Dân “khó” vì quy hoạch thoát lũ
Xây dựng dự án thông tin quy hoạch đô thị giai đoạn 2 | |
Quy hoạch tổng thể di tích Thành nhà Hồ | |
Hà Nội điều chỉnh quy hoạch chi tiết Khu đô thị Mỗ Lao |
Theo quy hoạch hành lang thoát lũ, huyện Thanh Trì có ba xã vùng bãi là Yên Mỹ, Duyên Hà và Vạn Phúc với khoảng 6,7km đê hữu sông Hồng chạy qua, tổng diện tích 1.258ha với trên 6.040 hộ dân. Bí thư Huyện ủy Thanh Trì Trần Văn Khương cho biết, điểm khó khăn chung của ba xã hiện nay là đều nằm ngoài đê sông Hồng, địa giới thuộc vùng thoát lũ nên việc phát triển hạ tầng khó khăn do liên quan tới Pháp lệnh Đê điều.
Đến nay, đây vẫn là ba xã vùng bãi còn khó khăn, chỉ có thể phát triển nông nghiệp. Sau 5 năm thực hiện Chương trình số 02 của Thành ủy về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM), cả ba xã nói trên đều xuất sắc về đích hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM. Chủ trương xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung đã thu được nhiều kết quả tốt như gần 100 héc ta cây ăn quả tại xã Vạn Phúc, 150 héc ta rau an toàn tại xã Yên Mỹ, Duyên Hà…
Vướng quy hoạch vùng thoát lũ nên người dân 3 xã thuộc huyện Thanh Trì chỉ có thể tập trung phát triển nông nghiệp |
Tuy nhiên, do vướng quy hoạch trong vùng thoát lũ nên việc kêu gọi đầu tư vào địa phương nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân rất khó khăn, trên địa bàn ba xã không có doanh nghiệp lớn hoạt động. Đồng thời, công tác đấu giá quyền sử dụng đất cũng không thể triển khai, gây khó khăn cho địa phương trong huy động nguồn lực xây dựng, phát triển kinh tế, củng cố các tiêu chí NTM. Ngoài ra, việc người dân muốn xây nhà phải xin cấp phép và tuân thủ nhiều quy định của Luật Đê điều, phòng chống lũ, luật xây dựng... Điều này gây bức xúc, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân.
Thực tế hiện nay, không chỉ ba xã vùng bãi huyện Thanh Trì, nhiều vùng ven sông Hồng thuộc tỉnh Hà Tây (cũ) hiện cũng tập trung nhiều dân cư. Trong khi trước đó, huyện Thanh Trì nói riêng, TP nói chung, đã có kế hoạch về việc di dời các hộ dân ra khỏi hành lang thoát lũ, tuy nhiên, vấn đề này mới chỉ đang được xem xét. Nguyên nhân chính là do để phục vụ di dời khoảng 16.000 hộ dân hiện đang sinh sống ven sông Hồng cần một nguồn kinh phí rất lớn, khoảng 73.000 tỷ đồng. Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn như hiện nay, việc dành ra một số tiền lớn như vậy là rất khó khả thi.
Kiến nghị giải pháp tháo gỡ khó khăn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Xuân Việt cho rằng, trước những ảnh hưởng ngày một rõ nét của quy hoạch phòng chống lũ đối với phát triển kinh tế - xã hội ven sông Hồng thuộc địa phận huyện Thanh Trì, Bộ NN&PTNT cần có kế hoạch về quỹ đất xây dựng vừa làm quỹ đất giãn dân, bán đấu giá quyền sử dụng đất làm nguồn lực xây dựng; cần có cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ cư dân vùng thoát lũ, đảm bảo công bằng giữa cư dân các vùng địa lý.
Về vấn đề nêu trên, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho biết, không chỉ riêng Hà Nội, trên nhiều tuyến sông cả nước đều gặp phải những khó khăn liên quan tới quy hoạch hành lang thoát lũ. Luật Đê điều 2006, điều 11 quy định về việc cấm xây dựng các công trình trong hành lang thoát lũ đã nảy sinh nhiều bất cập, do đó để từng bước tháo gỡ những vướng mắc này, Bộ trưởng đề nghị các cơ quan nghiên cứu, tính toán, cho phép xây dựng trong phạm vi phù hợp với từng địa phương để khi mực nước lũ trên sông Hồng lên cao vẫn đảm bảo an toàn cho cuộc sống của người dân. Trước mắt, Bộ trưởng cũng đồng ý về mặt nguyên tắc với kiến nghị của huyện Thanh Trì về việc mở cửa khẩu tại xã Yên Mỹ và yêu cầu địa phương sớm có văn bản đề xuất cụ thể gửi bộ xem xét.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng cho rằng, hiện nay, có sự tiếp cận khác nhau giữa bộ và quy hoạch thoát lũ mà TP Hà Nội đã phê duyệt năm 2009. Do đó, bộ đề nghị TP xem xét lại quy hoạch, chỉ đạo làm quy hoạch chi tiết cho từng khu vực thoát lũ của thành phố.
Tuấn Trần
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố
Trật tự đô thị 04/12/2024 22:40
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm
Trật tự đô thị 03/12/2024 07:08
Phát triển không gian xanh tại các đô thị
Trật tự đô thị 29/11/2024 16:30
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 29/11/2024 15:08
8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025
Trật tự đô thị 26/11/2024 08:01