Di tích lịch sử cổng làng Mông Phụ nứt nghiêm trọng
Trùng tu, tu bổ di tích: Bao giờ hết “thảm họa”? | |
Sôi nổi các hoạt động chào mừng ngày Di sản Văn hóa |
Cụ thể, đêm 24/6, một người đàn ông lái ô tô khi đang say rượu đã đâm mạnh vào di tích lịch sử cổng làng Mông Phụ, khiến cho một bên cổng bị nứt dài. Vết nứt khá nghiêm trọng.
Vết nứt nghiêm trọng tại cổng làng Mông Phụ sau khi bị "tai nạn giao thông" |
Về vấn đề này, ông Giang Mạnh Hoằng - Chủ tịch UBND xã Đường Lâm, kiêm Phó Ban Quản lý di tích làng cổ Đường Lâm xác nhận việc cổng làng Mông Phụ bị ô tô húc là có thật. Hiện cơ quan công an đang xác minh và điều tra đối tượng gây “thương tích” cho cổng làng Mông Phụ.
Ông Giang Mạnh Hoằng cho biết thêm: “Ban Quản lý di tích đang khẩn trương khắc phục hậu quả của vụ việc”. Được biết, Cổng làng Mông Phụ là chiếc cổng cổ và còn tương đối nguyên vẹn ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đây là di tích thuộc làng cổ Đường Lâm, do Ban quản lý Di tích Làng cổ Đường Lâm quản lý.
Có nhiều lối vào Làng cổ Đường Lâm, tuy nhiên, cổng làng Mông Phụ là cổng cổ duy nhất còn lại cho đến ngày nay. Cổng làng Mông Phụ được xây dựng vào đời vua Lê Thần Tông, nó mở lối cho trục đường chính dẫn vào làng.
Cận cảnh vết nứt ở cổng làng Mông Phụ |
Cổng được làm theo kiểu “Thượng gia hạ môn” có nghĩa là trên là nhà, dưới là cổng. Cổng được xây bít đốc, có trụ đỡ mái và đầu nóc, bên trong có khung gỗ, kèo, hoành, rui, trên mái lợp ngói.
Thượng lương còn rõ dòng chữ khắc trên gỗ “Thế hữu hưng nghi đại”, nghĩa là “Cuộc đời muốn được hưng thịnh cần phải thích nghi”. Tường của cổng làng được làm bằng đá ong đào từ lòng đất, cát thì lấy trên gò trong vùng, trộn vôi với mật, tạo thành hỗn hợp kết dính để xây cổng.
Tường xây đá ong trần chít mạch, không “đao, đấu, diềm, mái”. Hai cánh cổng được làm bằng gỗ lim theo hình “cánh dế” dày chừng bốn năm phân, xoay trên hai cối cổng bằng đá và hai bánh xe gỗ bọc thép.
Cổng làng xưa chỉ đủ cho vài người gánh lúa nghỉ ngơi, là chỗ trú cho vài người đi tuần làng. Có thể nói, đây là nơi phân định không gian lao động ở phía ngoài và không gian sinh sống phía trong Làng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11
Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt
Truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về tội "Nhận hối lộ"
Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên
Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật
Tin khác
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Văn hóa 05/11/2024 15:02
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Văn hóa 05/11/2024 14:57
Bông mua tím
Văn hóa 05/11/2024 09:09
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Văn hóa 05/11/2024 09:05
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới
Văn hóa 02/11/2024 13:05
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024
Văn hóa 01/11/2024 22:18
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch
Văn hóa 31/10/2024 15:07
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"
Văn hóa 30/10/2024 22:35
NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn
Văn hóa 30/10/2024 19:46