Khi phụ huynh đặt đâu… con ngồi đó

Đây là một hiện trạng đáng lo ngại, bởi nó chứng tỏ thói cầu an và sự thiếu ý chí của giới trẻ hiện nay. Khi mà kinh tế đi lên, phụ huynh có điều kiện chăm sóc cho con cái tốt hơn, thì đương nhiên sẽ tạo cho thế hệ trẻ thói quen được chiều chuộng. Thói quen đó kéo dài trong nhiều năm, dẫn đến việc con cái coi chuyện cha mẹ phải định hướng cho mình, phải lo công ăn việc làm cho mình trong tương lai là điều đương nhiên. 
Thất bại vì ỷ lại thâm niên

Lý giải hiện trạng này không khó. Bất cứ bậc phụ huynh nào cũng muốn con cái mình sau này có một cuộc sống an nhàn, công ăn việc làm ổn định, bởi đời mình đã quá vất vả, nên lo được cho con cái điều gì là nỗ lực hết mình.

Anh Nguyễn Văn Thư, chủ một cửa hàng photocopy tâm sự, anh biết con mình học không khá lắm, nhưng vẫn muốn cháu được học lên cao để sau này đỡ phải lao động chân tay như cha mẹ. Anh cũng nói thêm, may mắn là cháu biết nghe lời khi anh định hướng cho cháu thi vào hệ cao đẳng của một trường đại học có danh tiếng ở Hà Nội. Mà để tìm ra phương hướng đó, anh cũng đã phải vất vả hỏi hết người quen này, người thân khác. Khi hỏi tại sao anh không hỏi con mình xem thực tế cháu yêu thích ngành nghề nào, anh trả lời muốn để cho cháu có thời gian tập trung học hành.

Khi phụ huynh  đặt đâu… con ngồi đó
Ảnh minh họa

Hiện trạng này dẫn đến nhiều hệ lụy. Đầu tiên, những người như con anh Thư sẽ không có niềm đam mê với ngành nghề mình học. Do đó, việc học như đối phó, như để cho xong là điều có thể dễ dàng lý giải. Tiếp đó, giữa hiểu biết cũng như mong muốn của thế hệ trước, so với thực tế ngày hôm nay, đã có một độ chênh khá lớn, nếu phụ huynh không phải là người đang trực tiếp làm việc trong lĩnh vực mà họ mong muốn con em sẽ dấn thân vào.

Anh Trần Quang Huy, chủ một cửa hàng cắt tóc gội đầu cho biết, do điều kiện kinh tế nên anh chỉ học hết cấp 3 rồi đi làm. Do đó, anh dồn hết hy vọng vào cậu con trai cả. Anh chị không bắt con mình phải làm việc nhà, chỉ dồn sức vào học để sau này trở thành một kiến trúc sư. Vì theo anh, đó là nghề không bao giờ lo không có việc làm, bởi tâm lý mọi người vẫn là có an cư mới lạc nghiệp. Và còn hơn thế nữa, đó là ước mơ thời trai trẻ của anh. Gánh nặng dồn lên vai con trai anh, đến mức tạo thành áp lực.

Về phía các bạn trẻ, do được tiếp xúc với nhiều phương tiện truyền thông hơn trước, họ bắt đầu nhìn thế giới phía trước với con mắt hoài nghi và đôi lúc chán nản. Khi mà chuyện chạy điểm, chạy trường, chạy việc làm luôn xuất hiện ngay cả trong những câu chuyện phiếm, thì tâm lý này là chuyện hoàn toàn dễ hiểu. Họ sẽ rất yên tâm khi theo học ngành mà phụ huynh đảm bảo được một công việc sau này. Đó có thể là suất của phụ huynh trong công ty, khi về hưu con cái sẽ thế chân. Đó có thể là một công việc do người quen lo cho, bằng một khoản chi phí đã được ấn định từ trước. Đáng lo là, rất nhiều thanh niên hiện nay coi chuyện đó là đương nhiên. Họ lý giải rằng, bây giờ như thế cả, mình không thể làm khác được.

Nhiều bạn trẻ lại cho rằng khi mà cha mẹ đã chắc cho mình một chỗ làm ổn định, chẳng việc gì phải tìm một điều gì đó không chắc chắn. Tâm lý thụ động đó chính là một trở ngại rất lớn trong việc phát triển xã hội.

Tất nhiên, vẫn có những thanh niên muốn tạo cho mình một con đường riêng. Lê Tuấn Anh, học sinh lớp 12 tâm sự: “Chỉ cần em có bằng đại học, gia đình sẽ lo được cho em một công việc trong cơ quan nhà nước. Nhưng em thích công nghệ, và sẽ thi vào Đại học FPT. Đầu tiên, em rất hâm mộ chú Trương Gia Bình, chú Trương Đình Anh. Các chú ấy nói được, làm được. Và em được biết, ở đó mình sẽ được học những kiến thức sau này có thể áp dụng vào thực tế, chứ không gặp tình trạng học xong đi làm lại phải vật lộn tìm hiểu công việc”.

Cứ cho rằng ước muốn của Lê Tuấn Anh khởi đầu từ sự hâm mộ thần tượng, nhưng đó là điều đáng quý. Khi mà bản thân mỗi con người đều có đam mê, lúc đó công việc sẽ không còn nặng nề, không chỉ là việc kiếm sống qua ngày, mà nó là một lý tưởng. Sự đam mê ấy sẽ giúp con người vượt qua được những trở ngại, những khó khăn do công việc mang đến. Thậm chí, họ còn cảm thấy tràn trề sinh lực khi phải đối phó với những khó khăn, bởi lúc đó họ có cảm giác chinh phục. Tất nhiên, cảm giác đó, những người trẻ thích an nhàn và thụ động hoàn toàn không thể có được.

Thực ra, trong thực tế cuộc sống, những người thành công luôn là những người dám đi trên con đường riêng của mình, thậm chí đi ngược lại con đường số đông đã đi. Đương nhiên, con đường đó rất gập ghềnh, thậm chí tỷ lệ thành công thấp. Nhưng khi phải đối diện với khó khăn, nội lực của con người mới được bùng phát, tạo thành một sức mạnh.

Ở một chiều hướng khác, nếu người nào tiếp bước cha anh trong ngành nghề mà người đi trước đã rất thành thục, thì lại có điều kiện để phát triển. Với điều kiện bản thân người đó, được sống trong bầu không khí của nghề nghiệp và từ đó, nẩy sinh niềm đam mê. Lợi thế này chỉ có một nhược điểm duy nhất là người đi sau luôn bị so sánh với người đi trước, đôi khi gây ra áp lực không dễ vượt qua.

Việc phụ huynh định hướng cho con cái thường hay xảy ra ở các đô thị lớn, vì có điều kiện cũng như thông tin về ngành nghề. Còn ở nông thôn hay vùng sâu vùng xa, bản thân những bạn trẻ phải tự nỗ lực tìm kiếm ngành nghề, khả năng thành công của họ là rất cao. Do vậy, việc phụ huynh định hướng cho con em mình một cách gắt gao, sẽ kìm hãm sự phát triển nội tại của thế hệ trẻ. Hãy chỉ gợi cho con em mình những gì mình thấy đúng, thấy hợp lý, và để thế hệ sau đi bằng chính đôi chân của mình. Có như thế, sau này, họ mới có thể vững vàng trên đường đời, mà không cần đến bất cứ một chỗ dựa nào.

ANH THƯ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã gửi hồ sơ dự án Luật Việc làm (sửa đổi) sang Bộ Tư pháp thẩm định, để tiếp tục hoàn thiện trước khi trình Chính phủ. Đáng chú ý, ở lần sửa đổi này, cơ quan soạn thảo đề xuất bổ sung thêm nhiều đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

(LĐTĐ) Nhu cầu sử dụng lao động tăng, do tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục tăng trưởng, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phục hồi và có nhiều dấu hiệu khởi sắc, nhiều doanh nghiệp mở rộng nhà xưởng để sản xuất.
Kết nối hơn 26.000 cơ hội việc làm cho lao động 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

Kết nối hơn 26.000 cơ hội việc làm cho lao động 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

(LĐTĐ) Ngày 11/7, phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc gồm: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn và Ninh Bình đã diễn ra thành công, thu hút hàng nghìn người lao động và hơn 100 doanh nghiệp tham gia. Sự kiện này đã phần nào hiện thực hóa các kế hoạch hỗ trợ, phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như các tỉnh khác trong khu vực.
Thêm cơ hội lập nghiệp cho học viên nghề hệ 9+

Thêm cơ hội lập nghiệp cho học viên nghề hệ 9+

(LĐTĐ) Là một mô hình đào tạo song song giữa học nghề và học văn hóa phổ thông dành cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS), chương trình học nghề hệ 9+ (Chương trình 9+) hiện đang được triển khai tại nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn thành phố Hà Nội thật sự là cơ hội quý cho các em học sinh vừa có thể tiếp tục học tập theo chương trình phổ thông, vừa được đào tạo kỹ năng nghề để có thể lập nghiệp từ sớm.
Nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường lao động

Nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường lao động

(LĐTĐ) Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội ổn định đã tạo thời cơ tốt cho các doanh nghiệp trên địa bàn nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh, tích cực tuyển dụng lao động đem lại những tín hiệu khả quan cho thị trường lao động Hà Nội.
Chi trả ngay lương, phụ cấp mới từ ngày 1/7

Chi trả ngay lương, phụ cấp mới từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Tại buổi họp Chính phủ thường kỳ chiều 6/7, báo chí quan tâm tới việc tăng lương cơ sở và đặt câu hỏi đến Bộ Nội vụ là trong kỳ nhận lương tháng 7 này, mức lương mới của cán bộ, công chức, viên chức đã được lĩnh ngay hay chưa?
Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, trong bối cảnh nền kinh tế thành phố Hà Nội xuất hiện nhiều điểm sáng, thị trường lao động của thành phố Hà Nội cũng tiếp tục đà phục hồi, phát triển. Điều này thể hiện ở việc trong 6 tháng đầu năm, tỉ lệ giải quyết việc làm trên địa bàn Thành phố tăng, số lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp của Thành phố giảm.
Gian nan tìm nguồn lao động

Gian nan tìm nguồn lao động

(LĐTĐ) Nền kinh tế đang dần phục hồi, nhiều doanh nghiệp (DN) tại các tỉnh Đông Nam Bộ đã có đơn hàng và kế hoạch mở rộng sản xuất. Tuy nhiên câu chuyện về lao động (LĐ) vẫn đang là một bài toán nan giải.
Quy định tính gộp ngày phép năm đối với người lao động

Quy định tính gộp ngày phép năm đối với người lao động

(LĐTĐ) Theo luật hiện hành, doanh nghiệp có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm, sau khi tham khảo ý kiến của người lao động, song cơ quan có thẩm quyền khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm có lợi hơn cho người lao động so với quy định chung...
Thu nhập của người lao động sụt giảm vì sao?

Thu nhập của người lao động sụt giảm vì sao?

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân của người lao động quý II vừa qua là 7,5 triệu đồng/tháng, giảm 137.000 đồng so với quý trước. Nguyên nhân do quý II không còn các khoản thu nhập bổ sung từ tiền làm thêm cuối năm và thưởng Tết Nguyên đán.
Xem thêm
Phiên bản di động