Hoàn Kiếm: Thí điểm tổ chức 16 điểm trông xe thu phí không dùng tiền mặt

Quận Hoàn Kiếm: Thí điểm tổ chức 16 điểm trông xe thu phí không dùng tiền mặt

(LĐTĐ) Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước, hạn chế sử dụng tiền mặt, đồng thời minh bạch trong công tác thu giá dịch vụ trông giữ xe tại các vị trí do Sở Giao thông vận tải cấp phép, từ 16/4 Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm đã cho phép triển khai thí điểm thu phí không dùng tiền mặt tại 16 điểm đỗ trên địa bàn.
Phố Tràng Tiền chờ đón diện mạo mới

Phố Tràng Tiền chờ đón diện mạo mới

(LĐTĐ) Tuyến phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, đang được chỉnh trang, cải tạo, dự kiến tuyến đường sẽ hoàn thành và gắn biển nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Đẩy mạnh phòng chống cháy, nổ tại các căn hộ cho thuê

Đẩy mạnh phòng chống cháy, nổ tại các căn hộ cho thuê

(LĐTĐ) Trước tình hình cháy, nổ xảy ra tại các khu dân cư, hộ gia đinh, chung cư, nhà cao tầng, khu nhà trọ vừa qua trên địa bàn thành phố Hà Nội, huyện Thanh Trì đã vào cuộc đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý, tuyên truyền về phòng chống cháy nổ trên địa bàn huyện.
Những “cuộc chiến” dai dẳng ở chung cư: Bao giờ mới được phân giải?

Những “cuộc chiến” dai dẳng ở chung cư: Bao giờ mới được phân giải?

(LĐTĐ) Thời gian qua, ở một số khu đô thị, chung cư “đời mới” tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh… tình trạng xung đột quyền lợi giữa chủ đầu tư chung cư và cư dân ngày càng có dấu hiệu gia tăng. Những tranh chấp thường diễn ra dai dẳng không chỉ gây áp lực lớn đối với chính quyền địa phương trong công tác quản lý đô thị, mà còn trở thành nỗi ám ảnh với cư dân.
Xem thêm
Phiên bản di động