Để "khủng hoảng tuổi lên 2" của con trôi qua nhẹ nhàng
Tại sao gọi là khủng hoảng tuổi lên 2?
Cụm từ “khủng hoảng tuổi lên 2” được dùng để chỉ những thay đổi xảy ra trong giai đoạn từ 18 tháng đến 3 tuổi. Theo các chuyên gia tâm lý, ở mọi độ tuổi trẻ đều có những khủng hoảng tâm lý riêng, chỉ là nhiều hơn hay ít hơn ở cách biểu hiện. Tuổi lên 2 cũng vậy. Đây là thời điểm trẻ bắt đầu có những thay đổi về tâm lý, thích nói “không” với bất kỳ điều gì chúng không thích. Nhiều trẻ còn có xu hướng “bạo lực” thích đấm đá, cào cấu, ăn vạ…
Quan sát con đang lớn từng ngày, từ sơ sinh tới 18 tháng biết đi, biết chơi, biết phân biệt những sự vật đơn giản, biết ăn cơm, hiểu phần nào ngôn ngữ mẹ truyền đạt… mẹ cũng cần tập học cách làm quen với sự thay đổi này. Kiên nhẫn chính là chìa khóa giúp mẹ chế ngự giai đoạn khủng hoảng của bé yêu, giúp mẹ dần nhận thức được đâu là điều nên và không nên làm và dần hình thành một thói quen tốt cho con.
"Khủng hoảng tuổi lên 2" là giai đoạn nhiều nước mắt nhất của trẻ. (ảnh minh họa: Khánh Ly) |
Đối phó với khủng hoảng tuổi lên 2 của bé như thế nào?
Khi trẻ có những biểu hiện tiêu cực, cư xử không đúng mực và những gì bé nói lúc này là “không”, “không” và “không” thì đây chính là lúc ba mẹ thể hiện “bản lĩnh” của mình bằng biện pháp chế ngự thật khéo léo, hướng bé tới những điều tích cực.
Luôn giữ bình tĩnh
Bạn chính là tấm gương đầu tiên của con trẻ, vì vậy, đừng tức giận la mắng, đánh con hay cười nhạo bé. Hãy nói chuyện một cách thật điềm tĩnh, đừng cố hét lớn hơn bé khi con đang mở hết âm lượng của mình. Trẻ nhỏ rất nhạy cảm, nếu bé biết bạn đã bị đẩy đến giới hạn, bé sẽ tiếp tục lập lại những hành động của mình như một cách thách thức.
Để trẻ một mình, mẹ ngồi gần đó và làm việc riêng mình muốn, dĩ nhiên vẫn dành sự quan tâm cho trẻ, chỉ đơn giản là trẻ không cảm nhận được. Mẹ cần giữ thái độ bình thản và vui vẻ và lờ trẻ đi. Bạn càng bình thản bao nhiêu, khả năng trẻ sớm “bình thường trở lại” càng nhanh bấy nhiêu.
Cố gắng tìm nguyên nhân đích thực
Khi bé mệt, đói, buồn chán hay quá phấn khích, những hành vi quá đà sẽ xảy ra. Đừng vội quở trách con mà hãy tìm nguyên nhân thưc sự đằng sau.
Nói chuyện khi trẻ bình tĩnh sau cơn ăn vạ
Nếu trẻ ăn vạ thì nên lờ đi chỗ khác hoặc đánh lạc hướng trẻ bằng cách thu hút trẻ tham gia các hoạt động khác. Không đưa ra bất kỳ bình luận hay những lời quát mắng nào khi trẻ đang ở giữa cơn ăn vạ. Chỉ đến khi trẻ hết giận, bạn mới bắt đầu nói chuyện và bình thường hóa quan hệ như chưa hề có chuyện gì xảy ra. Sau 2, 3 lần lặp lại như thể trẻ sẽ tự hiểu là cơn làm mình làm mẩy của mình không hề hiệu quả mà chỉ tự làm mình mệt hơn.
Không thỏa hiệp
Đừng vì những tiếng gào thét mà dễ dàng thỏa hiệp với trẻ nhỏ. Điều đó tuyệt đối không nên lúc này. Một lần thỏa hiệp sẽ dần là thói quen để những đứa trẻ sẽ vịn vào đó mà càng ngày càng ương bướng. Nếu quá dễ dãi chúng ta khó có thể dạy con trở thành một em bé ngoan được.
Linh động trong xử lí tình huống
Xử lý khủng hoảng tuổi lên 2 khó có thể theo một phép tắc hoặc thước đo nào, điều quan trọng là ba mẹ cố gắng kiềm chế cảm xúc và dạy con theo hướng tích cực. Trong mỗi tình huống, hãy linh động việc dạy bảo trẻ để trẻ có thể hiểu chuyện và dần dần thoát được những khủng hoảng ở độ tuổi này.
Tạo thói quen độc lập tích cực cho trẻ
Người lớn cần tạo cho trẻ cơ hội để trẻ tự phục vụ. Hãy hình thành tính độc lập tích cực cho trẻ bằng việc cho trẻ thực hiện một số thao tác tự chăm sóc bản thân của trẻ và tin tưởng vào khả năng đó của trẻ đồng thời cũng phải quan tâm hướng dẫn trẻ kịp thời để tránh hình thành những thói quen xấu.
Tôn trọng trẻ
Người lớn cần khuyến khích trẻ làm theo những yêu cầu của mình thay vì áp đặt trẻ làm theo, cần giải thích cho trẻ hiểu vì sao phải như vậy và bày tỏ thái độ tôn trọng trẻ cũng như tôn trọng những việc làm và khả năng của trẻ.
Ngừng sử dụng những câu mệnh lệnh hay phủ định với con: Thay vì nói “đừng nghịch nữa” hay “con phải đi tắm”, mẹ có thể khuấy động tâm trạng của bé bằng câu nói “nào, đến giờ tắm rồi!”.
Cung cấp các lựa chọn thay thế có giới hạn để con lựa chọn: thay vì hỏi “bây giờ con muốn làm gì?”, hãy gợi ý bé giữa những lựa chọn “con thích chơi ôtô hay chúng ta cùng đọc một cuốn sách nhỉ?”
Khánh Ly (Tổng hợp)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21