Để xuất khẩu lao động không bị cản trở: Cần loại bỏ giấy phép con

Có giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động (XKLĐ) của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cấp, đơn hàng được phép tuyển của Cục Quản lý lao động ngoài nước cấp, nhưng muốn tuyển lao động, nhiều doanh nghiệp XKLĐ vẫn phải xin giấy phép từ tỉnh xuống huyện, từ huyện xuống xã.
de xuat khau lao dong khong bi can tro can loai bo giay phep con Thanh tra pháp luật XKLĐ: Xử phạt gần 4 tỉ đồng
de xuat khau lao dong khong bi can tro can loai bo giay phep con Cần công khai, minh bạch thông tin về xuất khẩu lao động

“Luật bất thành văn” này ở nhiều địa phương đang gây khó khăn cho công tác XKLĐ- được coi là một trong những giải pháp giúp nhiều địa phương xóa đói giảm nghèo.

“Phép vua thua lệ làng”

Tại Hội nghị nâng cao chất lượng hoạt động đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Bộ LĐTBXH tổ chức mới đây, ông Nguyễn Văn Minh - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần dịch vụ XKLĐ và chuyên gia Thanh Hoá kể: Công ty ông có giấy phép hoạt động XKLĐ của Bộ cấp, đơn hàng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho phép triển khai nhưng khi về đến huyện, phải nằm chờ mất 3 tháng cũng chưa được tiếp cận người dân.

de xuat khau lao dong khong bi can tro can loai bo giay phep con
Tu nghiệp sinh Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản.

Thậm chí, khi đến làm việc, một đồng chí Phó Chủ tịch huyện đã nói thẳng “Nhiều năm nay không có XKLĐ cũng không chết ai”, muốn vào huyện phải chờ Ban Thường vụ họp, cho ý kiến”, mà theo ông Minh thì Thường vụ mấy tháng mới họp 1 lần.

“Chúng tôi đã tiếp xúc với người dân ở đó, họ rất thiết tha đi XKLĐ. Có người dân nợ ngân hàng 3 triệu đồng thôi mà 5 năm không trả nợ được, khi nói ra những lợi ích của XKLĐ, họ rất mặn mà nhưng huyện không cho tuyển dụng. Cán bộ của chúng tôi mới gặp dân thôi, đã bị công an huyện và xã bắt giam, nhốt 1 đêm – sáng hôm sau chúng tôi phải nhờ người can thiệp mới được thả”, ông Minh kể.

Trước những bức xúc từ phía các doanh nghiệp XKLĐ, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung cho biết: Thời gian tới, Bộ sẽ rà soát lại các văn bản, nghị định, thông tư còn bất cập, loại bỏ tất cả các loại văn bản, “giấy phép con” gây cản trở, khó khăn cho doanh nghiệp.

Nếu thủ tục rườm rà xuất phát từ phía đối tác nước ngoài thì sẽ xem xét đàm phán lại; nếu xuất phát từ phía các ngành, địa phương, Bộ sẽ chỉ đạo thống nhất, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp và NLĐ.

“Câu chuyện phải có “giấy phép con” mới được tuyển LĐ đã là luật bất thành văn rồi. Nếu Bộ trưởng hỏi 282 doanh nghiệp họp ở đây có hay không, tôi dám chắc giơ tay hết”, ông Minh bức xúc nói khiến cả hội nghị vỗ tay lớn.

Trả lời câu hỏi của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam về việc doanh nghiệp vướng mắc ở đâu và vướng như thế nào khi tuyển LĐ tại địa phương, ông Minh cho biết thêm: Bộ đã tạo điều kiện rồi, tỉnh cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp rồi nhưng vấn đề khó khăn là ở cấp huyện, cấp xã. Có huyện không cấp phép cho doanh nghiệp về xã tuyển LĐ, hoặc đối phó văn bản của tỉnh bằng cách chỉ cho tuyển tại 1-2 xã.

Minh chứng thêm cho câu chuyện “giấy phép con” gây khó khăn cho doanh nghiệp, ông Đàm Phương Bắc - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dịch vụ Nhân lực Toàn Cầu cho biết thêm: Doanh nghiệp XKLĐ đi khai thác nguồn phải có giấy phép con, từ tỉnh xuống huyện, từ huyện mới xuống xã, thậm chí giấy phép đó bị khống chế về thời gian tuyển, số lượng huyện được tuyển, số LĐ được tuyển, có nơi còn đề rõ chỉ cho phép tuyển đúng 100 người, không được hơn.

Từ thực tế này, ông Nguyễn Văn Minh đề nghị lãnh đạo Bộ cần cho cơ chế để doanh nghiệp tiếp cận với người dân theo hướng DN chỉ cần giấy phép của Bộ LĐTBXH và công văn giới thiệu của tỉnh đồng ý chứ không cần xin thêm công văn, ý kiến của tuyến huyện, xã nữa, nếu không sẽ rất khó khăn trong tạo nguồn LĐ.

Liên quan đến một số cơ chế bất cập trong việc cấp phép từ phía đối tác nước ngoài, ông Nguyễn Lương Trào - Chủ tịch Hiệp hội XKLĐ dẫn ra ví dụ: Chương trình tu nghiệp sinh Nhật Bản yêu cầu các thực tập sinh đi tu nghiệp tại Nhật phải có giấy chứng nhận đã từng làm việc tại 1 doanh nghiệp ở Việt Nam. Đây được coi là điều kiện tiên quyết. Trong khi đó, tu nghiệp sinh của ta phần lớn mới tốt nghiệp lớp 12, cao đẳng hoặc đại học, chưa đi làm việc ở đâu.

“Để đáp ứng yêu cầu từ phía bạn, các doanh nghiệp XKLĐ đành phải nói dối và có sự tốn kém tiền của không chỉ của doanh nghiệp mà cả NLĐ; còn nếu doanh nghiệp nào không làm như thế thì không thể “vào” thị trường.

Bất cập này Bộ đã biết rồi, cũng đã từng trao đổi trực tiếp với phía đối tác về vấn đề này, làm việc với Bộ Tư pháp Nhật Bản, tuy nhiên đến nay vẫn chưa bãi bỏ được quy định này. Vì vậy, Việt Nam nên kiên trì đàm phán với Nhật Bản để thay đổi điều bất hợp lý này vì thực tế nhu cầu thực tập sinh Việt Nam từ phía Nhật là rất lớn”- ông Trào cho biết.

Doanh nghiệp cũng phải xem lại mình

Chia sẻ với các doanh nghiệp về câu chuyện “giấy phép con”, song Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Doãn Mậu Diệp nhận định: Có rất nhiều doanh nghiệp nói về “giấy phép con”, đi đến các địa phương rất khó tuyển được nguồn, thậm chí bị gây khó dễ. Tôi cho rằng việc này phải nhìn nhận từ cả hai phía.

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp mạnh về bất kỳ các địa phương được chào đón bởi họ tuyển chọn LĐ, đào tạo LĐ rất tốt, chăm lo cho NLĐ, hỗ trợ cho NLĐ trong những năm làm việc ở nước ngoài cũng rất là tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp năng lực còn yếu kém, chưa xây dựng được thương hiệu, uy tín của mình.

Thậm chí, có những doanh nghiệp tuyển chọn LĐ để đưa đi, đã thu phí, đào tạo trong nhiều tháng vẫn không đưa được LĐ đi, nhưng không hoàn trả lại tiền cho NLĐ. Một số doanh nghiệp không được một số địa phương chào đón vì họ biết trước thông tin về doanh nghiệp đó.

“Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam muốn đẩy mạnh, muốn phát triển sự nghiệp XKLĐ thì việc nâng cao năng lực, xây dựng thương hiệu, uy tín và sòng phẳng với NLĐ phải được chấn chỉnh, ưu tiên hàng đầu”, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp nhấn mạnh.

Bày tỏ quan điểm về câu chuyện “giấy phép con”, ông Bùi Sĩ Lợi- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng: Không ai quy định phải có “giấy phép con”, nhưng “phép vua thua lệ làng”. Bộ LĐTBXH phải ra văn bản chỉ đạo cho các địa phương phải loại bỏ ngay.

“Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng phải xem lại mình- đã đủ độ tin cậy với chính quyền chưa. Doanh nghiệp mà có uy tín, thương hiệu rồi thì đi đâu cũng không cần giấy phép”, ông Lợi khẳng định.

Trước những bức xúc từ phía các doanh nghiệp XKLĐ, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung cho biết: Thời gian tới, Bộ sẽ rà soát lại các văn bản, nghị định, thông tư còn bất cập, loại bỏ tất cả các loại văn bản, “giấy phép con” gây cản trở, khó khăn cho doanh nghiệp.

Nếu thủ tục rườm rà xuất phát từ phía đối tác nước ngoài thì sẽ xem xét đàm phán lại; nếu xuất phát từ phía các ngành, địa phương, Bộ sẽ chỉ đạo thống nhất, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp và NLĐ.

Lan Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã gửi hồ sơ dự án Luật Việc làm (sửa đổi) sang Bộ Tư pháp thẩm định, để tiếp tục hoàn thiện trước khi trình Chính phủ. Đáng chú ý, ở lần sửa đổi này, cơ quan soạn thảo đề xuất bổ sung thêm nhiều đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

(LĐTĐ) Nhu cầu sử dụng lao động tăng, do tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục tăng trưởng, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phục hồi và có nhiều dấu hiệu khởi sắc, nhiều doanh nghiệp mở rộng nhà xưởng để sản xuất.
Kết nối hơn 26.000 cơ hội việc làm cho lao động 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

Kết nối hơn 26.000 cơ hội việc làm cho lao động 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

(LĐTĐ) Ngày 11/7, phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc gồm: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn và Ninh Bình đã diễn ra thành công, thu hút hàng nghìn người lao động và hơn 100 doanh nghiệp tham gia. Sự kiện này đã phần nào hiện thực hóa các kế hoạch hỗ trợ, phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như các tỉnh khác trong khu vực.
Thêm cơ hội lập nghiệp cho học viên nghề hệ 9+

Thêm cơ hội lập nghiệp cho học viên nghề hệ 9+

(LĐTĐ) Là một mô hình đào tạo song song giữa học nghề và học văn hóa phổ thông dành cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS), chương trình học nghề hệ 9+ (Chương trình 9+) hiện đang được triển khai tại nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn thành phố Hà Nội thật sự là cơ hội quý cho các em học sinh vừa có thể tiếp tục học tập theo chương trình phổ thông, vừa được đào tạo kỹ năng nghề để có thể lập nghiệp từ sớm.
Nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường lao động

Nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường lao động

(LĐTĐ) Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội ổn định đã tạo thời cơ tốt cho các doanh nghiệp trên địa bàn nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh, tích cực tuyển dụng lao động đem lại những tín hiệu khả quan cho thị trường lao động Hà Nội.
Chi trả ngay lương, phụ cấp mới từ ngày 1/7

Chi trả ngay lương, phụ cấp mới từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Tại buổi họp Chính phủ thường kỳ chiều 6/7, báo chí quan tâm tới việc tăng lương cơ sở và đặt câu hỏi đến Bộ Nội vụ là trong kỳ nhận lương tháng 7 này, mức lương mới của cán bộ, công chức, viên chức đã được lĩnh ngay hay chưa?
Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, trong bối cảnh nền kinh tế thành phố Hà Nội xuất hiện nhiều điểm sáng, thị trường lao động của thành phố Hà Nội cũng tiếp tục đà phục hồi, phát triển. Điều này thể hiện ở việc trong 6 tháng đầu năm, tỉ lệ giải quyết việc làm trên địa bàn Thành phố tăng, số lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp của Thành phố giảm.
Gian nan tìm nguồn lao động

Gian nan tìm nguồn lao động

(LĐTĐ) Nền kinh tế đang dần phục hồi, nhiều doanh nghiệp (DN) tại các tỉnh Đông Nam Bộ đã có đơn hàng và kế hoạch mở rộng sản xuất. Tuy nhiên câu chuyện về lao động (LĐ) vẫn đang là một bài toán nan giải.
Quy định tính gộp ngày phép năm đối với người lao động

Quy định tính gộp ngày phép năm đối với người lao động

(LĐTĐ) Theo luật hiện hành, doanh nghiệp có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm, sau khi tham khảo ý kiến của người lao động, song cơ quan có thẩm quyền khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm có lợi hơn cho người lao động so với quy định chung...
Thu nhập của người lao động sụt giảm vì sao?

Thu nhập của người lao động sụt giảm vì sao?

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân của người lao động quý II vừa qua là 7,5 triệu đồng/tháng, giảm 137.000 đồng so với quý trước. Nguyên nhân do quý II không còn các khoản thu nhập bổ sung từ tiền làm thêm cuối năm và thưởng Tết Nguyên đán.
Xem thêm
Phiên bản di động