Đề xuất các bãi trông xe: Vẫn loay hoay tìm giải pháp

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã có những chỉ đạo rất quyết liệt trong công tác quy hoạch bến, bãi đỗ xe nhằm đáp ứng các nhu cầu về phát triển giao thông vận tải, xây dựng đô thị thủ đô văn minh hiện đại. Mới đây, để đáp ứng nhu cầu của người dân, UBND thành phố Hà Nội cũng đã đề nghị Bộ Giao thông vận tải điều chỉnh một số nội dung của Thông tư số 35, cho phép được tiếp tục trông giữ xe tại một số vị trí dưới gầm cầu đến năm 2023.
de xuat cac bai trong xe van loay hoay tim giai phap Nỗi lo các bãi xe tư chặt chém
de xuat cac bai trong xe van loay hoay tim giai phap Sân tập thể bị chiếm dụng làm bãi trông xe
de xuat cac bai trong xe van loay hoay tim giai phap Gầm cầu Vĩnh Tuy lại biến thành bãi trông xe

Chưa đáp ứng nhu cầu hiện tại

Thực tế hiện nay cho thấy, trên địa bàn thành phố có 4 vị trí gầm cầu đang tổ chức trông giữ phương tiện đã được thành phố chấp thuận trước thời điểm có hiệu lực của Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 9/10/2017 của Bộ Giao thông Vận tải gồm gầm cầu Vĩnh Tuy; gầm cầu Chương Dương (trông giữ phương tiện miễn phí phục vụ tuyến phố đi bộ và mở rộng không gian đi bộ khu vực phố cổ Hà Nội các tối cuối tuần từ thứ Sáu đến Chủ nhật trên địa bàn quận Hoàn Kiếm); gầm cầu vượt Ngã tư Vọng (phục vụ nhân dân khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai); gầm cầu vượt Mai Dịch. Đến nay, theo tinh thần của Thông tư, 4 điểm này không được phép trông giữ.

de xuat cac bai trong xe van loay hoay tim giai phap
Bãi trông xe dưới gầm cầu Chương Dương luôn “quá tải” vào mỗi dịp cuối tuần.

Về các điểm trông giữ xe này, theo ông Ngô Mạnh Tuấn – Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội, điểm trông xe dưới gầm cầu Chương Dương được tận dụng để trông giữ phương tiện phục vụ tuyến phố đi bộ và mở rộng không gian đi bộ khu vực phố cổ Hà Nội trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Điểm này chỉ phục vụ vào các tối cuối tuần, từ thứ Sáu đến Chủ nhật.

Điểm gầm cầu vượt Ngã tư Vọng do UBND quận Đống Đa và Bệnh viện Bạch Mai đề nghị cho trông giữ phục vụ nhân dân khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai. Và điểm trông giữ tại gầm cầu vượt Mai Dịch, phục vụ lưu giữ xe vi phạm do các lực lượng chức năng xử phạt.

Hiện nay thành phố Hà Nội đang tổ chức trông xe dưới 4 vị trí gầm cầu bao gồm: Gầm cầu Vĩnh Tuy khu vực ngoài đê Hồng Hà; gầm cầu Chương Dương (trông giữ phương tiện phục vụ tuyến phố đi bộ và mở rộng không gian đi bộ khu vực phố cổ Hà Nội các tối cuối tuần từ thứ Sáu đến Chủ nhật trên địa bàn quận Hoàn Kiếm); gầm cầu vượt Ngã tư Vọng (phục vụ nhân dân khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai); gầm cầu vượt Mai Dịch. Đến nay, theo tinh thần của Thông tư, 4 điểm này không được phép trông giữ.

Đại diện Sở Giao thông vận tải Hà Nội cũng nhấn mạnh, các điểm này đều nhằm phục vụ nhu cầu tất yếu của nhân dân cũng như các cơ quan, đơn vị đang có nhu cầu cấp bách và chỉ được tồn tại trong ngắn hạn, trước mắt là đến năm 2023.

Đến thời điểm phù hợp khi quy hoạch bến, bãi đỗ xe của Hà Nội được triển khai vào thực tế, các điểm trông giữ xe được hình thành đủ để đáp ứng nhu cầu, thành phố Hà Nội sẽ chấm dứt hoạt động của các điểm này.

Theo khảo sát của PV, vào các ngày cuối tuần, khi cả vạn người dân và du khách thập phương đến thăm quan và du lịch tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm thì nhu cầu gửi xe vẫn luôn trong tình trạng quá tải. Thậm chí, thường xuyên xảy ra tình trạng xe ô tô dừng đỗ tràn lan dưới lòng đường Trần Nhật Duật, Nguyễn Hữu Huân.

Tuy nhiên, công bằng mà nói, ngoài bãi xe dưới gầm cầu Chương Dương, xung quanh khu vực này rất khó tìm được một bãi gửi xe khác đáp ứng đủ nhu cầu người dân.

Nói như vậy để thấy, trong khi chờ các quy hoạch bến, bãi được triển khai, cần những cơ chế chính sách đặc thù trong khuôn khổ cho phép để đáp ứng nhu cầu hiện tại. Trong trường hợp này, “cấm” hay “dừng cấp phép” đều đơn giản hơn so với việc tìm ra phương án giải quyết khác.

Đợi chờ ở tương lai

Với 94,12% đại biểu biểu quyết tán thành, kỳ họp thứ 7 HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua quy hoạch bến, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạm dừng nghỉ đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Mục tiêu của quy hoạch là xây dựng các bến, bãi đỗ xe theo tiêu chí “bền vững - đồng bộ - hiện đại”, đáp ứng nhu cầu đi lại, dừng đỗ xe, giảm ùn tắc, đảm bảo an toàn giao thông.

Với 94,12% đại biểu biểu quyết tán thành, kỳ họp thứ 7 HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua quy hoạch bến, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạm dừng nghỉ đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

Mục tiêu của quy hoạch là xây dựng các bến, bãi đỗ xe theo tiêu chí “bền vững - đồng bộ - hiện đại”, đáp ứng nhu cầu đi lại, dừng đỗ xe, giảm ùn tắc, đảm bảo an toàn giao thông.

Qua đó hướng đến đảm bảo việc phát triển đô thị được bền vững và đồng bộ với hạ tầng giao thông vận tải. Trong giai đoạn 1, Hà Nội dự kiến đầu tư gần 30.000 tỷ đồng vào các bãi đỗ xe công cộng với 204 dự án và nguồn vốn chủ yếu từ đầu tư xã hội hóa.

Trên cơ sở này, thành phố dự kiến đầu tư cho 5 bến xe khách liên tỉnh với tổng mức đầu tư khoảng 2.300 tỷ đồng, 5 bến xe tải (2.570 tỷ đồng) và 4 trung tâm tiếp vận (1.950 tỷ đồng).

Bên cạnh đó, tổng mức đầu tư cho các bãi đỗ xe công cộng ở giai đoạn 2 vẫn chiếm phần lớn và dự kiến mức đầu tư là 232.723 tỷ đồng.

Qua đó hướng đến đảm bảo việc phát triển đô thị được bền vững và đồng bộ với hạ tầng giao thông vận tải. Trong giai đoạn 1, Hà Nội dự kiến đầu tư gần 30.000 tỷ đồng vào các bãi đỗ xe công cộng với 204 dự án và nguồn vốn chủ yếu từ đầu tư xã hội hóa.

Trên cơ sở này, thành phố dự kiến đầu tư cho 5 bến xe khách liên tỉnh với tổng mức đầu tư khoảng 2.300 tỷ đồng, 5 bến xe tải (2.570 tỷ đồng) và 4 trung tâm tiếp vận (1.950 tỷ đồng). Bên cạnh đó, tổng mức đầu tư cho các bãi đỗ xe công cộng ở giai đoạn 2 vẫn chiếm phần lớn và dự kiến mức đầu tư là 232.723 tỷ đồng.

Về quy hoạch bãi đỗ xe, thành phố Hà Nội dự kiến quy hoạch 1.480 vị trí bãi đỗ xe công cộng tập trung, trong đó có 74 vị trí xây dựng bãi đỗ xe ngầm; 450 bãi đỗ xe cao tầng, còn lại là các bãi đỗ xe mặt đất.

Theo đánh giá của thành phố, mạng lưới bãi đỗ xe công cộng như quy hoạch sẽ đáp ứng khoảng 66% tổng nhu cầu đỗ xe của thành phố, nhu cầu đỗ xe còn lại được phân bổ vào công trình xây dựng (công cộng, dịch vụ, hỗn hợp, trụ sở, trường đào tạo, nhà ở cao tầng...) theo hướng tăng tầng hầm, tăng diện tích đỗ xe đảm bảo đáp ứng nhu cầu bản thân và một phần nhu cầu công cộng của khu vực xung quanh.

Nhiều chuyên gia cho rằng, đây là quy hoạch được trông đợi rất lâu, bởi cả các cơ quan của thành phố và nhân dân cử tri đều mong đợi một quy hoạch được triển khai trên thực tế, đáp ứng nhu cầu GTVT trên địa bàn thành phố, nhằm khắc phục những hạn chế của quy hoạch trước đây về bến bãi đỗ xe.

Tuy nhiên, cũng cần phải nói rằng, dù đã được thông qua về mặt chủ trương việc triển khai đầu tư xây dựng các bãi đỗ, điểm đỗ xe công cộng vẫn gặp nhiều khó khăn.

Các bãi đỗ, điểm đỗ theo quy hoạch được đầu tư xây dựng còn ít, các điểm trông giữ phương tiện dưới lòng đường còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu trông giữ phương tiện của nhân dân, các cơ quan, đơn vị, cũng như phục vụ các hoạt động văn hóa, xã hội của thành phố.

Đặc biệt, kể cả khi những dự án này đều được triển khai thành công thì đó cũng là câu chuyện ở trong tương lai, còn hiện tại các cơ quan quản lý vẫn đang đau đầu giải quyết các phương án cấp bách nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

(LĐTĐ) Khu vực hồ Trị An hiện có hàng nghìn nhà bè nuôi thủy sản các loại, nước thải sinh hoạt của người dân, các khu du lịch tự phát và các cơ sở chăn nuôi, đơn vị sản xuất khác…đổ xuống hồ. Việc nguồn nước lòng hồ Trị An bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

(LĐTĐ) Tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã tìm hiểu phản ánh vấn nạn nhức nhối này.
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

(LĐTĐ) Hiện nay, có khoảng 500 hộ sinh sống trên diện tích rừng thuộc khu di tích thắng cảnh chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Việc sinh hoạt của các hộ dân tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Cử tri đã nhiều lần kiến nghị Thành phố hỗ trợ kinh phí để di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng trên địa bàn xã Hương Sơn.
Xem thêm
Phiên bản di động