Đắn đo sắm Tết

(LĐTĐ) Còn khoảng hơn 2 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán, chính vì thế tranh thủ những ngày này nhiều công nhân hết giờ làm, hết giờ tăng ca tranh thủ đi sắm Tết. 
Giúp công nhân tái tạo sức lao động
Cảnh giác trước các kiểu lừa đảo
Để Báo đến với đông đảo người lao động
Đắn đo sắm Tết
Công nhân sắm Tết tại chợ Mun, thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh.

Chỉ dám mua hàng giá rẻ

Những ngày đầu tháng Chạp, không khí Tết đã về trên những khu dân cư tập trung đông công nhân lao động ngoại tỉnh. Từ giờ tan tầm tới tối khuya, tại những chợ cóc, chợ tạm, hay những sạp hàng “siêu rẻ”, đại hạ giá bên vỉa hè, công nhân tấp nập ngắm nghía, ngó nghiêng, mua sắm như trẩy hội. Tại một sạp hàng quần áo đại hạ giá trên đường Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai), Nguyễn Mai Hương - công nhân trong khu công nghiệp Vĩnh Tuy cho biết: “Hơn một tuần nay, cứ tan ca là mấy chị em trong phân xưởng lại rủ nhau đi sắm quà Tết. Cuối năm, hàng giảm giá nhiều, công nhân nghèo mới có cơ hội chị ạ... ”.

Đúng như lời Hương nói, thu nhập thấp, tiền thưởng Tết không nhiều, nên các công nhân thường phải cân nhắc kỹ mỗi khi quyết định chi tiền mua một món quà mang về cho gia đình và họ chỉ chờ cơ hội mua hàng hóa giá rẻ, hàng giảm giá. Nắm bắt được tâm lý và nhu cầu mua sắm của công nhân trong dịp giáp Tết, nên các loại hàng hoá “giá mềm” được các tiểu thương nhập về với số lượng tăng vọt, tập trung chủ yếu vào các mặt hàng như: Quần áo, chăn ga, giày dép, túi xách, đồ gia dụng…

Tại chợ mùng 8.3 (thuộc phường Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng), nơi cách không xa với một số công ty dệt - may và KCN Vĩnh Tuy, chỉ từ vài chục tới 200.000 đồng là công nhân có thể mua được chiếc áo len hoặc áo khoác ấm, chỉ 50.000-70.000 đồng đã mua được chiếc ga chun hoặc vỏ gối khá bắt mắt. Hớn hở khi mua được một chiếc áo thun dầy dặn với giá 80.000 đồng, một chiếc ga chun với 70.000 đồng, Thu Lan (công nhân may trong KCN Vĩnh Tuy) cho biết: "Chiếc áo này em mua về làm quà cho em gái, còn chiếc ga làm quà cho anh trai sắp lấy vợ. Em đang tìm để mua thêm cho bố, mẹ mỗi người một chiếc áo khoác. Mang tiếng đi làm Hà Nội cả năm trời, mà Tết về nhà lại không có quà thì ngượng lắm, mà công nhân thì nghèo, nên chỉ có cách mua hàng giá rẻ mà thôi. Cũng may, đồ ở chợ này phong phú, giá rẻ mà chất lượng không đến nỗi nào" - Lan tâm sự.

Nguyễn Thu Huyền - đồng nghiệp của Lan - thì cho biết: “Em mới ra Hà Nội làm công nhân được nửa năm, thưởng Tết thấp lắm, nhưng cũng là năm đầu tiên kiếm được tiền, nên kiểu gì cũng phải có được món quà mang về cho mẹ vui. Thời buổi này mà ở nhà mẹ em vẫn nấu cơm bằng bếp củi, nên em định mua cho mẹ chiếc nồi cơm điện hiệu Sharp giá gần 500.000 đồng ở một cửa hàng trên đường Kim Ngưu. Biết là đắt so với mức lương của một công nhân mới như em, nhưng kể cả phải dồn hết tiền Tết, em cũng sẽ mua để mẹ vui và đỡ vất vả”.

Chợ Mun ở thôn Bầu, xã Kim Chung (huyện Đông Anh)- nơi gần với khu công nghiệp Bắc Thăng Long cũng là địa điểm tập trung mua sắm của số đông công nhân, những ngày cận Tết. Hòa lẫn trong dòng người đông đúc, Cao Thị Hạnh- công nhân Công ty Panasonic nhẩn nha ghé từng gian hàng, không bỏ sót một cửa hiệu hay một sạp hàng lề đường.

Đến quầy nào, Hạnh cũng ngắm nghía kỹ lưỡng từng chiếc áo, chiếc quần, nhưng cô chỉ cầm lên đặt xuống, hỏi giá chứ không mua. Trả lời chúng tôi,Hạnh giải thích: “Em muốn mua quần áo mới biếu ông bà và bánh kẹo ăn Tết cho gia đình, nhưng cũng chưa cần mua ngay vì còn chưa đến Tết. Hiện tại em chỉ đi ngắm, khảo giá. Tiền ít, nên chúng em phải chịu khó dò giá nhiều nơi mới mua được đồ rẻ nhất”.

Chắt chiu từng đồng lương, thưởng

Nhiều công nhân cho biết, thưởng Tết trung bình chỉ khoảng một tháng lương. Thời buổi giá cả leo thang, nếu chỉ trông chờ vào đó thì rất khó để mua sắm, trang trải ngày Tết, ấy là chưa kể công ty thường chi thưởng muộn, sát ngày về nên nếu đợi tiền thưởng thì việc mua sắm sẽ rất cập rập. Biết trước điều đó, nên hầu hết các công nhân đều dành dụm nhiều tháng liền cho việc sắm sửa cuối năm. Nguyễn Thị Thúy - công nhân Công ty Panasonic, khu công nghiệp Bắc Thăng Long cho biết, tiền sắm Tết và mua quà Tết cho gia đình đã được cô dành dụm cả năm nay.

Thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của công nhân và nhằm hỗ trợ công nhân mua sắm được những món đồ phù hợp trong ngày Tết, trong khuôn khổ chương trình Tết sum vầy năm 2020 diễn ra ngày 12/1 tới đây, LĐLĐ Thành phố sẽ tổ chức phiên chợ nghĩa tình cho công nhân lao động thu hút sự tham gia của gần 40 doanh nghiệp với các sản phẩm hàng hóa đa dạng từ hàng gia dụng, điện tử, may mặc, thực phẩm, hóa mỹ phẩm, sách, thiết bị giáo dục và các mặt hàng nông sản, đặc sản của các địa phương, vùng miền và nhất là các sản phẩm trực tiếp phục vụ Tết như hương thơm, rượu vang, bánh mứt kẹo... Các sản phẩm được áp dụng chính sách giá ưu đãi, đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm của công nhân lao động. Qua thống kê sơ bộ, hầu hết các sản phẩm đều được bán ưu đãi thấp hơn so với thị trường ít nhất là 5%, trong đó có nhiều mặt hàng giảm từ 40 - 50% so với giá thị trường. Với tinh thần ấm áp và yêu thương, nghĩa tình và chia sẻ, “Tết sum vầy” năm 2020, trong đó có Phiên chợ nghĩa tình sẽ là một hoạt động chăm lo thiết thực cho đoàn viên, người lao động dịp Tết đến xuân về.

"Em dự định mua ít bánh kẹo, quần áo để làm quà cho gia đình. Toàn những thứ thiết yếu và đơn giản nhưng tính sơ sơ cũng phải lên tới vài triệu đồng, trong khi tiền thưởng thì chưa được lĩnh. Biết vậy, nên trong năm, em phải tiết kiệm, rồi chịu khó đi làm thêm để có thể dành được một khoản cho việc sắm Tết. Đi làm ở Hà Nội, xa nhà biền biệt thì ngày Tết cũng phải sắm sửa cho cả nhà ít quà bánh, quần áo, có chút mừng tuổi cho mọi người" - Thúy chia sẻ.

Cũng như Thúy, cặp vợ chồng trẻ Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Thị Thu (khu công nhiệp Sài Đồng, quận Long Biên) cũng đang cố gắng không chỉ làm ở công ty ban ngày mà còn nhận phụ bán hàng thêm buổi tối để có thêm tiền sắm sửa về quê ăn Tết. Thu bảo, nếu còn độc thân, chuyện về quê ăn Tết có quà hay không không phải là điều khiến cô bận tâm, nhưng giờ đã làm vợ, làm dâu, lại là dâu mới, kiểu gì cũng không thể về Tết tay không.

Ít nhất thì cũng phải có quà cho bố, mẹ chồng, mừng tuổi em chồng và các cháu. “Dẫu có tốn kém, nhưng đó là chút quà nghĩa tình đối với người thân ở quê, nên vợ chồng mình bảo nhau cố gắng làm lụng tích cóp suốt cả năm trời”. Tiếp lời vợ, Hùng nói: “Việc mua sắm quà để về quê ăn Tết không chỉ là ý muốn của vợ chồng tôi mà của tất cả những người đi làm ăn xa xứ. Cứ mỗi lần lỉnh kỉnh xách đồ về đến đầu ngõ, nhìn thấy đôi mắt ánh lên niềm vui và xúc động của mẹ, nụ cười rạng rỡ của cha và tiếng hò reo của bầy em là chúng tôi cảm thấy hạnh phúc”.

Một mùa xuân mới lại tới, cái Tết nữa lại về. Những công nhân lao động ngoại tỉnh đang tất bật hoàn thành công việc được giao để tranh thủ thời gian đi sắm tết. Mỗi người một tâm trạng, hoàn cảnh khác nhau, nhưng tất cả họ cùng cố gắng lao động, làm việc, tích góp để mua sắm cho gia đình được đón một cái tết no ấm, và trọn vẹn hơn đồng thời cũng đau đáu niềm mong mỏi lương, thưởng được đảm bảo, vật giá bớt leo thang để có điều kiện góp Tết cùng gia đình sau cả năm xa nhà biền biệt …

Ngọc Tú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận 16.000 tỷ đồng, chia cổ tức cao tới 30%

HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận 16.000 tỷ đồng, chia cổ tức cao tới 30%

(LĐTĐ) Sáng ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank, mã chứng khoán: HDB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua chỉ tiêu lợi nhuận 16.000 tỷ đồng, chia cổ tức 30%.
Tiến độ 6 dự án BOT cửa ngõ TP.HCM hiện ra sao?

Tiến độ 6 dự án BOT cửa ngõ TP.HCM hiện ra sao?

(LĐTĐ) Áp dụng Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm cơ chế đặc thù, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang triển khai các thủ tục để sớm thi công xây dựng 5 dự án BOT giao thông cửa ngõ của Thành phố và tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài.
Khai trương đoàn tàu chất lượng cao Sài Gòn - Đà Nẵng

Khai trương đoàn tàu chất lượng cao Sài Gòn - Đà Nẵng

(LĐTĐ) Tàu SE21/22 là một sản phẩm mới với nhiều tiện ích và thẩm mỹ vượt trội, được ngành đường sắt đưa vào khai thác, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Lễ 30/4, 1/5 và được kỳ vọng sẽ trở thành sản phẩm du lịch “hot” đối với du khách trong dịp hè 2024.
Rộ tin đồn Sơn Tùng M-TP tham gia "Anh trai vượt ngàn chông gai" tại Trung Quốc

Rộ tin đồn Sơn Tùng M-TP tham gia "Anh trai vượt ngàn chông gai" tại Trung Quốc

(LĐTĐ) Thông tin Sơn Tùng M-TP sẽ góp mặt vào chương trình truyền hình thực tế "Anh trai vượt ngàn chông gai" tại Trung Quốc đã nhận được sự quan tâm của nhiều Sky.
Giữ tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như hiện hành

Giữ tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như hiện hành

(LĐTĐ) Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), việc điều chỉnh tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ tác động rất lớn đến bộ phận người tham gia. Vì vậy, việc giữ tỷ lệ đóng như hiện hành sẽ góp phần bảo đảm ổn định chính sách và quyền lợi của người lao động...
Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

(LĐTĐ) Liên tiếp 3 bệnh nhi bị đuối nước nghiêm trọng vừa được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tai nạn đuối nước ở trẻ ngay trong dịp hè, nhất là dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 này.
Kiểm tra ma túy, nồng độ cồn các lái xe trước khi xuất bến

Kiểm tra ma túy, nồng độ cồn các lái xe trước khi xuất bến

(LĐTĐ) Ngay từ sáng sớm 27/4 hàng loạt tuyến đường lớn nhỏ nối ra cửa ngõ Thủ đô như: Trục đường Vành đai 3, Vành đai 2, Giải Phóng - Ngọc Hồi,... đã chật cứng phương tiện. Dưới thời tiết nắng nóng, dòng người di chuyển rất khó khăn. Lực lượng chức năng đã rất nỗ lực để điều tiết giao thông.

Tin khác

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại trụ sở Báo Kinh tế Đô thị đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” do Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp triển khai.
Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tổ chức tài chính vi mô CEP (CEP) là bạn đồng hành của công nhân lao động. Nhờ CEP, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã thoát khỏi “tín dụng đen”.
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hai hình thức hằng tháng, và một lần cho hơn 7.300 người.
Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất hoán đổi ngày làm việc 29/4 và làm bù vào ngày 4/5 để người lao động được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

(LĐTĐ) Duới ngọn tháp hàng nghìn năm tuổi, Tháp bà Ponagar (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) hình ảnh các cô gái Chăm múa uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhạc đã dần trở nên quen thuộc với nhiều du khách đến Nha Trang.
Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2023, nhờ thực hiện tốt công tác đảm bảo An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), tình hình tai nạn lao động, cháy nổ trên địa bàn Hà Nội đã được phòng ngừa; kiềm chế sự gia tăng tai nạn lao động, giảm thiểu thiệt hại về người, góp phần quan trọng ổn định tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chương trình Ngày hội việc làm do Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Tạp chí Lao động và Công đoàn, LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Ninh tổ chức ngày 31/3, đông đảo lao động nữ đã được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp.
Xem thêm
Phiên bản di động