Đảm bảo an toàn về sinh thực phẩm từ mô hình cảnh báo nhanh
Hà Nội: Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp an toàn | |
Tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh an toàn thực phẩm | |
An toàn, vệ sinh thực phẩm mùa lễ hội: Vẫn nhiều nỗi lo |
Hà Nội triển khai mô hình cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm |
Theo thông tin từ Sở Công Thương, mới đây, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 169/KH-UBND về việc triển khai mô hình hệ thống cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm giai đoạn 2018 - 2020. Mô hình chính thức được triển khai từ tháng 7/2019.
Trong đó, điểm cảnh báo nhanh cấp 1 sẽ triển khai các điểm tiếp cận thông tin - xử lý thông tin tại địa bàn. Điểm cảnh báo nhanh cấp 2 tại quận do Phòng Y tế quận thường trực có nhiệm vụ tiếp nhận các nguồn thông tin, sự cố về an toàn thực phẩm trên địa bàn từ hệ thống cảnh báo nhanh các cấp, hệ thống thông tin, truyền thông, báo chí, người dân, tổ chức mạng... Điểm cảnh báo cấp 3 sẽ thực hiện tổng hợp nội dung tiếp nhận, kết quả xử lý thông tin sự cố về an toàn thực phẩm của các cơ quan cấp trên và phản hồi lại cá nhân hoặc tổ chức cung cấp thông tin, báo cáo định kỳ điểm cảnh báo cấp 2 theo quy định.
Bên cạnh đó, các đơn vị đầu mối có trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của ngành Y tế, ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngành Công thương tổ chức kiểm tra giám sát chất lượng nhóm thực phẩm trên địa bàn theo phân cấp; Xây dựng, tổ chức hệ thống/bộ máy cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm trên địa bàn toàn Thành phố với 3 cấp: Thành phố; cấp quận, huyện, thị xã và cấp xã, phường, thị trấn.
Các điểm cảnh báo an toàn thực phẩm từ thành phố xuống quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn có quyết định thành lập hệ thống cảnh báo nhanh, phân công cụ thể cán bộ phụ trách tiếp nhận thông tin và được kết nối hoạt động với điểm cảnh báo Trung tâm.
UBND quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm chỉ đạo việc xây dựng Kế hoạch, triển khai các hoạt động theo kế hoạch tại địa phương đúng tiến độ, thời gian, mục tiêu. Quyết định thành lập hệ thống cảnh báo nhanh, xây dựng điểm cảnh báo cấp 1, cấp 2 trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý, triển khai các điểm tiếp cận thông tin - xử lý thông tin tại địa bàn. Cùng với đó, xử lý, sẽ giải quyết các vấn đề an toàn thực phẩm trên địa bàn dựa trên thông tin cảnh báo từ hệ thống cảnh báo nhanh, phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm; Phối hợp các đơn vị chức năng tuyến thành phố trong công tác thanh kiểm tra, giám sát phát hiện sự cố về an toàn thực phẩm, phòng chống và xử lý ngộ độc thực phẩm theo phân cấp.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00