Đầu xuân, trò chuyện với nhà sử học Lê Văn Lan về Tết xưa và nay
Tranh Đông Hồ hút khách ngày Tết | |
Trẻ nhỏ Thủ đô thích thú trải nghiệm gói bánh chưng | |
Tái hiện phong tục dựng Nêu ngày Tết thu hút giới trẻ Thủ đô | |
Khác biệt thú vị giữa Tết xưa và nay |
Phóng viên: Thưa giáo sư, cảm nhận của giáo sư về Tết xưa và nay khác nhau như thế nào?
GS sử học Lê Văn Lan: Khác nhiều lắm. Tết là do con người sinh ra. Mà mỗi thế hệ theo luật của dân tộc học cách nhau là 25 năm đã khác rồi. Huống chi ở đây mấy chục, mấy trăm thế hệ. Sự khác nhau đó là tất nhiên.
Nhưng có điều cần phải suy nghĩ là nó khác nhau như thế nào, mang tinh thần nào. Ta lấy một lát cắt thời gian, như tôi và các nhà sử học khác cắm mốc là năm 1945. Trước năm 1945 là cận đại, sau năm 1945 là hiện đại.
Giữa cận đại và hiện đại khác nhau ở chỗ, Tết trước thuộc xã hội phong kiến cho nên nó quy củ hơn, nề nếp, trật tự và có cả những những phong tục mang màu sắc mê tín dị đoan. Còn năm 1945 trở về sau, Tết mang màu sắc hiện đại với sự phát triển của công nghiệp, điện tử, gấp gáp, nhanh chóng, thiên về vật chất nhiều hơn.
Về thời hiện đại, chúng ta lại có thể chia làm 2 giai đoạn: Trước Đổi mới, sau Đổi mới. Trước Đổi mới, về mặt kinh tế là bao cấp, về mặt xã hội là chiến tranh. Thế còn bây giờ hoà bình, xã hội mở cửa và hội nhập nhưng có điều đáng ngại là chúng ta mở cửa ồ ạt, hội nhập “bạt mạng” mà không có màng lọc.
GS sử học Lê Văn Lan. Ảnh: Phương Bùi. |
Giáo sư có thể chia sẻ với độc giả những ký ức của mình về Tết xưa?
Tôi là người sống ít nhất qua 3 giai đoạn Tết. Gia đình tôi là gia đình nho giáo, bố tôi là học trò của cụ Lương Văn Can – người theo phong trào Đông Kinh nghĩa thục. Cho nên cụ là người tiêu biểu cho lối sống nho giáo, nề nếp, chỉn chu. Tôi là con út trong nhà có 7 anh chị em.
Ngày mùng 1, bố tôi ngồi ở tràng kỷ, mẹ tôi ngồi ở ghế ngồi lùi sau một chút, 7 anh chị em xếp hàng nối tiếp nhau để chúc Tết bố mẹ và bao giờ cũng phải nghĩ được một câu hay nhất, không trùng ai.
Sau khi chúc xong, cụ lấy trong túi áo cánh bên trong một phong bao được làm từ giấy hồng điều gấp lại, đặt trong đó 1 đồng tiền xu mang niên hiệu Bảo Đại. Mỗi người được một đồng như thế và lập tức chạy ra ngõ mua kẹo kéo. Ngày Tết, món quà ngon nhất và kỳ diệu nhất với chúng tôi là kẹo kéo. Đó là ký ức về Tết xưa thật trong trẻo.
Nhưng giờ người ta chuyển cái mừng tuổi như thế gọi thành "lì xì".
Thưa giáo sư, do đâu mà gọi là “lì xì”?
Lì xì là thật ra là tiếng phiên âm thành tiếng Việt ở vùng Chợ Lớn (Sài Gòn xưa), vùng có rất nhiều Hoa kiều sinh sống và làm ăn. Câu chuyện bắt nguồn từ bên Trung Hoa, các vua nhà Thanh, nhà Minh ngày Tết được các tổng đốc, tuần phủ... mang cống phẩm về dâng cho nhà vua. Các cống phẩm được lựa chọn công phu cầu kỳ về chất vào trong kho của nhà vua.
Vua cảm kích trước tấm lòng đó nên mới trích thưởng cho các quan dâng cống phẩm, quy ra tiền gọi là “lợi thị”. Sang đến vùng Chợ Lớn – Sài Gòn, chữ “lợi thị” được phiên âm theo tiếng Quảng Đông, đọc thành “lầy xì”. Và chuyển thành tiếng Việt được đọc thành “lì xì”. Sau giải phóng thì tiếng “lì xì” lan ra miền Bắc và được tiếp nhận bởi chữ “lì xì” gợi ra âm thanh như kiểu mình xì ra tặng ai cái gì đó (cười).
Có nhiều ý kiến cho rằng nên gộp Tết Dương và Tết Âm là một. Quan điểm của giáo sư thế nào?
Tôi xin kể câu chuyện mà tôi chứng kiến vào những năm Hà Nội đánh Mỹ. Khi ấy, Hà Nội phải sơ tán một phần, nhưng ngày Tết ai cũng tìm cách bỏ về Hà Nội để nhận gói hàng mà Nhà nước lo cho. Giữa những bất ngờ đông đúc lên, phải xếp hàng mua hàng tem phiếu, thì nổi lên một nhà ông ở phố Hàng Cháo mới nêu lên ý kiến là nên bỏ Tết vì đất nước đang trong chiến tranh khó khăn.
Một buổi sáng đi qua nhà ông ấy thì tôi thấy ai đó viết lên cánh cửa lùa nhà ông ấy dòng chữ nguệch ngoạch bằng phấn: “Nhà này mà ăn Tết tao giết (!)”. Thế mới thấy phản ứng tiêu cực của quần chúng nhân dân trước cái ý kiến bỏ ăn Tết cổ truyền dân tộc. Ngày nay trước những luồng ý kiến ủng hộ bỏ ăn Tết đều gặp những phản ứng tiêu cực như thế từ các cư dân mạng. Nói thế để cho thấy, Tết cổ truyền không bỏ được đâu!
Nhân dịp đầu xuân năm mới, giáo sư có lời muốn nhắn nhủ đến độc giả báo Lao động Thủ đô ?
Tôi muốn gửi tới độc giả những lời thốt ra từ suy tư, từ đáy lòng của tôi. Tôi đã từng làm một điều tra nghiên cứu. Nói “người Hà Nội”, nhưng 80% là người từ các địa phương đến sinh sống theo các cách khác nhau. Bên cạnh nguồn gốc phức tạp đó thì có một điều đáng lưu ý nữa. Người đô thị, gọi tắt là “thị dân” để phân biệt với người dân sống ở nông thôn gọi là “nông dân”.
Ví dụ như ở Pari, New York thì toàn thị dân nhưng ở Hà Nội thì chủ yếu lại là nông dân. Đặc biệt là sau khi Hà Nội được mở rộng lên tới 7 triệu người thì có đến 5 triệu là nông dân ở ngoại thành. Thị dân Hà Nội với số đông là nông dân với có lối sống, lối suy nghĩ, kiểu cách, giao thông... theo kiểu “nông dân”, làm méo mó văn hoá, sứ mạng... của một đô thị thủ đô.
Vậy nên tôi muốn gửi gắm những người Hà Nội sang năm mới hãy tự trang bị cho mình những văn hoá ứng xử, có ý thức của một thị dân đô thị để Hà Nội ngày càng văn minh xứng tầm đô thị Thủ đô.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Văn hóa 02/11/2024 20:28
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới
Văn hóa 02/11/2024 13:05
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024
Văn hóa 01/11/2024 22:18
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch
Văn hóa 31/10/2024 15:07
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"
Văn hóa 30/10/2024 22:35
NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn
Văn hóa 30/10/2024 19:46
Ấn tượng Chung kết cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội năm 2024
Văn hóa 28/10/2024 20:38
Triển lãm Conan lần đầu tại Hà Nội, sống lại ký ức 30 năm
Văn hóa 28/10/2024 06:06
Gần 200 vận động viên tranh tài tại Giải Cầu lông toàn quốc Báo Thanh tra lần thứ XIX
Xã hội 26/10/2024 13:29