CLB Văn nghệ quần chúng trong khu dân cư:

Điểm sáng nâng cao đời sống tinh thần cho người dân

(LĐTĐ) Những năm qua, việc phát triển, nhân rộng mô hình đội văn nghệ, câu lạc bộ (CLB) văn nghệ truyền thống tại các khu dân cư đã thu được nhiều hiệu quả tích cực, góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống, quảng bá hình ảnh Thủ đô đến đông đảo bạn bè quốc tế và hơn hết là xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, hình thành nếp sống văn minh của người dân.
diem sang nang cao doi song tinh than cho nguoi dan Bế giảng 3 lớp đào tạo hạt nhân văn nghệ cơ sở năm 2019
diem sang nang cao doi song tinh than cho nguoi dan Tổ chức gắn kết tình cảm người lao động
diem sang nang cao doi song tinh than cho nguoi dan Tưng bừng Hội diễn văn nghệ CNVCLĐ huyện Gia Lâm năm 2019

Các điểm hẹn giao lưu văn minh, đặc sắc

Cứ mỗi buổi cuối tuần tại Nhà văn hóa tổ 8, tổ 9 phường Đồng Tâm (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), thầy, trò CLB Đàn và hát dân ca Đài Tiếng nói Việt Nam lại miệt mài cất cao tiếng hát dân ca truyền thống. Giữa cuộc sống thường nhật nhiều lo toan, vất vả, khi đến với một buổi sinh hoạt của CLB dường như mỗi người thấy tâm hồn mình lắng lại khi nghe những điệu hát dân ca thân thương.

diem sang nang cao doi song tinh than cho nguoi dan
Thầy và trò CLB Đàn và hát dân ca Đài Tiếng nói Việt Nam lại miệt mài cất cao tiếng hát dân ca truyền thống vào mỗi Chủ nhật hàng tuần

Suốt 22 năm qua, nơi đây hội tụ đông đảo học viên theo học miễn phí từ già đến trẻ, có người chuyên nghiệp, có người không chuyên nghiệp có để trải lòng mình với tất cả tình yêu và đam mê những khúc ca của dân tộc.

Điều khiến nhiều người cảm thấy thú vị, đó là CLB Đàn và hát dân ca Đài Tiếng nói Việt Nam lại ngày càng xuất hiện những thành viên hoạt động nghiêm túc, kỷ luật. Vượt hàng chục kilômét đến với lớp học mỗi ngày chủ nhật, anh Vũ Duy Đông ( xã Tân Xá, huyện Thạch Thất) hồ hởi: “Từ bé tôi đã có niềm yêu thích đặc biệt với các làn điệu dân ca cổ nên hay tìm tòi để nghe và học.

Tôi đăng ký và theo học tại câu lạc bộ được 5 năm, chủ nhật hằng tuần đều vượt 40 km đi học hát. Sau vài năm, giọng hát tôi đã được cải thiện nhiều. Quan trọng nhất đây là địa điểm để cho mọi người giao lưu, kết bạn, học hỏi lẫn nhau không phải ở đâu cũng có. Sau thời gian theo học ở đây tôi đang ấp ủ ý định sẽ tự mình thành lập một địa điểm như thế này tại chính địa phương mình sinh sống. Bởi quê tôi có nhiều anh chị em muốn theo học nhưng vì lớp học khá xa, nên không sắp xếp được thời gian”.

Bên cạnh nhạc dân ca, các loại hình như quan họ (CLB Quan họ Nhị Hà), ví dặm, hát xẩm,… cũng thu hút người dân hào hứng tham gia ngoài những giờ làm việc căng thẳng. Đặc biệt, Hà Nội được coi là cái nôi của nghệ thuật ca trù, do đó có hơn 10 CLB đang hoạt động vô cùng sôi nổi và khởi sắc.

Từ một đội ca trù có tính chất dòng họ, năm 2008, làng Chanh Thôn (xã Văn Nhân, huyện Phú Xuyên) đã thành lập CLB hát ca trù và phát triển trong toàn thôn. Mỗi khi đến Chanh Thôn, từ cổng làng đã nghe rộn ràng tiếng trống, tiếng phách, tiếng luyến láy của các ca nương với giọng hát “vang, rền, nền, nảy”.

Theo bà Nguyễn Thị Ngoan, Chủ nhiệm CLB hát ca trù Chanh Thôn cho biết: “Ca trù Chanh thôn đã từng được nhận định là vật báu quốc gia và CLB đã đi vào hoạt động được hơn 10 năm đều đặn, bài bản và có quy chế tổ chức rõ ràng. Ca trù là một sinh hoạt dân gian từ đồng ruộng mà ra. Người đào hát gốc là nông dân một sương hai nắng, nên lời hát, điệu múa của họ là sự phản ánh cuộc sống làng quê chúng tôi.

Việc tham gia sinh hoạt chung CLB như vậy càng làm cho người dân trong làng có sự gắn kết với nhau, tạo môi trường sống lành mạnh cho cộng đồng dân cư. Khơi dậy niềm tin, sự thi đua sáng tạo trong cộng đồng dân cư, phát huy vai trò tự quản, ý thức chủ động, tích cực của bà con.

Nhiều khi những làn điệu cũng dạy cho người ta “một điều nhịn là chín điều lành”, vì thế so với trước đây là tình trạng xô xát giữa láng giềng cũng giảm. Nếp sống văn minh ngày càng thâm nhập sâu vào đời sống, cho gia đình và mỗi cá nhân. Dân làng cùng nhau chung tay xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới và là tấm gương cho lớp trẻ noi theo. Hiện nay, CLB đã được trang bị đầy đủ nhạc cụ nhằm bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật này”.

Nối dài tình yêu nghệ thuật truyền thống

Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, sự giao thoa về văn hóa bên cạnh góp phần làm phong phú đời sống tinh thần cũng đặt ra nhiều thách thức.Nếu như trước đây, các bộ môn nghệ thuật truyền thống thiếu vắng người trẻ tiếp nối, kế thừa là thực tế đáng lo ngại thì giờ đây, nhiều CLB đã phát triển mạnh mẽ, là điểm đến hấp dẫn của thanh niên, thiếu niên không chuyên khao khát được tìm tòi, khám phá.

Vợ chồng anh Phạm Thanh Đoan và chị Lưu Xuân Ý (Khương Trung, Thanh Xuân) là một trong những học sinh xuất sắc của CLB Đàn và hát dân ca Đài Tiếng nói Việt Nam. Anh Đoan cho biết, vợ chồng anh đều có niềm đam mê với dân ca ngay từ khi còn bé, chính những làn điệu dân ca là sợi dây kết nối giúp anh chị nên duyên vợ chồng.

Từ khi biết tới CLB anh chị đã tìm đến đây để theo học và cũng rất đỗi bất ngờ khi có nhiều bạn với tuổi đời còn rất trẻ cũng miệt mài tâp luyện học hát những làn điệu dân ca thuộc các thể loại như hát chèo, cải lương, dân ca Nam Bộ, dân ca Bắc bộ, dân ca Bình Trị Thiên, hát văn, hát xẩm...theo sự hướng dẫn của các NSƯT - Đài Tiếng nói Việt Nam truyền dạy.

Một số học viên sau thời gian sinh hoạt ở CLB đã trở thành sinh viên các trường nghệ thuật, cũng có những học viên qua các hội thi hát của CLB đã trở thành ca sĩ.Từ lòng say mê và qua thời gian tập luyện kiên trì, các bạn trẻ vượt qua sự ngượng nghịu ban đầu, dần nhuần nhuyễn những làn điệu chèo, dân ca quan họ và biểu diễn tự tin trên sân khấu. Đối với anh chị, niềm tự hào nhất của 2 anh chị chính là truyền được sự đam mê dân ca cổ cho hai cô con gái đang ở đội tuổi thanh thiếu niên của mình.

Không chỉ riêng CLB Đàn và hát dân ca Đài Tiếng nói Việt Nam, ca trù vốn được nhận định là tương đối kén người nghe, nhưng cũng khá thành công khi thu hút được ngày càng nhiều bạn trẻ tìm đến như Bích đạo Câu quán (Cát Linh, Hà Đông), CLB Ca trù phường Xuân Đỉnh, CLB ca trù Hà Nội, CLB ca trù Thăng Long…

Hiện tại, CLB ca trù Chanh Thôn cũng là nơi có những ca nương hát hay, chuẩn giọng ca trù như ca nương trẻ Vũ Thị Kim Ngân, Nguyễn Thị Thu Hà và các hai ca nương nhí chỉ 9-10 tuổi rất có năng khiếu với loại hình nghệ thuật này.Nhờ bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của ca trù nên từ năm 2008 đến nay, trong các dịp liên hoan ca trù của Hà Nội và toàn quốc, CLB ca trù Chanh Thôn đều đoạt giải cao.

“Được sự ủng hộ của chính quyền xã, huyện và đón nhận của bà con nên việc chiêu sinh học viên lứa tuổi thiếu nhi của CLB cũng dễ dàng hơn nhất là trong những dịp hè. Tính đến nay cả học viên cũ và mới là gần 30 cháu chủ yếu trong độ tuổi 7-15 tuổi. Mỗi buổi tối thứ 5 và thứ 7, chúng tôi tập hợp các cháu lại để những nghệ nhân giảng dạy.

Trong tương lai chúng tôi cũng muốn mở rộng chiêu sinh ra các thôn khác nữa để phát hiện, nuôi dưỡng thế hệ kế cận đến với môn nghệ thuật cổ này để lớp trẻ có điều kiện thực hành di sản, quyết không để ca trù mai một”, bà Nguyễn Thị Ngoan, Chủ nhiệm CLB hát ca trù Chanh Thôn chia sẻ.

P.Ngân – L.Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm

Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm

(LĐTĐ) Những vị trí sạt lở gây ảnh hưởng trực tiếp đến 427 hộ dân. Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu các sở ban ngành và địa phương thực hiện hiện các công trình chống sạt lở cũng như các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua ghi nhận sự phân quyền mạnh mẽ, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Vệc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 sẽ kỳ vọng thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

(LĐTĐ) Quy hoạch sẽ cho thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai hình thành phân khu đô thị phía Tây, tăng diện tích công viên cây xanh - không gian mở, đất khu trung tâm công cộng - thương mại dịch vụ đô thị, đất giao thông.
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

(LĐTĐ) Những tháng cuối năm, lượng khách du lịch trong và ngoài nước tham quan gia tăng tại khu vực phố cổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Cùng với đó là tình trạng xe khách, xe du lịch… đón, trả khách tại các cơ sở lưu trú, điểm tham quan chưa tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật; tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị diễn biến phức tạp tiềm ẩn nguy cơ gây ùn ứ giao thông…
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

(LĐTĐ) Qua kiểm tra hiện trường nhiều tuyến phố trên địa bàn Thủ đô, vẫn còn nhiều cây xanh nghiêng, đổ sau bão số 3 chưa được chống dựng lại, Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu khắc phục ngay tình trạng này, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp xử lý vi phạm về trật tự đô thị, trật tự công cộng, phòng ngừa ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, tại khu vực chợ đầu mối Nhổn, quận Bắc Từ Liêm, qua Quốc lộ 32 vẫn còn tình trạng các tiểu thương, hộ kinh doanh sử dụng phương tiện ô tô, xe máy chở hàng, người bán hàng lấn chiếm lòng đường làm nơi kinh doanh, buôn bán…
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

(LĐTĐ) Tham gia phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn Thành phố (thực hiện khoản 2, khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô), một số ý kiến cho rằng, cơ quan soạn thảo cần làm rõ thế nào là “trường hợp cần thiết”; đồng thời xem xét kỹ về “thẩm quyền áp dụng”.
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

(LĐTĐ) Những phát hiện, thông tin phản ánh hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông qua trang Zalo của người dân chính là "cánh tay nối dài" giúp lực lượng Cảnh sát giao thông có được thông tin vi phạm, làm căn cứ để kiểm tra, xác minh, xử lý.
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Xem thêm
Phiên bản di động