Đô thị Hà Nội: Đảm bảo quy hoạch “đi trước một bước”

Những năm gần đây, với những chính sách đúng đắn từ trung ương đến địa phương, Hà Nội đã có những bước chuyển mình đáng kể trong bài toán quy hoạch đô thị. Trước yêu cầu xây dựng Thủ đô ngày càng khang trang, hiện đại, đáp ứng phát triển hội nhập sâu rộng, bền vững, ngay những ngày đầu năm mới 2016, trong bộn bề công việc, thành phố tiếp tục công bố nhiều quy hoạch phân khu trên địa bàn, tạo tiền đề phát triển trong tương lai.
Hà Nội: Phê duyệt quy hoạch chi tiết Thành phố Công nghệ xanh
Dân “khó” vì quy hoạch thoát lũ
Thủ tướng chỉ thị dừng quy hoạch trung tâm hành chính 'hoành tráng'

Nhiều quy hoạch được công bố

Sau 10 năm thực hiện Quy hoạch chung năm 1998, đến tháng 8.2008, Thủ đô Hà Nội được Quốc hội điều chỉnh địa giới từ 924km2 lên 3.344km2 với dân số gần 6,5 triệu người, qua đó trở thành đô thị có quy mô lớn nhất cả nước. Đứng trước cơ hội và thách thức mới, Hà Nội lại đòi hỏi phải có một định hướng dài hạn để vươn mình trở thành Thủ đô lớn, tầm cỡ trong khu vực và thế giới. Nhằm cụ thể hóa quy hoạch này, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Với điểm nhấn là chùm đô thị với trung tâm và 5 đô thị vệ tinh với dự báo dân số đến năm 2030 là khoảng 9,2 triệu dân, đất xây dựng đô thị từ 180km2 lên gần 950km2, xây dựng Hà Nội là thành phố “Xanh - Văn hiến - Văn minh - Hiện đại và Bền vững”. Đây chính là quy hoạch chuẩn, quy hoạch cơ bản, chi phối mọi quy hoạch của Hà Nội.

Ngay trong tháng đầu năm 2016, Sở Quy hoạch Kiến trúc phối hợp cùng các ban, ngành, địa phương tiếp tục công bố nhiều phân khu đô thị trên địa bàn. Cụ thể, ngày 19.1, Sở QHKT phối hợp với Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội, UBND quận Bắc Từ Liêm công bố và bàn giao hồ sơ quy hoạch chi tiết Khu chức năng đô thị Tây Tựu. Với quy mô diện tích nghiên cứu quy hoạch 865.667m2, dân số dự kiến 8.374 người, trong đó khu công trình ga đường sắt số 4 tập trung kết hợp với khu công viên cây xanh, hồ điều hòa, hệ thống mương như một tuyến cảnh quan chạy dọc xuyên suốt toàn đô thị, là điểm nhấn trọng tâm tạo lập bố cục không gian của đồ án.

Đô thị Hà Nội: Đảm bảo quy hoạch “đi trước một bước”
Thủ đô Hà Nội ngày càng phát triển văn minh, hiện đại, xứng đáng là trái tim của cả .

Ngày 15.1.2016, UBND TP đã phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết công viên Thủ Lệ, nhằm đáp ứng nguyên tắc phù hợp với quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, không gian kiến trúc cảnh quan của Quy hoạch chi tiết công viên Thủ Lệ, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được duyệt cũng như quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, Quy hoạch phát triển Điện lực TP Hà Nội… Trước đó, từ ngày 5-12.1, Sở QHKT Hà Nội cũng đã công bố hàng loạt đồ án quy hoạch phân khu như: Phân khu đô thị xanh của Thủ đô tại huyện Thường Tín và Mê Linh; phân khu đô thị H2 của các quận: Nam - Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai và Thanh Trì; điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu vực công viên Yên Sở (khu chức năng đô thị và phần còn lại của công viên cây xanh phía Nam đường vành đai 3); quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Nam hồ Linh Đàm; điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Kim Văn - Kim Lũ...

Cần đi trước một bước

Trước những diễn biến mới của qui hoạch Thủ đô, GS-TS-KTS Nguyễn Lân - nguyên Kiến trúc sư trưởng TP. Hà Nội nhớ lại, năm 1992, thực hiện QĐ số 256 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc triển khai chế độ Kiến trúc sư trưởng (KTST) ở Hà Nội và từ đó, việc quy hoạch kiến trúc của cả Thủ đô phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của hơn chục con người của Văn phòng KTST. Tuy nhiên, cũng chính sự gọn nhẹ ấy mà bản quy hoạch TP. Hà Nội đến năm 2020 với định hướng cơ bản đã hoàn thành: Kiến trúc, cảnh quan của lịch sử phải gìn giữ, các công trình mới phải chuyển ra ngoài vùng ven. Với bản quy hoạch này, Hà Nội đã chính thức chuyển sang việc quản lý đô thị theo quy hoạch…

Trước những diễn biến mới của qui hoạch Thủ đô, GS-TS-KTS Nguyễn Lân - nguyên Kiến trúc sư trưởng TP. Hà Nội nhớ lại, năm 1992, thực hiện QĐ số 256 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc triển khai chế độ Kiến trúc sư trưởng (KTST) ở Hà Nội và từ đó, việc quy hoạch kiến trúc của cả Thủ đô phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của hơn chục con người của Văn phòng KTST. Tuy nhiên, cũng chính sự gọn nhẹ ấy mà bản quy hoạch TP. Hà Nội đến năm 2020 với định hướng cơ bản đã hoàn thành: Kiến trúc, cảnh quan của lịch sử phải gìn giữ, các công trình mới phải chuyển ra ngoài vùng ven. Với bản quy hoạch này, Hà Nội đã chính thức chuyển sang việc quản lý đô thị theo quy hoạch…

“Tại bản quy hoạch này, Văn phòng KTST Hà Nội có đề xuất xây dựng kè và đường quanh hồ Tây. Lúc ấy, nhiều người coi đó là chuyện không tưởng, vì liên quan đến những sai phạm lấn chiếm hồ Tây của nhiều hộ gia đình và cả những cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, khi có quyết tâm thì dù khó khăn mấy vẫn có thể làm được. Bây giờ, đề xuất không tưởng về đường ven hồ Tây đã cơ bản hoàn tất, không chỉ hồ Tây mà hầu hết những hồ lớn tại Hà Nội đã được kè bờ, có cảnh quan sạch, đẹp” – GS-TS-KTS Nguyễn Lân nhấn mạnh.

Rõ ràng, trước những vấn đề ngày càng trở nên cấp bách của đô thị, việc xác lập trước quy hoạch sẽ tạo tiền đề xây dựng Thủ đô văn minh, phát triển bền vững. Tuy nhiên, với khối lượng công việc là khá lớn nên rõ ràng cần nhiều sự nỗ lực hơn nữa của các cấp, các ngành để quy hoạch của Thủ đô phải luôn đi trước một bước, tạo tiền đề cho Thủ đô bứt phá, từng bước xây dựng thành phố văn minh, hiện đại. Được biết mới đây, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã yêu cầu Sở QHKT bên cạnh việc rà soát quỹ đất, tham mưu cho thành phố bổ sung quy hoạch các cơ sở hạ tầng xã hội thiết yếu như giao thông, trường học, bệnh viện, chợ, nhà văn hóa, công viên vườn hoa, cần nâng cao hơn nữa công tác cải cách thủ tục hành chính, giải quyết các vướng mắc trong lĩnh vực đất đai theo hướng đơn giản, nhanh gọn.

“Quy hoạch cần đi trước một bước, phải có quy hoạch thì mới lập được dự án. Sở QHKT cần phối hợp chặt chẽ với các quận, huyện, thị xã để hướng dẫn về nghiệp vụ, chuyên môn nhằm nâng cao năng lực bộ máy quản lý quy hoạch các cấp để đáp ứng nhiệm vụ được phân cấp quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc, đô thị” - Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh.

Tuấn Trần

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".
Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

(LĐTĐ) Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Công an huyện Hoài Đức phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức; đồng thời đề nghị lái xe điều khiển xe ô tô BKS 88H-288.49 đến cơ quan Công an trình diện để giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật.

Tin khác

Đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng từ mô hình chợ văn minh

Đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng từ mô hình chợ văn minh

(LĐTĐ) Mô hình chợ văn minh thương mại, an toàn thực phẩm đã góp phần duy trì môi trường kinh doanh an toàn, văn minh, đảm bảo tôn trọng quyền lợi của người tiêu dùng, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, thu nhập cho nhiều lao động ở huyện Thanh Trì.
Huyện Thạch Thất xử lý nghiêm vi phạm về trật tự đô thị

Huyện Thạch Thất xử lý nghiêm vi phạm về trật tự đô thị

(LĐTĐ) Thực hiện kế hoạch của Ban Chỉ đạo 197 huyện “Ra quân đảm bảo trật tự đô thị, vệ sinh môi trường, chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng huyện Thạch Thất (13/7/1954 - 13/7/2024), Ban Chỉ đạo 197 các xã, thị trấn đã đồng loạt ra quân đảm bảo trật tự đô thị, giải tỏa hành lang an toàn giao thông, đảm bảo đường thông, hè thoáng.
Xử lý vi phạm trật tự đô thị tại quận Hoàn Kiếm: "Hôm nay làm sạch, mai đâu lại vào đấy"

Xử lý vi phạm trật tự đô thị tại quận Hoàn Kiếm: "Hôm nay làm sạch, mai đâu lại vào đấy"

(LĐTĐ) Mới đây, Tổ kiểm tra số 1 của Ban Chỉ đạo 197 thành phố Hà Nội đã kiểm tra thực tế các tuyến phố như: Trần Nhật Duật, Bát Đàn, Phùng Hưng, Hàng Buồm, Hàng Bạc, Mã Mây, Đào Duy Từ... Kết quả vi phạm trật tự đô thị (TTĐT) diễn ra phổ biến. Tuy nhiên, theo báo cáo 6 tháng đầu năm, các phường như: Cửa Nam, Tràng Tiền, Cửa Đông, Hàng Buồm... không có trường hợp nào bị xử phạt. Nội dung này không đúng với tình hình thực tế.
Hàng chục nắp hố ga bỗng nhiên… biến mất

Hàng chục nắp hố ga bỗng nhiên… biến mất

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội, xảy ra tình trạng mất nắp hố ga dọc các tuyến đường, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn cho người tham gia giao thông.
Ban chỉ đạo 197 quận Đống Đa xử lý vi phạm về trật tự đô thị

Ban chỉ đạo 197 quận Đống Đa xử lý vi phạm về trật tự đô thị

(LĐTĐ) Ngày 8/7, Ban chỉ đạo 197 quận Đống Đa (Hà Nội) đã tổ chức đoàn đi kiểm tra tại một số điểm nóng trong công tác đảm bảo trật tự đô thị, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường trên địa bàn các phường Thịnh Quang, Phương Mai và Cát Linh.
Quận Ba Đình quyết liệt tiếp tục duy trì đô thị xanh - sạch - đẹp

Quận Ba Đình quyết liệt tiếp tục duy trì đô thị xanh - sạch - đẹp

(LĐTĐ) Ngày 5/7, tại buổi làm việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện các nhiệm đảm bảo trật tự đô thị, trật tự công cộng và vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Ba Đình, Thượng tá Dương Minh Tuyến - Phó trưởng Phòng Tham mưu, Công an thành phố Hà Nội yêu cầu Ban Chỉ đạo 197 quận Ba Đình cần triển khai những nhiệm vụ mới trong thời gian tới, với sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa, đồng loạt hơn nữa để tiếp tục duy trì đô thị xanh - sạch - đẹp...
Quận Đống Đa: Lập lại trật tự đô thị trên tuyến phố Nguyễn Văn Tuyết

Quận Đống Đa: Lập lại trật tự đô thị trên tuyến phố Nguyễn Văn Tuyết

(LĐTĐ) Ngày 3/7, đoàn liên ngành của hai phường Trung Liệt và Ngã Tư Sở quận Đống Đa phối hợp ra quân về thực hiện các quy định đảm bảo trật tự đô thị, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường trên tuyến phố giáp ranh Nguyễn Văn Tuyết.
Vi phạm về cấp phép xây dựng ở Hà Đông do cán bộ cấp vội, cấp ẩu

Vi phạm về cấp phép xây dựng ở Hà Đông do cán bộ cấp vội, cấp ẩu

(LĐTĐ) Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Lê Thanh Nam cho biết, vi phạm về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy phép xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp trên địa bàn quận Hà Đông chủ yếu liên quan đến 5 phường: Phú Lương, Phú Lãm, Phú La, Đồng Mai và Biên Giang.
Thành phố Hồ Chí Minh thu hồi hơn 3ha đất làm dự án phục vụ cộng đồng

Thành phố Hồ Chí Minh thu hồi hơn 3ha đất làm dự án phục vụ cộng đồng

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có Tờ trình số 3674 trình Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố thông qua danh mục dự án thu hồi đất với quy mô 3,14ha để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn.
Để vỉa hè thực sự “đẻ” ra tiền

Để vỉa hè thực sự “đẻ” ra tiền

(LĐTĐ) Dự thảo Đề án quản lý, khai thác, sử dụng vỉa hè trên địa bàn thành phố Hà Nội vừa được hoàn thiện và đang trình UBND Thành phố xem xét, quyết định. Theo lộ trình, dự thảo sẽ được Thành phố xem xét, lấy ý kiến người dân cũng như các sở, ngành liên quan và đơn vị chức năng… sau đó sẽ điều chỉnh phương án phù hợp. Nhìn chung, các đề xuất trong dự thảo thu hút sự quan tâm lớn của dư luận bởi mức độ ảnh hưởng trực tiếp của nó.
Xem thêm
Phiên bản di động