Dẹp được “nhũng nhiễu phiền hà”!
Là nếp sống văn minh đấy! | |
Vị trí cao quý trong xã hội | |
Kiện ra tòa, chú nhé! |
- So với Luật hiện hành quy định cán bộ từ phó trưởng phòng của Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên và tương đương trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị mới phải kê khai tài sản, thì rõ ràng đây là một biện pháp tăng cường phòng chống tham nhũng quyết liệt hơn.
-Mở rộng đối tượng quản lý tài sản rõ là công tác phòng chống tham nhũng sẽ hiệu quả hơn, nhưng cũng có ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng, việc mở rộng đối tượng có nghĩa vụ kê khai đến tất cả cán bộ, công chức là không khả thi.
-Thế bác không nghe Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhắc lại quan điểm đã trình bày với Quốc hội, đó là việc mở rộng đối tượng có nghĩa vụ kê khai đến tất cả cán bộ, công chức nhằm mục đích chủ yếu là tạo cơ sở dữ liệu để so sánh, đối chiếu khi họ được bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn hoặc khi tài sản, thu nhập có biến động trong năm từ 300 triệu đồng trở lên…, những đối tượng này không phải kê khai hàng năm. Như vậy là phù hợp với năng lực của cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập và bảo đảm tính khả thi.
-Như vậy là đã rõ. Tớ ủng hộ việc tất cả các cán bộ, công chức đều phải kê khai tài sản, thu nhập. Có thế mới dễ phát hiện những phát sinh đột biến về thu nhập của họ.
-Nhân nói đến chuyện này em muốn “thắc mắc” với bác một chuyện.
-Chuyện gì, chú thì lắm chuyện lắm, chuyện nào cũng phức tạp.
-Chuyện là em vừa đọc một tờ báo mạng, thấy hàng tít lơn…
-Thôi chú đừng lôi chuyện này ra “đa chiều” nữa. Lại cướp, giết, sự cố lộ hàng… nhàm lắm rồi.
-Ơ hay bác, chả cho em nói hết đã “ồn sồn” là thế nào. Em thấy dòng tít “Vì sao cán bộ, công chức tham nhũng?”.
-Vớ vẩn. Lại lý do đời sống khó khăn, đồng lương còn thấp chứ gì. Vô lý. Đúng là việc tất cả cán bộ, công chức phải kê khai tài sản, thu nhập là cần thiết.
-Đúng vậy bác ạ. Em thấy cái lý do này còn được đưa ra tại cuộc hội thảo phòng chống tham nhũng, cũng vô lý thật.Thế em mới muốn “đa chiều” với bác chuyện này.
-Tớ chả “đa chiều” nữa, nói mãi rồi mà có hết tham nhũng đâu. Chả nói đến mấy vụ cán bộ có chức quyền, kể cả cán bộ cao cấp đang bị xử lý. Mấy vị cán bộ nhàng nhàng có chút quyền “phục vụ nhân dân”, rồi bác sĩ, giáo viên vẫn còn có chuyện “phong bì lót tay”, “bôi trơn”, “mãi lộ”… Không có là gây khó dễ, như vậy chả là tham nhũng, tham ô ư!
-Thế mới phải hỏi vì sao?
-Vì sao thì vì chứ tham nhũng vì lương không đủ sống tớ chẳng chịu.
-Bác nói cũng phải, nhưng nhiều khi cái khó nó ló cái sai chứ lỵ
-Đành là thế, nhưng tớ hỏi chú, những kẻ tham nhũng là ai? Là người có chức, có quyền mới tham nhũng được. Mà đã có chức, có quyền thì đời sống khó khăn sao được bằng cánh mình. Mình sống được họ cũng phải sống được chứ.
-Bác nói phải. Thế mà lâu nay người ta vẫn cho rằng tham nhũng, nhận hối lộ là do khó khăn. Bác sĩ, hải quan, cán bộ công quyền… sẽ không nhận hối lộ nếu đời sống dư dả.
-Tào lao quá. Tớ chả thấy ai nhận hối lộ lại khó khăn cả. Khi bị phát hiện, kiểm kê tài sản toàn mấy biệt thự, tiêu tiền như nước.
-Em cũng thấy mâu thuẫn thật. Các cụ chả dạy “thấy bở đào mãi”, thói đời đã ăn được một lần thì muốn ăn mãi bác nhể.
-Thế nên lý do đồng lương thấp nên nảy sinh tham nhũng là phiến diện. Vấn đề là pháp luật của ta chưa nghiêm, đạo đức cán bộ suy thoái, thiếu lòng trắc ẩn, chưa thực sự “vì dân phục vụ”.
-Lý do bác nói thì ai chả biết.
-Vấn đề là biết nhưng dẹp thế nào?
-Cứ xử theo đúng phép nước khó gì.
-Thế mà khó đấy, không khó mà tham nhũng, hối lộ vẫn không giảm.
-Nếu thế cứ đổ cho đời sống khó khăn là thượng sách còn gì.
-Có cái kê khai tài sản, thu nhập là biết rõ khó khăn hay không nhé. Ai chả làm công ăn lương, thế nên Nhà nước mới phải quy định cái lương tối thiểu để đủ đảm bảo cuộc sống tối thiểu đó thôi.
-Nói như bác thì hy vọng cái kê khai này sẽ dẹp được cái “nhũng nhiễu phiền hà”.
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí
Thời sự 22/10/2024 14:06
Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”
Bình luận 21/10/2024 11:05
Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Thời sự 09/10/2024 07:32
Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 03/10/2024 15:35
Thu nhập và 1m2 nhà!
Bình luận 01/10/2024 10:08
Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân
Bình luận 29/09/2024 20:05
Kỳ 2: Lấy giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị làm trọng tâm
Bình luận 27/09/2024 09:10
Quyết định hợp lòng dân
Bình luận 26/09/2024 08:29
Kỳ 1: Biến ước mơ thành hành động
Bình luận 25/09/2024 10:06