Cần ưu tiên xử lý chất thải rắn
Cần tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt Sớm giải quyết những bất cập trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt |
Chất thải rắn sinh hoạt vẫn gia tăng
Theo thống kê, tại Việt Nam, lượng chất thải rắn sinh hoạt đang gia tăng nhanh chóng ở mức đáng lo ngại, kể cả về khối lượng phát sinh và mức độ nguy hại. Nếu như năm 2010, tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên toàn quốc là khoảng 44.400 tấn/ngày, thì đến năm 2019, đã tăng lên hơn 64.000 tấn/ngày, tăng 46% so với năm 2010, dự báo đến năm 2030, sẽ có gần khoảng 92.000 tấn/ngày chất thải rắn sinh hoạt phát sinh.
Nếu tính riêng ở địa bàn Hà Nội thì lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại đô thị (chủ yếu từ các hộ gia đình, khu vực công cộng như đường phố, chợ, văn phòng, trường học,...) là khoảng 7.300 tấn/ngày.
Quản lý chất thải rắn sinh hoạt là một trong những vấn đề cần được ưu tiên hàng đầu. |
Tỉ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên toàn thành phố hiện nay đạt 85,5% và có sự cách biệt theo phạm vi không gian. Cụ thể, tỉ lệ thu gom rác thải sinh hoạt trong ngày tại các quận trung tâm đạt 100%, tại các huyện ngoại thành đạt 88 - 89%. 100% rác thải sinh hoạt thu gom được xử lý đúng tiêu chuẩn.
Điều đáng nói, theo ông Phan Văn Đức, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội, do lượng chất thải rắn sinh hoạt gia tăng nhanh chóng, nên phần lớn khối lượng phát sinh trên địa bàn chưa được phân loại tại nguồn. Các loại chất thải rắn sinh hoạt có khả năng tái chế, tái sử dụng đều được thu gom, vận chuyển chung với chất thải thực phẩm và chất thải khác, gây khó khăn trong việc phân loại, điều này đã và đang gây áp lực lớn đến công tác thu gom, vận chuyển, xử lý và ngân sách dành cho xử lý chất thải rắn sinh hoạt của Thủ đô.
Được biết, thực hiện yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc triển khai một số nội dung nhằm đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt… hiện nay, thành phố Hà Nội đã triển khai các mô hình thí điểm tại địa bàn 5 quận gồm: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Nam Từ Liêm.
Trong đó, quận Hoàn Kiếm thí điểm tại 18/18 phường; quận Ba Đình thí điểm tại 3 phường Nguyễn Trung Trực, Thành Công, Giảng Võ; quận Đống Đa thí điểm tại phường Nam Đồng; quận Hai Bà Trưng thí điểm tại phường Phạm Đình Hổ, quận Nam Từ Liêm thí điểm tại phường Cầu Diễn.
Trong đó, rác thải rắn sinh hoạt sẽ được phân ra thành 4 loại gồm: Chất thải rắn có thể tái sử dụng, tái chế (các loại giấy, nhựa, kim loại…); chất thải cồng kềnh (là vật dụng gia đình được thải bỏ có kích thước lớn như tủ, giường, nệm, bàn, ghế, các vật dụng tương tự khác hoặc gốc cây, thân cây, cành cây…); chất thải nguy hại (pin, ắc quy, bóng đèn, chai lọ đựng hóa chất, sơn, mực, tivi, tủ lạnh…); rác thải còn lại (chất thải thực phẩm và rác thải khác).
Theo kế hoạch, sau thời gian thí điểm, các đơn vị sẽ tổng kết, rút kinh nghiệm và tổng hợp vào Đề án phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, trình UBND Thành phố phê duyệt để triển khai nhân rộng. Tuy nhiên, đến nay, khi mà các phương án và kế hoạch triển khai thí điểm vẫn còn đang mông lung, thì thời hạn áp dụng chậm nhất với công tác phân loại rác là ngày 31/12/2024 (Luật Bảo vệ môi trường năm 2020) đã cận kề.
Cần được quan tâm hơn nữa
Nhận định việc phát triển đô thị bền vững trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng là nhu cầu cấp bách hiện nay, PGS.TS. Lưu Đức Hải - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đô thị và Phát triển hạ tầng cho rằng, trong quá trình xây dựng và phát triển đô thị theo hướng bền vững, việc tìm hiểu và ứng dụng các nghiên cứu về hệ thống hạ tầng xanh cần được quan tâm một cách đúng mức, cần có sự chung tay của các cấp chính quyền và toàn xã hội.
Theo PGS.TS. Lưu Đức Hải, thuật ngữ “xanh” đã được đề cập trong các chính sách của Nhà nước như Nghị quyết số 148/NĐ-CP ngày 11/11/2022 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06/NĐ-TW ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Trong đó, yêu cầu phải phát triển đô thị xanh, đô thị thông minh, tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có khái niệm đầy đủ, thống nhất về đô thị xanh và hạ tầng xanh trong đô thị. Trên cơ sở đề xuất của nhiều chuyên gia, PGS.TS. Lưu Đức Hải đã đề xuất 9 khái niệm xanh: Đô thị xanh, hạ tầng xanh, giao thông xanh, thoát nước xanh, cấp nước xanh, công viên xanh, chiếu sáng xanh, quản lý chất thải rắn xanh và vệ sinh môi trường xanh.
Chia sẻ tại tọa đàm “Quản lý chất thải rắn xanh và vệ sinh môi trường xanh - Hướng đến đô thị xanh bền vững”, bà Sarah Remmei, chuyên gia hoạch định đô thị môi trường Spatial Decisions cho rằng, xử lý chất thải một cách bền vững đem lại vô vàn lợi ích. Hiện nay, nhiều nơi trên thế giới đã có những giải pháp tiên tiến về quản lý chất thải rắn xanh và giảm thiểu chất thải rắn tại nguồn đã được chú trọng hơn.
Những mô hình tốt nhất có thể kể đến là: Tái chế tại nguồn tại Osaka, Nhật Bản; tái chế, sửa chữa và nghiên cứu tại Thuỵ Điển; nhà máy đốt sản sinh điện từ chất thải rắn (Waste-to-energy, WTE) tại Singapore; hệ thống thu phí theo lượng thải (Pay-as-you-throw, PAYT) tại Hàn Quốc; cải cách chính sách - Thứ tự ưu tiên tại Hà Lan; cấm sử dụng nhựa dùng một lần tại một số bang của Hoa Kỳ…
“Cơ hội dành cho Việt Nam đó là đầu tư sớm vào quản lý chất thải rắn xanh trên phạm vi hàng trăm thành phố vừa và nhỏ trên cả nước và không chờ đến lúc việc thiếu hụt bãi chôn lấp rác trở thành vấn đề không thể vượt qua được. Chìa khóa thực sự dẫn đến quản lý chất thải rắn xanh và bền vững nằm ở việc tiết giảm chất thải rắn tại nguồn thông qua quy tắc 3R (tái chế, tái sử dụng và tiết giảm). Thành phố nào cũng có thể thực hiện chính sách này khi người ra quyết định đặt tầm quan trọng của việc quản lý chất thải lên hàng đầu”, bà Sarah Remmei chia sẻ.
Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, chậm nhất đến ngày 31/12/2024, các địa phương phải thực hiện phân loại rác tại nguồn. Công nhân môi trường sẽ từ chối thu gom rác không phân loại. Hộ gia đình, cá nhân không phân loại, hoặc không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định sẽ bị phạt từ 500.000 - 1.000.000 đồng. |
Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ
Môi trường 20/12/2024 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C
Môi trường 19/12/2024 06:19
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng
Môi trường 18/12/2024 06:55
Để Thủ đô xanh bền vững
Môi trường 17/12/2024 08:08
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng
Môi trường 17/12/2024 06:25
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét
Môi trường 16/12/2024 06:34
TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch
Môi trường 15/12/2024 18:17
Điểm sáng mô hình "Công viên hóa nghĩa trang"
Môi trường 15/12/2024 16:38