Đẩy lùi ung thư vòm họng sau 10 năm tập thiền yoga
Vẫn sinh con dù ung thư vòm họng |
Bệnh viện trả về vẫn sống
Có dịp trò chuyện với chị Mai, chúng tôi mới cảm nhận được ý chí mạnh mẽ trong con người nhỏ bé ấy. Mặc dù bị di chứng của căn bệnh ung thư vòm họng, cùng hàng chục lần xạ trị, hóa trị, khiến giọng nói của chị Mai không còn được trong trẻo như trước đây, nhưng qua những âm gió mà chị phát ra, cảm giác đau đớn bệnh tật năm nào, như đã lùi xa. Chị kể: “Cuối năm 2004, tôi thấy mình ho rất nhiều, ban đầu lại tưởng bị viêm họng. Tôi đi mua thuốc uống mãi mà không thấy khỏi. Thời gian sau, trên cổ tôi xuất hiện một u cục có kích thước khá lớn. Nhưng do chủ quan, và cũng mải mê buôn bán nên mãi đầu năm 2005 tôi mới đi khám tại bệnh viện Bạch Mai. Lúc này các bác sỹ cho biết tôi bị ung thư vòm họng gia đoạn cuối”.
Chị Nguyễn Thị Mai |
Đón nhận tin dữ, mặc dù cảm thấy lo lắng và sợ hãi, nhưng ngày sau đó, chị Mai sốc lại tinh thần rất nhanh. Chị xác định: bệnh thì đã mang rồi, giờ suy nghĩ nhiều cũng chỉ thêm muộn phiền. Đặc biệt, nếu để người nhà biết không những chẳng giúp gì được cho chị, lại thêm lo lắng khiến tinh thần thêm bấn loạn. Nghĩ vậy, chị Mai quyết định chỉ tiết lộ việc mình vị ung thư với người em gái, và một người chị chồng. “Tôi đã giấu chồng và bố mẹ không cho họ biết việc mình mắc bệnh, nếu mọi người biết họ sẽ không giúp được gì chỉ khiến cho tinh thần mình thêm uể oải. Đã mắc bệnh mà phải suy nghĩ nhiều, sẽ là nguyên nhân khiến bệnh tình ngày một nặng hơn thôi”, chị Mai chia sẻ.
Được sự giúp đỡ của người em gái và chị chồng về mặt kinh tế, người phụ nữ nhỏ bé ấy quyết định nhập viện một mình. Ngay sau khi làm các thủ tục cần thiết, chị Mai được chỉ định xạ trị. Sau một thời gian nhập viện và tiến hành xạ trị, mệt mỏi và không ăn uống được gì khiến sức khỏe chị suy giảm, cơ thể chỉ còn hơn 30kg. Bệnh cạnh đó, chị vẫn thường xuyên ho ra máu, sức khỏe không đảm bảo cho các lần xạ trị tiếp theo, chị được yêu cầu tạm thời ngừng xạ. Khi việc điều trị chỉ mới đi qua được hơn một nửa đường, chị Mai được các bác sỹ chẩn đoán phần thanh quản bị hoại tử không thể tiếp tục thực hiện xạ trị nữa. Để chữa trị phần hoại tử thanh quản, chị Mai được chỉ định dùng rất nhiều thuốc kháng sinh, thậm chí chị được chuyển sang viện K, viện 108 để điều trị phần hoại tử, nhưng bệnh tình vẫn không có chuyển biến. Phần hoại tử ngày một nặng, hôi thối khiến chị khó chịu vô cùng.
Kết quả xét nghiệm của chị Mai |
Ở Việt Nam thời điểm đó, các bệnh viện không thể xử lý phần hoại tử thanh quản cho chị, đồng nghĩa với việc chị Mai sẽ không thể tiếp tục xạ trị. Vì thế, sau khi được tư vấn chuyên môn chị Mai quyết định sang Trung Quốc điều trị. Đến lúc này, không thể giấu chồng được nữa chị quyết định nói rõ bệnh tình với anh Sơn (chồng chị). Chị kể: “Khi tôi nói cho anh biết, anh khóc rất nhiều, anh bảo sao tôi lại có thế giấu anh đến giờ phút này… Thế rồi ngay sau đó hai vợ chồng tôi tức tốc sang Trung Quốc điều trị. Sau 1 tháng, tôi được các bác sỹ bên đó điều trị dứt điểm phần hoại tử. Còn phần ung thư, phía bệnh viện yêu cầu tôi thực hiện tiếp 4 đợt xạ trị. Nhưng do sức khỏe yếu, tôi chỉ thực hiện xạ trị một lần rồi xin về nước”.
Trở về Việt Nam được một thời gian, chị Mai lâm vào tình trạng nguy kịch, sức khỏe yếu, chị thường xuyên bị ngất đột ngột. Gia đình lo lắng đưa chị trở lại bệnh viện Bạch Mai chữa trị. Lần này, chị được các bác sỹ tiến hành mở nội khí quản để dễ dàng kiểm soát đường thở. Thế nhưng, vì sức khỏe quá yếu nên các bác sỹ không thể tiếp tục xạ trị để xử lý khối u vòm họng cho chị được. Sau khi nằm viện được một tháng, sức khỏe không tiến triển thêm. Do không thể tự ăn uống được, các bác sỹ đã tiến hành mổ dạ dày để chị ăn xông trực tiếp. “Khi đó bệnh viện đã tư vấn với gia đình về việc tôi không thể tiếp tục xạ trị, vì cơ thể tôi chỉ còn 27kg. Với mong muốn được sống gần gia đình, con cái ngày nào hay ngày đó, tôi đã quyết định xin xuất viện về nhà nằm chờ chết”, chị Mai nhớ lại.
Tập thiền tự đẩy lùi bệnh tật
Từ bệnh viện trở về chị Mai nằm liệt giường, mọi sinh hoạt đều phải nhờ đến những người thân trong gia đình. Đến lúc này, dù là người rất kiên cường nhưng chị không tin rằng mình có thể vượt qua được bệnh tật. “Đến ăn tôi cũng không thể tự làm được, thì làm gì nghĩ đến việc sẽ sống được cho đến ngày hôm nay. Thế nhưng, cuộc đời tôi nó giống như một câu chuyện cổ tích vậy. Nhắm mắt lại, tỉnh dậy tôi thấy cuộc đời mình thật kỳ diệu”, chị Mai nói.
Cũng theo chị Mai, câu chuyện “cổ tích” của chị bắt đầu từ một bài báo. Trong thời gian nằm một chỗ chờ chết, chị may mắn đọc được một bài báo viết về một nhân vật bị cắt gần hết lá phổi mà vẫn sống tốt nhờ luyện tập thiền yoga. Hi vọng về một điều thần kỳ chợt lóe lên trong đầu, chị Mai chợt nghĩ: sao mình không thử tập theo phương pháp này, biết đâu sức khỏe sẽ khá hơn. Nghĩ là làm, chị bắt tay vào thực hiện ngay: “Điều đầu tiên là tập thở, ban đầu tôi chỉ nằm trên giường, duỗi thẳng chân, không chủ động thở mà để cơ thể thở một cách tự nhiên, hai bàn tay đặt lên bụng. Khi hít thở vào thì phình bụng lên để hơi thở vào sâu trong cơ thể, sau đó thở ra từ từ. Mỗi ngày tôi cố gắng tập từ 20 – 30 phút. Tập được hai tuần, tôi thấy cơ thể mình khỏe hơn, lúc này có thể vịn tường tập đi”.
Chị Mai thực hiện tư thế thiền yoga đơn giản giúp chị khỏi bệnh |
Tự đi lại được nhưng sức khỏe vẫn còn yếu, chị Mai phải nhờ người nhà chở đến trung tâm luyện tập thiền yoga trên đường Đặng Thái Thân để học. Tuy nhiên, do cơ thể vẫn còn quá yếu và thời gian đầu tập chưa thấy có tác dụng, chị Mai cảm thấy chán nản. Lớp cấp 1 học 1 tháng, nhưng chị chỉ học được 20 buổi thì bỏ giữa chừng, rồi tự tập ở nhà. Định bụng sẽ chỉ tập để cho biết, nên các động tác tập chị cũng không chú trọng lắm, chị cứ ngồi thiền theo tư thế nào đơn giản nhất và cảm thấy cơ thể không đau nhức thì chị ngồi. Mỗi ngày, chị ngồi ít nhất là 1 tiếng, một thời gian sau thấy người khỏe lên chị nghĩ: sao mình không tiếp tục tập theo phương pháp này, sao mọi người tập được mình lại không thể tập được. Nghĩ vậy, chị Mai tiếp tục nhờ người nhà chở đến trung tâm để tập luyện.
“Không lâu sau tôi học xong cấp 1, rồi cấp 2…và giờ tôi đã học đến cấp 6 rồi. Khi thiền, cơ thể mình sẽ tự khai mở các huyệt đạo để tự thu năng lượng, và đẩy lùi bệnh tật. Mỗi giai đoạn, mỗi cấp thiền phải có các bài dinh dưỡng phù hợp, và mỗi bệnh phải ăn chay hoặc có phương pháp ăn khác nhau. Đặc biệt, từ cấp 3 trở lên bắt buộc người tập phải ăn chay. Tư thế thiền tốt nhất vẫn là theo tư thế hoa sen (thiền kiết già), hai bàn tay đan vào nhau. Ngoài ra, khi tập từ cấp 3 trở lên, phương pháp làm sạch thực quản cũng là một trong những phương pháp rất tốt, để những người bệnh như chúng tôi có thể đẩy những chất độc hại trong cơ thể ra ngoài, nạp nguồn năng lượng, những chất dinh dưỡng mới tốt cho sức khỏe. Nhờ áp dụng triệt để các nguyên tắc trong thiền yoga, tôi có thể đẩy lùi được bệnh ung thư cho đến ngày hôm nay, mà không hề sử dụng đến một viên thuốc nào”, chi Mai chia sẻ.
10 năm sống chung với ung thư, chị coi căn bệnh như một người bạn, và có lẽ nó sẽ theo chị suốt cuộc đời này. Nhưng chị cũng không quên “cảm ơn” người bạn “bất đắc dĩ” của mình, vì nhờ có người bạn ấy mà chị hiểu được giá trị của cuộc sống. “Tôi khẳng định rằng, nhờ thiền yoga mà tôi đã đẩy lùi bệnh ung thư trong suốt 10 năm qua. Việc khối u vòm họng còn hay mất giờ với tôi không còn quá quan trọng, quan trọng nhất là tôi có được niềm tin vào cuộc sống, vào những điều kỳ diệu xung quanh mình. Và với những người tìm đến với thiền để chữa bệnh, thì niềm tin là điều vô cùng quan trọng”, chị bộc bạch.
Tuấn kiệt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38