Để bố mẹ không cần 'nhảy bổ' vào định hướng con

Nếu Bộ Giáo dục định tập trung vào giáo dục định hướng nghề nghiệp, thì việc đầu tiên không phải là xem xét thay đổi số năm học các cấp, mà phải tính đến hiệu quả.
Khi phụ huynh đặt đâu… con ngồi đó
Thí sinh và phụ huynh băn khoăn chọn ngành, chọn nghề
Tăng cường hướng nghiệp qua dạy nghề phổ thông

Mới đây, trong một phiên họp liên quan đến đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, Hội đồng quốc gia giáo dục và Phát triển nhân lực đề xuất thêm 2 phương án xác định lại số năm học của mỗi cấp học. Trong đó, phương án 1 là thêm 1 năm cho Giáo dục cơ bản (tức là 10 năm học, gồm 5 năm tiểu học, 5 năm THCS), giáo dục định hướng nghề nghiệp (THPT) chỉ còn 2 năm.

Theo Bộ GD-ĐT, phương án 1 có ưu điểm thêm 1 năm để học sinh có điều kiện trang bị tốt kiến thức phổ thông nền tảng. Độ tuổi 16 học xong giáo dục cơ bản phù hợp hơn độ tuổi 15 khi triển khai phân luồng sau THCS. Giáo dục THPT trong 2 năm so với 3 năm học sẽ thuận tiện định hướng nghề nghiệp hơn.

Nỗ lực đổi mới là cần thiết. Song điều tôi muốn bàn ở đây là liệu thay đổi này có đạt được mục đích hướng nghiệp tốt hơn cho học sinh, hay lại "bình mới, rượu cũ"?

Bố mẹ hay nhà trường định hướng ?

Mấy người cháu tôi hiện đang học trung học tại Việt Nam (từ 3 năm, có thể tới đây sẽ rút xuống còn 2 năm nếu đề xuất của Bộ GD-ĐT được thông qua). Tuy nhiên, những môn học mà các cháu đang học về căn bản vẫn y chang các môn học mà các cháu học ở cấp cơ sở. Với khối lượng 13-14 môn học trải đều trong từng năm, các cháu bò ra học lặc lè 3 ca, cả học chính lẫn học phụ, học thêm... Thời khóa biểu nhìn vào đủ hoa mắt, chóng mặt.

Cách học thì chắc "nhắm mắt" vào cũng có thể đoán, chủ yếu vẫn là thày đọc, trò chép, thày bảo sao, trò làm vậy. Thày dạy mánh để luyện nhiều thì thành "gà chọi", vượt được các kỳ thi, chứ không phải dạy để trò biết cách làm chủ việc học.

Còn việc định hướng nghề nghiệp hầu như mới dừng ở chỗ gia đình và các cháu tự tìm ra cách nào để chỉ tập trung vào 3 môn thi đại học trong khi đối phó với thi tốt nghiệp. Sau đó thì cắm đầu vào mà "cày" với hy vọng sống còn sẽ vào được đại học. Tôi không thấy nhà trường có nội dung định hướng nghề nghiệp trong chương trình giảng dạy, cũng như đội ngũ thày cô chuyên tư vấn, giúp đỡ.

Một người cháu khác của tôi đang học trung học nội trú ở Mỹ, thời gian là 4 năm. Một năm cháu chỉ học từ 4-5 môn học theo tín chỉ, học xong không quay lại nữa chứ không học dàn trải. Ví dụ như năm lớp 10 đã học Hóa, Sinh, Lịch sử Mỹ, Văn chương Mỹ... thì qua năm là kết thúc, sang học môn khác.

Tuy nhiên, học trung học ở Mỹ thực sự tập trung sâu vào định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

Thứ nhất, lối học theo tín chỉ giống như ở đại học sẽ làm các cháu sau này dễ tiếp cận bậc học này.

Thứ hai, những môn nào mà sau này chọn làm nghề nghiệp sẽ được các cháu chọn học các lớp khó (lớp Honor - như lớp chuyên của ta và lớp AP - dự bị đại học). Khi vào đại học, các cháu đã học qua các lớp này sẽ được ưu tiên hơn và thậm chí tính luôn tín chỉ.

Thứ ba, cách học của học sinh trung học Mỹ y như sinh viên đại học. Vì học ít môn nhưng học sâu và tập trung, hầu như thày cô chỉ hướng dẫn, gợi mở, các cháu sẽ phải tự tìm tòi, đọc sách, nghiên cứu, làm bài tập, làm việc nhóm và viết luận văn. Các đề tài mà thày cô cho nghe y như đề của đại học.

Ví như cháu tôi học Lịch sử Mỹ được thày giao đề tài: "Hãy cho biết ý kiến của bạn về việc vì sao chi tiêu cực kỳ tốn kém mà người Mỹ vẫn thua trong chiến tranh Việt Nam?". Thày yêu cầu cháu phải đi thư viện, đọc hàng chồng sách báo liên quan trong 1 tháng, sau đó suy nghĩ và viết bài luận báo cáo.

Thứ tư, các kỹ năng sống như kỹ năng lãnh đạo, làm chủ cuộc sống, vượt qua thách thức, quản trị rủi ro và khủng hoảng, làm việc nhóm, chi tiêu tài chính cá nhân được dạy rất kỹ cho từng cháu.

Thứ năm, trường có một đội ngũ tư vấn nghề nghiệp chuyên nghiệp làm việc với từng cháu suốt 4 năm để chuẩn bị cho định hướng tương lai. Tùy học sinh mà thày cô chỉ cách tìm nghề nào phù hợp, cho đi tham quan và gặp gỡ những công ty và nhân sự của nghề định chọn, phân tích và cân nhắc kỹ lưỡng để học sinh hiểu rõ những gì đời mình sẽ theo đuổi mai này.

Suốt quá trình này, phụ huynh chỉ tham gia rất ít, nếu có cũng chỉ là cho con vài lời khuyên (chứ không phải "nhảy bổ" vào tự lo cho con như ở VN).

Theo tìm hiểu của người viết, những hình thức hướng nghiệp tương tự cũng được áp dụng tại một số quốc gia có nền giáo dục tiên tiến khác.

Bình mới và rượu cũ ?

Có thể nói rằng việc định hướng nghề nghiệp ngay từ cấp học phổ thông là rất cần thiết. Nhưng để điều này mang lại tác dụng thực tiễn, những đổi mới trong giáo dục đòi hỏi phải có chiến lược, hệ thống.

Như vậy, nếu Bộ Giáo dục định tập trung vào giáo dục định hướng nghề nghiệp, thì việc đầu tiên không phải là xem xét thay đổi số năm học các cấp, mà phải tính đến cách làm thế nào cho hiệu quả. Nếu không, nó sẽ chỉ là hình thức.

Trong khi đó, những tác động từ thay đổi này rõ ràng rất lớn. Chẳng hạn,theo PGS Trần Xuân Nhĩ, Phó chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam, còn rất nhiều ý kiến bàn luận về đề xuất này.

Cụ thể, nếu áp dụng có nghĩa là tăng thêm 1 năm với khoảng 1 triệu học sinh, chưa kể giáo viên, vào bậc học này. Điều này sẽ kéo theo vấn đề cơ sở vật chất với khoảng 30.000 phòng học mới cho học sinh. Trong khi đó, bậc THPT lại trở nên "rỗng ruột" khi bị rút từ 3 triệu xuống còn 2 triệu học sinh. Những vấn đề trên trước mắt là bất khả thi vì sẽ khó khắc phục được.

Còn trên tờ Thanh niên, GS Nguyễn Minh Thuyết đánh giá: "Thêm hay bớt 1 năm THCS không phải vấn đề cốt lõi, không giải quyết được chuyện gì mà chỉ tạo thêm rắc rối, xáo trộn. Theo tôi, Bộ GD-ĐT cần xem xét lại việc này".

Những hệ lụy thì đã được các chuyên gia cảnh báo, trong khi đổi mới mà bộ GD-ĐT đề xuất dường như vẫn chưa đi vào cốt lõi, vẫn lòng vòng "bình mới rượu cũ". Mỗi thay đổi của Bộ Giáo dục liên quan trực tiếp đến số phận của rất nhiều con người, của học sinh và phụ huynh. Liệu có nên đưa học sinh và phụ huynh vào vòng xoay của các chương trình thí nghiệm, thí điểm... mất thời gian, tốn công của xã hội mà hiệu quả lại khó nhìn thấy hay không?

Thay đổi về giáo dục đang rất cấp bách với người dân VN, tuy nhiên, điều này có lẽ cần bắt đầu từ việc thay đổi các nhà quản trị để có một nền giáo dục với bản chất hữu ích và sát hợp với nhu cầu của người dân.

Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trao giải Cuộc thi “Nét đẹp lao động qua ảnh” năm 2024

Trao giải Cuộc thi “Nét đẹp lao động qua ảnh” năm 2024

(LĐTĐ) Sau hơn một tháng triển khai, Cuộc thi “Nét đẹp lao động qua ảnh” năm 2024 với chủ đề “Nét đẹp trong lao động, sản xuất” đã thu hút được nhiều tập thể, cá nhân tham gia dự thi.
Sôi nổi Hội thi tổ liên gia phòng cháy chữa cháy quận Ba Đình

Sôi nổi Hội thi tổ liên gia phòng cháy chữa cháy quận Ba Đình

(LĐTĐ) Chiều 16/4, tại Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, UBND quận Ba Đình đã tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ "Tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy" năm 2024.
Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá hợp lý

(LĐTĐ) Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, việc xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược là cần thiết, nhằm bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý.
HLV Hoàng Anh Tuấn: Toàn đội cần tập trung tối đa tại Vòng chung kết U23 châu Á 2024

HLV Hoàng Anh Tuấn: Toàn đội cần tập trung tối đa tại Vòng chung kết U23 châu Á 2024

(LĐTĐ) Chiều nay, tại Qatar, Huấn luyện viên (HLV) trưởng Đội tuyển U23 Việt Nam Hoàng Anh Tuấn đã tham dự buổi họp báo trước Vòng chung kết U23 châu Á 2024. HLV Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh giải đấu này là cơ hội tốt đối với các cầu thủ trẻ để hướng đến tương lai, vì vậy, toàn đội cần tập trung tối đa để thể hiện màn trình diễn tốt tại Qatar.
LĐLĐ quận Nam Từ Liêm: Tập huấn về An toàn vệ sinh lao động và nghiệp vụ công tác công đoàn

LĐLĐ quận Nam Từ Liêm: Tập huấn về An toàn vệ sinh lao động và nghiệp vụ công tác công đoàn

(LĐTĐ) Chiều 16/4, Trung tâm Chính trị quận Nam Từ Liêm phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận tổ chức Hội nghị tập huấn về An toàn vệ sinh lao động và lý luận nghiệp vụ công tác công đoàn cho gần 100 cán bộ Công đoàn cơ sở.
Phổ biến những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội tại quận Hoàn Kiếm

Phổ biến những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội tại quận Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Với chủ đề “Những điểm mới về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội”, buổi đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách năm 2024 do Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động quận Hoàn Kiếm tổ chức đã thu hút gần 300 cán bộ, đoàn viên, người lao động tham gia.
Hà Đông: 150 nữ đoàn viên, người lao động khối Giáo dục được khám sức khỏe miễn phí

Hà Đông: 150 nữ đoàn viên, người lao động khối Giáo dục được khám sức khỏe miễn phí

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 Ngày Quốc tế Lao động 1/5; chào mừng Tháng Công nhân năm 2024; hướng tới kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập Công đoàn Hà Đông (2/6/1979 - 2/6/2024); 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024)… sáng 16/4, Liên đoàn Lao động quận Hà Đông phối hợp cùng Bệnh viện Phụ sản Hà Nội Cơ sở 3, tổ chức chương trình khám sức khỏe miễn phí cho nữ đoàn viên, người lao động trên địa bàn quận.

Tin khác

Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

(LĐTĐ) Về sự cố bị tấn công mạng của hàng loạt công ty chứng khoán, tài chính vừa qua, một số chuyên gia cho rằng, chúng ta nói nhiều về công nghệ đầu tư, nhưng yếu tố con người - nguồn nhân lực cho vấn đề bảo mật lại chưa tương xứng.
Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

(LĐTĐ) Xu hướng tuyển dụng lao động đang có sự thay đổi, các lĩnh vực, ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lao động rất đa dạng như thương mại điện tử, dệt may, xây dựng, bất động sản, văn phòng. Đặc biệt, một số nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn như: Bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến, chế tạo, vận tải - logistic, dịch vụ nhà hàng khách sạn, du lịch.
Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

(LĐTĐ) Ngày 13/4, tại phố đi bộ Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đã diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hai Bà Trưng năm 2024, thu hút sự tham gia của 57 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số 3.943 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh và xuất khẩu lao động.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

(LĐTĐ) Ngày 16/4/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 20/4/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Mê Linh tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm năm 2024.
Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2024: Cầu nối người lao động và doanh nghiệp

Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2024: Cầu nối người lao động và doanh nghiệp

(LĐTĐ) Sáng 7/4, phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hà Đông năm 2024 đã diễn ra sôi nổi, thu hút sự tham gia của 63 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số 12.517 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh và xuất khẩu lao động (XKLĐ). Sự kiện này không chỉ là một cơ hội việc làm lớn cho người lao động mà còn là nơi gặp gỡ, kết nối giữa các doanh nghiệp và nhân tài trên địa bàn.
Phát huy vai trò của các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản

Phát huy vai trò của các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã chủ trì tọa đàm với các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản.
Quý I, gần 36 nghìn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Quý I, gần 36 nghìn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Trong 3 tháng đầu năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 35.933 lao động (11.483 lao động nữ).
Tín hiệu tích cực của thị trường lao động Việt Nam quý I/2024

Tín hiệu tích cực của thị trường lao động Việt Nam quý I/2024

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động, số người có việc làm quý I năm 2024 có tín hiệu tích cực, tăng so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập bình quân tháng của người lao động tiếp tục được cải thiện, quý I năm 2024 là 7,6 triệu đồng.
Cơ hội tiếp cận với nguồn nhân lực có chất lượng, được đào tạo chuyên sâu

Cơ hội tiếp cận với nguồn nhân lực có chất lượng, được đào tạo chuyên sâu

(LĐTĐ) Với sự tham gia của 46 đơn vị, doanh nghiệp trên toàn bộ hệ thống Sàn Giao dịch việc làm Hà Nội, mang tới 2.265 chỉ tiêu tuyển dụng; cùng với 21 đơn vị, doanh nghiệp trực tiếp tuyển dụng tại Học viện Phụ nữ, Ngày hội việc làm - chuyên đề việc làm bán thời gian diễn ra ngày 2/4 thực sự là cơ hội tốt cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng và người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động