Đổi mới mà không có giáo viên giỏi thì cũng thất bại
Nhiều đổi mới trong phương thức hoạt động | |
CĐ Viên chức thành phố Hà Nội: Chủ động chăm lo cho CBCCVCLĐ |
Liên quan đến việc, một số trường ĐH sư phạm tuyển sinh chỉ với mức điểm chuẩn đầu vào chỉ với 15,5 điểm; thậm chí có trường một số ngành điểm vào chỉ lấy ở mức 12,75. Nhiều ý kiến lo ngại về chất lượng của nền giáo dục tương lai sẽ ra sao, những thầy cô tương lai sau này đứng trên bục giảng, liệu có làm được nhiệm vụ cao cả là ‘trồng người’ được không?
TS Phạm Văn Thạo- Giảng viên THPT chuyên của trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc Gia Hà Nội), chia sẻ khoảng chục năm trở lại đây, các trường ĐH, CĐ thành lập vô tội vạ, thậm chí công ty cũng có trường ĐH. ĐH trước kia trực thuộc bộ, bây giờ có trường trực thuộc tỉnh, huyện… chính vì vậy chất lượng cũng đi xuống.
Riêng đối với việc, một số trường ĐH sư phạm tuyển sinh với mức điểm chuẩn đầu vào thấp, ông Thạo cho rằng muốn giáo dục đi lên thì trước hết giáo viên phải là những người giỏi, thầy không giỏi làm sao có thể đào tạo được trò giỏi. Mọi đổi mới, cải tiến để nâng cao chất lượng giáo dục mà không có giáo viên tốt thì cũng thất bại.
Hình ảnh thí sinh dự thi kỳ thi THTP quốc gia 2017 tại Hà Nội. |
Cũng theo ông Thạo, đề thi trong kỳ thi THPT quốc gia đề rất dễ, nếu một số trường sư phạm lấy điểm chuẩn đầu vào chỉ bằng điểm sàn thì chất lượng không thể đảm bảo.
“Điểm như vậy mà sau này ra làm giáo viên đứng lớp thì nền giáo dục bị sẽ kéo xuống, lúc đó có đầu tư hàng bao nhiêu ngàn tỉ đồng cũng không thể làm cho giáo dục đi lên được. Ví dụ vừa rồi tôi có chấm cho các giáo viên vào một trường Hà Nội, quy định thì chỉ những em đạt loại giỏi mới được thi. Vậy mà hỏi thêm một số vấn đề liên quan đến nội dung thuộc bài đó, nhưng các em trả lời rất lúng túng, gần như không làm được”, thầy Thạo nói.
Có nhiều năm công tác trong ngành sư phạm, TS Vũ Thu Hương – Khoa giáo dục tiểu học (ĐH Sư Phạm Hà Nội), cho biết có sự phân hóa về trình độ các nhóm sinh viên có điểm đầu vào khác nhau. Những em có điểm đầu vào cao thì ngay ở trong trường các em năng động tham gia các hoạt động. Khi ra đi làm các em có kỹ năng hoạt động giáo dục tốt, đây là nền tảng của các giáo viên giỏi.
Ngược lại, những em có điểm đầu vào thấp giảng viên sẽ phải khó khăn khi đào tạo bởi các em trình độ rất kém, thiếu hụt kiến thức phổ thông. Các em cũng chóng nản khi gặp phải những áp lực học tập trong môi trường đại học. Nếu không đủ bản lĩnh, các em dễ gặp phải rủi ro khiến cho quá trình tiếp thu kiến thức, sắp xếp thời gian học, sinh hoạt giáo dục của trường, khoa… không được thuận lợi.
Cũng theo TS Hương, muốn đào tạo giáo viên tương lai có trình độ cao cần siết chặt đầu vào, hoặc nếu đầu vào dễ thì cần bó chặt đầu ra. Điều này khiến bản thân học sinh nỗ lực hơn, chất lượng giáo dục đào tạo tăng cao hơn. Nên giảm số lượng tuyển sinh trong ngành sư phạm, tăng cường các ngành nghề khác như chăn nuôi, trồng trọt… phù hợp từng vùng miền bởi Việt Nam vẫn đang có tình trạng ‘thừa thầy, thiếu thợ’.
Theo Phi Hùng/ plo.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40