Đan Mạch và Việt Nam kết nối trường học và doanh nghiệp trong đào tạo nghề
Tạo thêm công ăn việc làm để xóa nghèo | |
Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp | |
2017 là năm đổi mới và hành động |
Bà Charlotte Laursen - Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam - phát biểu tại hội thảo. Ảnh: L.Q.V |
Hội thảo do Bộ LĐTBXH Việt Nam và Bộ Giáo dục Đan Mạch đồng tổ chức, nhằm thí điểm việc đào tạo nghề song hành tại 4 trường (gồm: Cao đẳng Nghề Công nghiệp Hà Nội, Cao đẳng Nghề TPHCM, Cao đẳng Nghề Công nghiệp và Nông Lâm Đông Bắc, Cao đẳng Nghề Công nghiệp và Nông Lâm Nam Bộ).
Dự án TVET kéo dài 2 năm (từ 2017), có tổng kinh phí thực hiện 649.000 USD, nhằm tăng cường hợp tác giữa các cấp chính quyền, các trường đào tạo nghề và các doanh nghiệp trong 2 nghề nội thất và đồ hoạ, qua đó giải quyết chênh lệch giữa kỹ năng và năng lực của sinh viên tốt nghiệp với nhu cầu của các doanh nghiệp và thị trường lao động ở Việt Nam.
Ông Torben Schuster - cán bộ quản lý dự án (Bộ Giáo dục Đan Mạch) giới thiệu nội dung dự án đào tạo nghề. Ảnh: L.Q.V |
Đại sứ quán Đan Mạch là thành viên ban chỉ đạo dự án, cùng với 2 bộ của Việt Nam (Bộ LĐTBXH và Bộ GD ĐT) và 2 bộ của Đan Mạch (Bộ Trẻ em, Giáo dục và Bình đẳng Giới và Bộ Khoa học và Giáo dục bậc cao).
Các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: L.Q.V |
Để thực thi dự án này, các Hội đồng kỹ năng nghề địa phương sẽ được thành lập - gồm đại diện các doanh nghiệp, trường dạy nghề và chính quyền địa phương. Các Hội đồng sẽ đưa ra nhu cầu kỹ năng tại các doanh nghiệp, cung cấp đầu vào nhằm xây dựng giáo trình, xây dựng các mô hình về vị trí thực tập cho các sinh viên học nghề, tuyển chọn, chuẩn bị cho các doanh nghiệp để tham gia đào tạo sinh viên học nghề tại nơi làm việc.
“Nhờ vào việc xây dựng liên kết giữa các bộ chủ quản ở Việt Nam và Đan Mạch, và bằng việc đưa các cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp vào làm đối tác chủ chốt, chúng ta đã tạo ra một cách hợp tác mới đầy hứa hẹn. Chúng tôi ưu tiên “đồ hoạ” và “nội thất” vì đây là các lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam xét về giá trị việc làm và xuất khẩu. Hy vọng, dự án sẽ mang lại nhiều ý tưởng mới giúp các bên liên quan - từ người dân cho đến các cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp và các bộ, được hưởng lợi” - Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam, bà Charlotte Laursen, phát biểu.
Còn ông Huỳnh Văn Ti - nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Việt Nam, một chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo nghề - nhận xét: “Mô hình kép về đào tạo nghề của Đan Mạch ứng dụng trong dự án này rất phù hợp với bối cảnh cần đổi mới phương thức đào tạo nghề ở Việt Nam”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40