Bí ẩn về ấn vua Trần khắc ngược

Trải qua gần 800 năm lưu lạc, ấn cổ khắc chữ “Sắc mệnh chi bảo” của vua Trần hiện đang lưu giữ tại Hoàng thành Thăng Long vẫn còn nguyên vẹn. Đặc biệt, đây có lẽ là chiếc ấn duy nhất của vua Trần được làm bằng gỗ nhưng lại khắc ngược. Chính điều này đã thôi thúc các nhà nghiên cứu, những người đam mê lịch sử nước nhà quan tâm, tìm hiểu chiếc ấn cổ này.
Trắng đêm, đội mưa chen chân chờ lấy ấn Đền Trần
Tái diễn cảnh chen lấn tại đêm khai ấn đền Trần

Giải mã ấn khắc ngược

Cuối năm 2014, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật tại khu G – Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Cuộc khai quật đã phát hiện nhiều di tích và di vật thuộc nhiều loại hình và nhiều thời kỳ khác nhau từ Lý, Trần, Lê. Đặc biệt, trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một hiện vật độc nhất vô nhị. Đó là chiếc ấn gỗ của vua Trần Thái Tông, bằng gỗ được khắc chữ Hán “Sắc mệnh chi bảo” trong lớp văn hóa Trần mang ký hiệu 12.VH.G18.L6. Ấn có hình vuông, kích thước mỗi cạnh là 11,5cm, chiều dày là 0,5cm. Ấn còn tương đối nguyên vẹn, được làm từ loại gỗ quý, màu nâu, còn nguyên thớ gỗ mà không bị mối mọt.

Chữ “Bảo” có hai bộ “Vương” trên ấn “Sắc mệnh chi bảo” tương tự như trên các loại tiền cổ thời Trần được tìm thấy trước đây. Qua nghiên cứu, các nhà khảo cổ thấy rằng, trong lịch sử ấn tín của các triều vua, chưa có nhà vua nào lại dùng đến chất liệu gỗ để làm ấn. Lẽ thường, loại ấn quan trọng bậc nhất này phải được đúc bằng vàng, bạc hay khắc bằng đá ngọc. Một chi tiết đáng chú ý, ấn khắc bằng gỗ lại là khắc ngược. Điều đó đã thôi thúc các nhà sử học đi tìm lời giải.

Bí ẩn về ấn vua Trần khắc ngược
Ấn “Sắc mệnh chi bảo” của vua Trần đang được trưng bày tại Trung tâm Hoàng thành Thăng Long

Theo ông Nguyễn Công Trường, Phó giám đốc Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, nguyên tắc khắc dấu phải khắc âm bản khi đóng lên giấy mới thành dương bản, nhưng ấn “Sắc mệnh chi bảo” lại là khắc ngược vì đây là ấn gỗ khắc vội được sử dụng tạm thời ngoài trận tiền của triều Trần trong những năm đầu chống quân xâm lược Nguyên Mông đầy cam go.

Trong sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại: "Năm Đinh Tỵ (Nguyên Phong năm thứ 7) (1257), khi vua Trần Thái Tông thân hành thống lĩnh quân đi chống giặc, quan giữ ấn vội vàng giấu ấn báu lên thượng lương của điện Đại Minh, chỉ đem ấn nội mật đi theo. Giữa đường, ấn lại bị mất. Giấy tờ trong quân không có ấn. Vua sai thợ khắc gỗ làm ấn. Đến khi xa giá về kinh, lại có người đem dâng chiếc ấn bị mất, ấn báu giấu đi vẫn còn nguyên ở chỗ cũ". (Đại Việt sử ký toàn thư, bản chữ Hán tập 4, quyển 5, trang 23 ab)

Đến năm Bính Thìn (Đại Khánh) năm thứ 3 (năm 1316), mùa xuân tháng 2 xét duyệt bổ nhiệm quan văn và hộ khẩu có mức độ khác nhau. Các quan trong triều theo lệnh vua Trần Minh Tông tiến hành duyệt bổ nhiệm quan văn và hộ khẩu ở mức độ khác nhau. Các quan trong triều nhận định những tấm thiếp có đóng ấn gỗ vào năm Nguyên Phong (1251 – 1258) là giả.

Các quan trong triều hoài nghi những tấm thiếp (công văn, giấy tờ cũ) có đóng triện “Sắc mệnh chi bảo” là giả vì dấu khắc ngược. Nhưng vua Trần Minh Tông (vị vua đời thứ 5 sau vua Trần Thái Tông) nổi giận và phê bình các quan trong triều không phân được ấn thật và ấn giả. Sau đó, vua ra sắc lệnh, tất cả nhưng công văn giấy tờ có triện “Sắc mệnh chi bảo” đều được giải quyết mặc dù là dấu ngược.

Dựa trên những ghi chép hiếm hoi của Đại Việt sử ký, ông Nguyễn Công Trường khẳng định: Ấn “Sắc mệnh chi bảo” mang ký hiệu 12.VH.G18.L6 đang được lưu giữ tại Hoàng thành Thăng Long là ấn thật của thời Trần được khắc chính xác vào năm Nguyên Phong thứ 7 (năm 1257) dưới triều vua Trần Thái Tông và được triều đình sử dụng trong việc lưu hành các ấn bản của nhà nước. “Số phận của chiếc ấn theo vua đi đánh trận có lẽ chỉ tồn tại trong sử sách nếu như không được các nhà khảo cổ học tìm được trong lòng đất Hoàng thành. Giờ đây chiếc ấn được Hoàng thành Thăng Long gìn giữ, tôn vinh như một bảo vật của quốc gia”, ông Nguyễn Công Trường nói.

Ấn tín linh thiêng

Theo ông Nguyễn Công Trường, Phó giám đốc Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, nguyên tắc khắc dấu phải khắc âm bản khi đóng lên giấy mới thành dương bản, nhưng ấn “Sắc mệnh chi bảo” lại là khắc ngược vì đây là ấn gỗ khắc vội được sử dụng tạm thời ngoài trận tiền của triều Trần trong những năm đầu chống quân xâm lược Nguyên Mông đầy cam go.

Các ấn bằng gỗ ở nhiều đền thờ đức thánh Trần được phân loại là ấn tín trong lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng. Như chúng ta biết, khai ấn đền Trần là nghi thức mở đầu cho một năm làm việc của bộ máy chính quyền phong kiến xưa với mong muốn mở đầu cho một năm mọi việc suôn sẻ, thành công, xã tắc thái bình. Ngày nay mọi người đều tâm niệm rằng: Việc xin ấn mang về sẽ được vua đời Trần phù hộ cho thăng quan tiến chức, cầu cho đại gia đình được khỏe mạnh, an khang, thịnh vượng và gặp may mắn trong năm đó. Vậy nên cứ đến ngày 14 tháng Giêng (âm lịch), nhân dân ở khắp nơi trong cả nước đều nô nức đến đền Trần (Nam Định) để xin ấn.

Tìm hiểu về lệ khai ấn, được biết, có hai loại lễ khai ấn: Một là khai ấn “Sắc mệnh chi bảo” của nhà vua dùng cho các quan trước và sau kỳ nghỉ tết hàng năm từ 26 tháng Chạp đến 6 tháng Giêng. Hai là khai ấn “Trần miếu tự điển” nghĩa là ấn điển thờ ở miếu nhà Trần vào rằm tháng Giêng hàng năm dành cho nhân dân đi lễ đầu năm, xin tờ điệp có dấu “Trần miếu tự điển” đem về treo ở nhà trừ tà ma, cầu bình an khỏe mạnh, mọi việc như ý.

Như vậy, bên cạnh ấn “Trần miếu tự điển” tại đền Trần, Nam Định; ấn “Sắc mệnh chi bảo” đang được gìn giữ và trưng bày tại Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, của Thủ đô Hà Nội cũng là một ấn trong “Trần triều quốc bảo” không chỉ mang ý nghĩa lịch sử linh thiêng mà còn là nguồn sử liệu vô cùng quý giá của đất nước để các học giả, các nhà nghiên cứu và thế hệ mai sau nghiên cứu.

Nguyễn Hoài

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.

Tin khác

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Vào lúc 20h tối nay 12/7, tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) sẽ chính thức khai mạc Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024, với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị hứa hẹn thu hút số đông người dân và du khách quốc tế.
Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

(LĐTĐ) Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 17/11 tại khu vực Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh thuộc phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 9/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Thắp ngọn lửa hồng”.
Xem thêm
Phiên bản di động