Dẹp nạn đổ trộm phế thải xây dựng ở Mễ Trì, Hà Nội: “Liều thuốc” hiệu quả

Trong khi nhiều địa phương “đau đầu” giải quyết vấn nạn đổ trộm phế thải xây dựng thì ở phường Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) một giải pháp tạm thời nhưng đang mang lại những hiệu quả tích cực đã được triển khai.
lieu thuoc hieu qua Phế thải đổ tràn lan dưới tuyến đường sắt trên cao đoạn phố Hào Nam
lieu thuoc hieu qua Xử lý dứt điểm vi phạm pháp luật đê điều ở quận Tây Hồ

Tràn lan vi phạm

Theo tìm hiểu, hiện phần lớn rác, phế thải xây dựng của Thủ đô được chuyển tới bốn bãi tập kết nằm ở ngoại thành. Những bãi này do các đơn vị vệ sinh môi trường xã hội hóa phối hợp với chủ sở hữu đất lập ra để chôn lấp là: Vân Nội, Nguyên Khê (Đông Anh), Vĩnh Quỳnh (Thường Tín) và bãi tại huyện Đan Phượng...

Tuy nhiên, có một thực tế hiện các bến bãi tập kết trên nằm ở khá xa và bắt đầu có dấu hiệu quá tải trong khi đó nhu cầu “xả thải” của người dân vẫn rất cao, đặc biệt ở các khu vực đang phát triển hạ tầng mạnh như Hà Đông, Nam Từ Liêm, Gia Lâm…

lieu thuoc hieu qua
Phường Mễ Trì đã dành hẳn một khu đất trống, quây lợp rào tôn để người dân đổ phế thải xây dựng khi có nhu cầu. (Ảnh Đinh Luyện)

Ở Hà Đông, các điểm được coi là “nóng” về vấn đề này có thể kể đến khu vực ven tuyến đường từ cổng của Khu Công viên Thể thao cây xanh của quận giáp với khu đô thị Văn Phú. Đoạn ven tuyến đường mới, chạy dọc khu đô thị Xa La và khu đô thị Thanh Hà cũng là một điểm thường xuyên tái diễn tình trạng đổ trộm phế thải.

Tương tự, khu vực phường Trung Văn, trên trục đường Lương Thế Vinh, đoạn ngay sát một trường học dù có biển cấm của công an phường nhưng vẫn trở thành một “điểm đen” chứa rác. Đáng chú ý, cũng ngay cuối trục đường trên nhưng thuộc phường Mễ Trì, đoạn cắt giao từ khu dân cư ra tuyến đường vành đai 3 cũng tồn ứ, la liệt nhiều đống phế thải xây dựng.

Không dừng lại ở mức đổ trộm, “phế thải tặc” còn hoạt động lén lút, nhiều khu vực chúng còn hoạt động khá công khai, manh động và chống đối chính quyền. Khu đất nông nghiệp số 5 Đại lộ Thăng Long ở Nam Từ Liêm là một ví dụ. Một diện tích lớn khu vực này hiện đã bị san lấp bằng phế thải. Để ngăn chặn các hành vi vi phạm, chính quyền sở tại đã phải sử dụng phương án quây tôn xung quanh khu đất, thường xuyên tuần tra, giải tỏa các vi phạm, lấn chiếm. Xử lý mạnh là vậy, nhưng hễ vắng bóng lực lượng chức năng “phế thải tặc” lại lộng hành. Chúng táo tợn đến mức cắt khóa, tiếp tục đổ rác, phế thải vào khu đất.

Mô hình hay cần nhân rộng

Xoay quanh câu trả lời cho “bài toán” xử lý tận gốc nạn đổ trộm phế thải, có thể thấy hiện việc phát hiện, xử lý vi phạm trong thời gian qua chưa đạt hiệu quả cao một phần do thủ đoạn đối phó tinh vi của các đối tượng vi phạm. Mặt khác, do lực lượng chức năng còn mỏng, địa bàn rộng, nhiều tuyến đường ít người qua lại nên việc đổ lén phế thải rất khó bắt quả tang.

Chưa hết, hiện việc xử lý đối tượng đổ trộm phế thải vẫn còn tồn tại “lỗ hổng” đó là sự chồng chéo giữa các cơ quan chức năng. Nói cách khác, hiện việc quản lý, xử phạt nạn đổ trộm phế thải xây dựng thuộc rất nhiều ngành như: Thanh tra Giao thông, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát môi trường, Thanh tra xây dựng... các đơn vị thuộc cấp địa phương như phường, xã – nơi nắm và quản lý địa bàn lại không có thẩm quyền xử lý vi phạm. Nhắc chuyện này, một cán bộ cấp phường ở quận Nam Từ Liêm chia sẻ: “Phường không có thẩm quyền thu dọn rác, phế thải xây dựng và phường cũng không đủ thẩm quyền để bắt các đối tượng này”.

Đó là cấp quản lý, nhưng ngay từ phía người dân dường như công tác tuyên truyền về vấn đề trên vẫn đang tồn tại những bất cập nhất định. Mặc dù Thành phố đã ban hành Chỉ thị số 07/CT-UBND về việc tăng cường quản lý phá dỡ, thu gom, vận chuyển, xử lý phế thải xây dựng trên đia bàn trong đó nhấn mạnh các chủ đầu tư xây dựng công trình trước khi khởi công phải có trách nhiệm gửi thông báo đến UBND cấp xã, Đội thanh tra xây dựng UBND cấp huyện.

Ngoài các hồ sơ thông báo khởi công phải kèm theo hợp đồng ký kết với nhà thầu có đủ điều kiện năng lực và tư cách pháp nhân để thu gom, vận chuyển phế thải xây dựng đổ đúng nơi quy định và phải có bản cam kết bảo vệ môi trường. Nhưng thực tế, đa phần người dân khi xây dựng nhà ở họ chỉ biết thuê đội ngũ vận chuyển phế liệu xây dựng đến dọn dẹp. Nhưng khi hỏi sâu hơn về “đường đi” của nguồn thải này thì người dân đều tỏ ra không quan tâm vì đã “tiền trao cháo múc” với đội ngũ vận chuyển.

Liên quan đến câu chuyện xử lý nạn “phế thải tặc”, khi tìm hiểu vấn đề trên địa bàn phường Mễ Trì (Q. Nam Từ Liêm) người viết tình cờ biết được một phương cách tạm thời nhưng đang phát huy được hiệu quả nhất định ở địa phương này. Đó là việc mở một điểm tập kết phế thải xây dựng tạm thời.

Theo ông Hứa Đức Minh - Phó Chủ tịch UBND phường Mễ Trì, có thời điểm tình trạng đổ trộm, tập kết trái phép phế thải xây dựng diễn ra khá phức tạp. Các đối tượng đổ trộm phế thải thường là người ngoài địa phương nên rất khó khăn trong công tác tuyên truyền và xử lý. “Tình trạng đổ trộm phế thải là do trên địa bàn phường còn rất nhiều các khu đất đã quy hoạch dự án nhưng chưa triển khai, để hoang hóa và chưa có các biện pháp quản lý đất. Bởi thế nên các đối tượng đã lợi dụng để đổ trộm vào ban đêm và sáng sớm. Điều này gây nhiều khó khăn cho quản lý của chính quyền và công an” – ông Minh chia sẻ.

Theo Phó Chủ tịch phường Mễ Trì, do trên địa bàn phường có nhiều công trình xây dựng nên bên cạnh việc đốc thúc, mật phục, thường xuyên báo cáo các vi phạm nảy sinh cho công an quận xử lý thì nhiều tháng nay đơn vị này còn dành hẳn một khu đất để người dân có thể tạm thời tập kết phế thải xây dựng. Bãi tập kết này nằm ở khu đất trống, cách UBND phường 700m. Ông Hứa Đức Minh khái lược: “Với các dự án xây dựng trên địa bàn, phường đã bố trí 1 điểm tập kết để khi nhân dân có nhu cầu xây dựng, người ta có thể đổ ra đó. Sau khi tập kết ở điểm đó sẽ có đơn vị chuyên trách dọn đi”.

Trong khi chờ những “liều thuốc” công hiệu hơn để chữa tận gốc nạn đổ trộm rác, phế thải xây dựng thì rõ ràng giải pháp tạm thời của Mễ Trì có thể coi là khả thi và có thể nhân rộng ra nhiều địa phương nếu có quỹ đất phù hợp. Về lâu dài, thiết nghĩ Thành phố nên sớm quy hoạch, xây dựng thêm các khu tập kết phế thải xây dựng chung. Ngoài ra, cũng cần đẩy mạnh xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đối với các đơn vị trực tiếp xử lý phế thải xây dựng. Với việc đồng bộ nhiều giải pháp như vậy, tin chắc nạn “phế thải tặc” sẽ sớm không còn nhức nhối.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng từ mô hình chợ văn minh

Đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng từ mô hình chợ văn minh

(LĐTĐ) Mô hình chợ văn minh thương mại, an toàn thực phẩm đã góp phần duy trì môi trường kinh doanh an toàn, văn minh, đảm bảo tôn trọng quyền lợi của người tiêu dùng, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, thu nhập cho nhiều lao động ở huyện Thanh Trì.
Huyện Thạch Thất xử lý nghiêm vi phạm về trật tự đô thị

Huyện Thạch Thất xử lý nghiêm vi phạm về trật tự đô thị

(LĐTĐ) Thực hiện kế hoạch của Ban Chỉ đạo 197 huyện “Ra quân đảm bảo trật tự đô thị, vệ sinh môi trường, chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng huyện Thạch Thất (13/7/1954 - 13/7/2024), Ban Chỉ đạo 197 các xã, thị trấn đã đồng loạt ra quân đảm bảo trật tự đô thị, giải tỏa hành lang an toàn giao thông, đảm bảo đường thông, hè thoáng.
Xử lý vi phạm trật tự đô thị tại quận Hoàn Kiếm: "Hôm nay làm sạch, mai đâu lại vào đấy"

Xử lý vi phạm trật tự đô thị tại quận Hoàn Kiếm: "Hôm nay làm sạch, mai đâu lại vào đấy"

(LĐTĐ) Mới đây, Tổ kiểm tra số 1 của Ban Chỉ đạo 197 thành phố Hà Nội đã kiểm tra thực tế các tuyến phố như: Trần Nhật Duật, Bát Đàn, Phùng Hưng, Hàng Buồm, Hàng Bạc, Mã Mây, Đào Duy Từ... Kết quả vi phạm trật tự đô thị (TTĐT) diễn ra phổ biến. Tuy nhiên, theo báo cáo 6 tháng đầu năm, các phường như: Cửa Nam, Tràng Tiền, Cửa Đông, Hàng Buồm... không có trường hợp nào bị xử phạt. Nội dung này không đúng với tình hình thực tế.
Hàng chục nắp hố ga bỗng nhiên… biến mất

Hàng chục nắp hố ga bỗng nhiên… biến mất

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội, xảy ra tình trạng mất nắp hố ga dọc các tuyến đường, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn cho người tham gia giao thông.
Ban chỉ đạo 197 quận Đống Đa xử lý vi phạm về trật tự đô thị

Ban chỉ đạo 197 quận Đống Đa xử lý vi phạm về trật tự đô thị

(LĐTĐ) Ngày 8/7, Ban chỉ đạo 197 quận Đống Đa (Hà Nội) đã tổ chức đoàn đi kiểm tra tại một số điểm nóng trong công tác đảm bảo trật tự đô thị, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường trên địa bàn các phường Thịnh Quang, Phương Mai và Cát Linh.
Quận Ba Đình quyết liệt tiếp tục duy trì đô thị xanh - sạch - đẹp

Quận Ba Đình quyết liệt tiếp tục duy trì đô thị xanh - sạch - đẹp

(LĐTĐ) Ngày 5/7, tại buổi làm việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện các nhiệm đảm bảo trật tự đô thị, trật tự công cộng và vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Ba Đình, Thượng tá Dương Minh Tuyến - Phó trưởng Phòng Tham mưu, Công an thành phố Hà Nội yêu cầu Ban Chỉ đạo 197 quận Ba Đình cần triển khai những nhiệm vụ mới trong thời gian tới, với sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa, đồng loạt hơn nữa để tiếp tục duy trì đô thị xanh - sạch - đẹp...
Thi tuyển ý tưởng quy hoạch chuyển đổi công năng Khu công nghiệp Biên Hòa 1, Đồng Nai

Thi tuyển ý tưởng quy hoạch chuyển đổi công năng Khu công nghiệp Biên Hòa 1, Đồng Nai

(LĐTĐ) Cuộc thi tuyển nhằm lựa chọn được ý tưởng tốt nhất, phát huy tối đa tiềm năng của khu vực khu công nghiệp (KCN) Biên Hòa 1 chuyển đổi công năng thành khu đô thị - thương mại - dịch vụ; phát huy tối đa tiềm năng của khu vực vào đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Biên Hòa đến năm 2045.
Quận Đống Đa: Lập lại trật tự đô thị trên tuyến phố Nguyễn Văn Tuyết

Quận Đống Đa: Lập lại trật tự đô thị trên tuyến phố Nguyễn Văn Tuyết

(LĐTĐ) Ngày 3/7, đoàn liên ngành của hai phường Trung Liệt và Ngã Tư Sở quận Đống Đa phối hợp ra quân về thực hiện các quy định đảm bảo trật tự đô thị, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường trên tuyến phố giáp ranh Nguyễn Văn Tuyết.
Vi phạm về cấp phép xây dựng ở Hà Đông do cán bộ cấp vội, cấp ẩu

Vi phạm về cấp phép xây dựng ở Hà Đông do cán bộ cấp vội, cấp ẩu

(LĐTĐ) Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Lê Thanh Nam cho biết, vi phạm về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy phép xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp trên địa bàn quận Hà Đông chủ yếu liên quan đến 5 phường: Phú Lương, Phú Lãm, Phú La, Đồng Mai và Biên Giang.
Thành phố Hồ Chí Minh thu hồi hơn 3ha đất làm dự án phục vụ cộng đồng

Thành phố Hồ Chí Minh thu hồi hơn 3ha đất làm dự án phục vụ cộng đồng

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có Tờ trình số 3674 trình Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố thông qua danh mục dự án thu hồi đất với quy mô 3,14ha để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn.
Xem thêm
Phiên bản di động