Đắp lá chữa vết sưng, bệnh nhân đái tháo đường lĩnh hậu quả nặng nề
Bệnh nhân K.V.V, (66 tuổi, quê Phúc Thọ, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng vùng mang tai xuất hiện vết thương hở lan rộng dưới cằm, cổ, sưng tấy đỏ, nhiều vị trí hở lớn, chảy mủ…
Vết thương của bệnh nhân sau khi được bác sĩ xử lý bước đầu. (Ảnh: Thúy Quỳnh). |
Theo thông tin khai thác, bệnh nhân K.V.V được chẩn đoán ĐTĐ typ 2 cách đây 10 năm, đang điều trịisulin hàng ngày tại Bệnh viện Sơn Tây (Hà Nội). Trước nhập viện gần 20 ngày bệnh nhân xuất hiện sưng đau vùng cổ, mang tai phải, ăn uống kém, nuốt đau tức. Tuy nhiên do chủ quan, nghĩ bị lên quai bị nên người nhà bệnh nhân đã không đưa đi khám mà tự ý ở nhà dùng lá đắp vào vùng bị tổn thương, đồng thời tự mua kháng sinh không rõ loại uống tại nhà trong vòng 10 ngày nhưng không đỡ, vết thương vẫn tấy đỏ và lan dần khắp toàn ngực.
Sau khi được trích lấy mủ và dẫn lưu vùng áp xe tại Bệnh viện Răng – Hàm – Mặt Trung ương, người bệnh đã được chuyển tới Bệnh viện Nội tiết Trung ương để tiếp tục tìm nguyên nhân và điều trị tiếp.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng đường huyết tăng cao lên tới 22mmol/l. Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc được nhiệt độ cơ thể trên 37 độ. Tim đều, huyết áp 100/60, thở đều, bụng mềm, không chướng, không đau. Vùng mang tai xuất hiện vết thương hở lan rộng dưới cằm, cổ, phát nề đỏ, chảy mủ. Hiện tại bệnh nhân đã được các bác sĩ xử trí bằng việc cắt lọc vết loét hoại tử, bơm rửa liên tục hàng ngày đồng thời kiểm soát đường huyết, kháng sinh toàn thân tích cực.
Nhận định về ca bệnh này, ThS.BS Nguyễn Ngọc Thiện – Phó Trưởng khoa Chăm sóc bàn chân, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết: Đây là một trong những trường hợp điển hình do sự chủ quan của người bệnh. Đối với những trường hợp mắc ĐTĐ nhiều năm xuất hiện vết xước ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, đặc biệt là ở vùng chân người bệnh cũng tuyệt đối không được tự ý đắp lá và dùng thuốc kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ, mà cần phải đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời.
Cũng theo thông tin từ Bệnh viện Nội tiết Trung ương, trong thời gian vừa qua, Bệnh viện thường xuyên tiếp nhận những trường hợp tự ý chữa ĐTĐ bằng các bài thuốc dân gian, sản phẩm quảng cáo trôi nổi trên thị trường. Những sản phẩm này không những không cải thiện được tình trạng viêm loét mà còn dẫn đến nguy cơ dị ứng khiến vết loét lan rộng khó chữa trị, nhiều trường hợp phải cắt cụt chi, thậm chí đã có không ít ca bệnh tử vong. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00