Dự án trọng điểm Giao thông đô thị “đội giá”: Vì đền bù giải phóng mặt bằng
Hà Nội giải phóng mặt bằng kiểu ‘cuốn chiếu’ | |
Bài học đắt giá về giải phóng mặt bằng |
Đường vành đai 1 là tuyến giao thông đường bộ chạy vòng xung quanh thành phố, bắt đầu từ Nhật Tân dọc theo sông Hồng xuống phía Nam, kéo dài suốt tuyến Nguyễn Khoái đến đường Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt - Xã Đàn - Đê La Thành - Lạc Long Quân… Dự án tuyến đường vành đai 1 từ nút Kim Liên đến nút Voi Phục, đến nay đã hoàn thành đưa vào sử dụng nút giao thông Kim Liên (năm 2009), đoạn Kim Liên – Ô chợ Dừa (năm 2010), đoạn Ô chợ Dừa – Hoàn Cầu (năm 2014). Để tiếp tục triển khai các dự án thuộc tuyến đường vành đai 1, trong tháng 6/2015, BQL các dự án trọng điểm sẽ hoàn thiện hồ sơ trình UBND thành phố Hà Nội phê duyệt dự án, đoạn Hoàng Cầu đến nút giao Láng Hạ - Giảng Võ, dự kiến sẽ bắt đầu triển khai từ 2015 đến 2018. Quá trình thực hiện dự án sẽ thu hồi đất của 461 chủ sử dụng, tái định cư 504 căn hộ. Đoạn đường này dài 697m, rộng 50m, có tổng mức đầu tư 1.767 tỷ đồng, cụ thể chi phí GPMB hết 1.587 tỷ đồng, chi phí xây lắp là 170 tỷ đồng.
Đền bù GPMB là một trong những nguyên nhân khiến đường phố Hà Nội “đắt nhất hành tinh”. |
Đoạn Kim Liên - Ô Chợ Dừa có chiều dài 550 mét với tổng mức đầu tư 642 tỷ đồng. Trung bình mỗi mét chiều dài tuyến đường này tốn hơn 1 tỷ đồng. Đoạn đường Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu chỉ dài hơn 500 mét, nhưng phải mất 5 năm mới khởi công được và tổng mức đầu tư lên đến hơn 700 tỷ đồng. Trung bình mỗi mét chiều dài tuyến đường này tốn hơn 1 tỷ đồng. |
Đối với dự án đường vành đai 2 đoạn từ Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng hiện đang bị chậm tiến độ, theo Ông Nguyễn Sỹ Bảo, Trưởng BQL các dự án trọng điểm tại Hà Nội, về cơ bản công tác đền bù đã xong, tuy nhiên vướng mắc lớn nhất đến thời điểm hiện tại là việc bố trí tái định cư cho người dân đang thiếu quỹ nhà. Trong khi đó, chủ trương nhất quán của thành phố là phải đảm tái định cư, an sinh xã hội cho người dân xong thì mới thực hiện GPMB. Nếu đủ quỹ nhà thì khi người dân đăng ký xong là có thể triển khai, còn khi thiếu quỹ nhà thì dự án sẽ triển khai chậm. Để khắc phục tình trạng này, có 2 giải pháp được đưa ra, thứ nhất là người dân đồng ý đi tạm cư, thứ hai là phải có chính sách hỗ trợ để người dân đồng thuận.
Trước dư luận cho rằng, các dự án giao thông trọng điểm của Hà Nội liên tục bị đội giá theo kiểu con đường đắt nhất hành tinh, ông Bảo cho biết, 90% số tiền đầu tư của dự án là phục vụ công tác GPMB, thực chất là thanh toán tiền đền bù đất cho người dân, còn số tiền thực hiện thi công có tỷ lệ không lớn. Ngoài ra, để đảm bảo đủ vốn thực hiện dự án, trượt giá cũng là một khả năng được tính đến nhưng nếu tính toán kỹ, nhiều dự án không những không đội vốn mà còn tiết kiệm được nhiều chi phí. Như tại dự án đường vành đai 2, mức giá đền bù cao nhất được tính là 108 triệu, trung bình là từ 28 – 30 triệu đồng, tổng mức đầu tư là 2.500 tỷ đồng nhưng trong quá trình triển khai thực tế chỉ hết 2.300 tỷ đồng. Tương tự, dự án nút đường giao thông Bắc Hồng, vốn duyệt chi là 700 tỷ đồng nhưng chỉ hết hơn 400 tỷ đồng. “Do yếu tố lịch sử, tình hình sử dụng đất tại Hà Nội hết sức phức tạp, để phục vụ công tác GPMB, mỗi hộ dân đều có một phương án khác nhau không hộ nào giống hộ nào, tuy nhiên, với kinh nghiệm thực hiện các dự án trước đó, dự án đoạn Hoàng Cầu đến nút giao Láng Hạ - Giảng Võ chắc chắn không đội vốn”, ông Bảo cho biết.
Tuấn Trần
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Tin khác
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố
Trật tự đô thị 04/12/2024 22:40
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm
Trật tự đô thị 03/12/2024 07:08
Phát triển không gian xanh tại các đô thị
Trật tự đô thị 29/11/2024 16:30
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 29/11/2024 15:08
8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025
Trật tự đô thị 26/11/2024 08:01