Di sản Hoàng thành Thăng Long: Băn khoăn bảo tồn và khai thác

Sau khi Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận danh hiệu di sản thế giới, chặng đường 5 năm nghiên cứu, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long  luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều cấp, ngành, các nhà chuyên môn trong và ngoài nước. Tuy nhiên, đến thời điểm này, vấn đề bảo tồn và phát triển di sản vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Kỷ niệm 70 năm thành lập UNESCO tại Hoàng thành Thăng Long
Bí ẩn về ấn vua Trần khắc ngược

Băn khoăn bài toán bảo tồn

Hoàng thành Thăng Long trở thành di sản văn hóa thế giới, là sự vinh danh những giá trị văn hóa, truyền thống ngàn năm của Thăng Long Hà Nội, đồng thời mở ra những cơ hội mới trong hợp tác quốc tế về nghiên cứu, bảo tồn phát huy giá trị di sản. Sau khi Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận danh hiệu di sản thế giới, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động cụ thể để từng bước bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản. Tuy nhiên, những gì đã làm với Hoàng thành Thăng Long mới chỉ là những bước đi đầu tiên.

Tại hội thảo khoa học quốc tế “Bảo tồn phát huy giá trị di sản thế giới - nhìn từ Hoàng thành Thăng Long” diễn ra mới đây, ông Trần Việt Anh - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội, cho biết, kể từ năm 2010 đến nay, cho dù trung tâm đã thực hiện xong công tác qui hoạch theo quy định nhưng hiện vẫn còn những tồn đọng không nhỏ. Công tác bàn giao mặt bằng di sản chưa được thực hiện hoàn chỉnh. Hơn thế, sau 13 năm khai quật và nghiên cứu tại khu 18 Hoàng Diệu, trung tâm chưa được tiếp nhận, bàn giao số lượng di vật và hồ sơ khoa học khiến công tác nghiên cứu, quản lý và bảo tồn, phát huy giá trị di sản gặp nhiều khó khăn.

Di sản Hoàng thành Thăng Long: Băn khoăn bảo tồn và khai thác
Nhiều di tích mới, nhiều di vật mới vẫn đang được khảo cổ tại di sản Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội

Một trong những thách thức của công tác bảo tồn di sản Hoàng thành Thăng Long là cách thức xử lý các di tích xếp chồng lên nhau. Công trình nào có thể phá dỡ, di tích nào có thể di chuyển để phục vụ nghiên cứu khảo cổ dưới lòng đất là vấn đề gây tranh cãi. TS Nguyễn Viết Chức – nguyên Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội, cho biết: “Nơi đây, phải giải bài toán chọn cái gì, hy sinh cái gì. Không đơn giản nói hy sinh là hy sinh ngay được, mà phải so sánh giá trị di sản ấy. Tìm ra phương án tối ưu, đừng mất cái gì là tốt nhất”. Còn theo GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, cần xác định được yếu tố nào là điển hình nhất của khu vực bảo tồn để đưa ra giải pháp hợp lý. Những di tích có giá trị tiêu biểu, đặc trưng thì phải lưu giữ một cách tuyệt đối.

Đóng góp ý kiến để bảo tồn di sản Hoàng thành Thăng Long, GS. William Logan – Trường ĐH Deakin (Australia) nhận định, theo cam kết của UNESCO và UICOMOS (Hội đồng quốc tế về di sản và di chỉ), Việt Nam đã tiến hành khai quật khảo cổ học trên phạm vi rộng, nhưng những khai quật khảo cổ của trung tâm được tiến hành bên trong khu vực công nhận di sản thế giới hơn là bên ngoài. Những khai quật này đã làm thay đổi tương quan giữa di tích dưới lòng đất và những công trình trên mặt đất, trong đó có kiến trúc tòa nhà thời kỳ thực dân Pháp và một số công trình quân sự thời hiện đại. GS. William Logan cho rằng, mặc dù việc chỉnh trang là cần thiết nhưng không nên để mất tầng văn hóa này, bởi chính nó là một đặc điểm làm nên giá trị để UNESCO công nhận di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long.

Tiềm năng nhiều nhưng chưa khai thác hết

Cùng với nỗi lo bảo tồn, di sản Hoàng thành Thăng Long đang đối mặt với bài toán kém hấp dẫn khách thăm quan. Theo số liệu thống kê, từ năm 2013 đến nay, trung bình mỗi năm di sản thế giới tại Hà Nội chỉ đón từ 120.000 đến 160.000 lượt khách trong khi một năm riêng Hoàng thành Thăng Long có khả năng đón được khoảng 2 triệu lượt du khách. Cũng theo khảo sát của Viện Việt Nam học và khoa học phát triển, hiện tại mức độ phổ biến các giá trị của di sản Hoàng thành Thăng Long đến với cộng đồng còn nhiều hạn chế khi chỉ có 4,3% số người được hỏi cho biết họ được phổ biến thường xuyên, 67,7% cho biết thỉnh thoảng họ mới nghe thấy và 28% cho biết chưa bao giờ được phổ biến.

TS Nguyễn Viết Chức, nguyên Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội, cho biết: “Nơi đây, phải giải bài toán chọn cái gì, hy sinh cái gì. Không đơn giản nói hy sinh là hy sinh ngay được, mà phải so sánh giá trị di sản ấy. Tìm ra phương án tối ưu đừng mất cái gì là tốt nhất”.

Nhà sử học Lê Văn Lan nhận xét: Khách trong nước đến với Hoàng thành Thăng Long hiện nay chủ yếu là giới trẻ và mục đích chụp ảnh với cổng Đoan Môn chứ thực sự họ cũng không có nhu cầu tìm hiểu sâu về giá trị lịch sử. Bên cạnh đó, các hướng dẫn viên thuyết minh còn thiếu sinh động nên những giá trị văn hóa của khu di sản này ít được khách nhớ đến.

Nhiều nhà khoa học cho rằng, cần phát triển Hoàng thành Thăng Long thành di sản sống động hơn, trong đó có thể phổ biến rộng rãi giá trị di sản bằng cách trưng bày mô hình, hiện vật phục dựng 3D ngay tại di tích hay có thể tái hiện lại các hoạt động tại khu vực Hậu Lâu, các khu vực Cửa Bắc, Đoan Môn giúp du khách trực tiếp trải nghiệm như cách trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế đã thực hiện và mang lại hiệu quả nhất định.

GS William Logan - Trường ĐH Deakin, nhấn mạnh: Giá trị nổi bật toàn cầu của Hoàng thành Thăng Long, với tư cách là di sản thế giới phải được phát huy, tức là bảo tồn và diễn giải như từng khẳng định khi được đề cử?

Lưu Nhi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).

Tin khác

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Vào lúc 20h tối nay 12/7, tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) sẽ chính thức khai mạc Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024, với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị hứa hẹn thu hút số đông người dân và du khách quốc tế.
Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

(LĐTĐ) Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 17/11 tại khu vực Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh thuộc phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 9/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Thắp ngọn lửa hồng”.
Xem thêm
Phiên bản di động