Đan Mạch và Việt Nam kết nối trường học và doanh nghiệp trong đào tạo nghề

14:03 | 17/01/2017
Ngày 17/1/2017, tại khách sạn Công đoàn Quảng Bá (Hà Nội), hội thảo khởi động Dự án Hợp tác Đào tạo Nghề Việt Nam - Đan Mạch (TVET) đã được tổ chức. Hoạt động này hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội cho các trường dạy nghề, doanh nghiệp và người lao động trong việc đào tạo nghề có chất lượng, tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội.
dan mach va viet nam ket noi truong hoc va doanh nghiep trong dao tao nghe Tạo thêm công ăn việc làm để xóa nghèo
dan mach va viet nam ket noi truong hoc va doanh nghiep trong dao tao nghe Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp
dan mach va viet nam ket noi truong hoc va doanh nghiep trong dao tao nghe 2017 là năm đổi mới và hành động
dan mach va viet nam ket noi truong hoc va doanh nghiep trong dao tao nghe
Bà Charlotte Laursen - Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam - phát biểu tại hội thảo. Ảnh: L.Q.V

Hội thảo do Bộ LĐTBXH Việt Nam và Bộ Giáo dục Đan Mạch đồng tổ chức, nhằm thí điểm việc đào tạo nghề song hành tại 4 trường (gồm: Cao đẳng Nghề Công nghiệp Hà Nội, Cao đẳng Nghề TPHCM, Cao đẳng Nghề Công nghiệp và Nông Lâm Đông Bắc, Cao đẳng Nghề Công nghiệp và Nông Lâm Nam Bộ).

Dự án TVET kéo dài 2 năm (từ 2017), có tổng kinh phí thực hiện 649.000 USD, nhằm tăng cường hợp tác giữa các cấp chính quyền, các trường đào tạo nghề và các doanh nghiệp trong 2 nghề nội thất và đồ hoạ, qua đó giải quyết chênh lệch giữa kỹ năng và năng lực của sinh viên tốt nghiệp với nhu cầu của các doanh nghiệp và thị trường lao động ở Việt Nam.

dan mach va viet nam ket noi truong hoc va doanh nghiep trong dao tao nghe

Ông Torben Schuster - cán bộ quản lý dự án (Bộ Giáo dục Đan Mạch) giới thiệu nội dung dự án đào tạo nghề. Ảnh: L.Q.V

Đại sứ quán Đan Mạch là thành viên ban chỉ đạo dự án, cùng với 2 bộ của Việt Nam (Bộ LĐTBXH và Bộ GD ĐT) và 2 bộ của Đan Mạch (Bộ Trẻ em, Giáo dục và Bình đẳng Giới và Bộ Khoa học và Giáo dục bậc cao).

dan mach va viet nam ket noi truong hoc va doanh nghiep trong dao tao nghe
Các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: L.Q.V

Để thực thi dự án này, các Hội đồng kỹ năng nghề địa phương sẽ được thành lập - gồm đại diện các doanh nghiệp, trường dạy nghề và chính quyền địa phương. Các Hội đồng sẽ đưa ra nhu cầu kỹ năng tại các doanh nghiệp, cung cấp đầu vào nhằm xây dựng giáo trình, xây dựng các mô hình về vị trí thực tập cho các sinh viên học nghề, tuyển chọn, chuẩn bị cho các doanh nghiệp để tham gia đào tạo sinh viên học nghề tại nơi làm việc.

“Nhờ vào việc xây dựng liên kết giữa các bộ chủ quản ở Việt Nam và Đan Mạch, và bằng việc đưa các cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp vào làm đối tác chủ chốt, chúng ta đã tạo ra một cách hợp tác mới đầy hứa hẹn. Chúng tôi ưu tiên “đồ hoạ” và “nội thất” vì đây là các lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam xét về giá trị việc làm và xuất khẩu. Hy vọng, dự án sẽ mang lại nhiều ý tưởng mới giúp các bên liên quan - từ người dân cho đến các cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp và các bộ, được hưởng lợi” - Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam, bà Charlotte Laursen, phát biểu.

Còn ông Huỳnh Văn Ti - nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Việt Nam, một chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo nghề - nhận xét: “Mô hình kép về đào tạo nghề của Đan Mạch ứng dụng trong dự án này rất phù hợp với bối cảnh cần đổi mới phương thức đào tạo nghề ở Việt Nam”.

Lê Quang Vinh

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này