An toàn, vệ sinh thực phẩm mùa lễ hội: Vẫn nhiều nỗi lo

(LĐTĐ) Mùa lễ hội mới đã bắt đầu, rất nhiều du khách chọn các địa điểm diễn ra lễ hội làm nơi để… du Xuân. Nhằm phục vụ du khách, các dịch vụ “ăn theo” lễ hội đua nhau nở rộ, dẫn đến những nỗi lo về công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
an toan ve sinh thuc pham mua le hoi van nhieu noi lo Mong mua được thực phẩm sạch
an toan ve sinh thuc pham mua le hoi van nhieu noi lo Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm
an toan ve sinh thuc pham mua le hoi van nhieu noi lo Sơn Tây quan tâm công tác đảm bảo an toàn thực phẩm

Tăng cường công tác kiểm tra

Là nơi thờ 14 vị vua nhà Trần cùng gia quyến và các quan lại có công phù tá, nổi tiếng với lễ khai ấn đầu Xuân - Đền Trần (tỉnh Nam Định) luôn thu hút hàng vạn người dân và du khách thập phương tới tham dự.

an toan ve sinh thuc pham mua le hoi van nhieu noi lo
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã phối hợp với Sở Y tế Nam Định tiến hành kiểm tra công tác an toàn thực phẩm tại Đền Trần.

Nhằm đảm bảo an toàn cho du khách, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã phối hợp với Sở Y tế Nam Định tiến hành kiểm tra công tác an toàn thực phẩm trước thời điểm khai ấn Đền Trần. Tại đây, đoàn đã tiến hành kiểm tra các hộ kinh doanh thực phẩm khu vực xung quanh Đền Trần và Đền Bảo Lộc, nơi dự kiến đón hàng vạn người trong ngày lễ hội.

Trao đổi với phóng viên, ông Khương Thành Vinh – Phó Giám đốc Sở Y tế Nam Định, cho biết, bước đầu kiểm tra, test nhanh sản phẩm giò chả không phát hiện hàn the. “Nhìn chung, các hàng quán kinh doanh thực phẩm chín đều đảm bảo. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ tiếp tục kiểm tra để trong thời gian diễn ra lễ hội, khách thập phương đổ về đông, công tác an toàn thực phẩm cũng phải được đảm bảo, tránh xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm để lễ hội diễn ra thành công tốt đẹp”, ông Vinh nhấn mạnh.

Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo, du khách không nên sử dụng thực phẩm ở những hàng quán tạm bợ, gần cống rãnh, không có tủ kính, người chế biến thực phẩm không đeo găng tay. Việc đảm bảo an toàn thực phẩm trước hết phải đến từ chính những người dân.

Người dân nếu tiếp tục sử dụng những sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm, không rõ nguồn gốc, vô tình tiếp tay cho vi phạm và chấp nhận với nguy cơ bị ngộ độc cao, đặc biệt trong thời điểm thời tiết nồm ẩm như hiện nay.

Ông Vinh cũng cho biết, Sở Y tế và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Nam Định đã thành lập các đoàn kiểm tra các cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm. Ngành y tế bố trí các điểm cấp cứu tại khu vực lễ hội và thường trực xe vận chuyển cấp cứu hỗ trợ du khách khi cần thiết. Bên cạnh đó cũng giao cho các xã trực tiếp theo dõi cùng với các đơn vị chức năng kiểm soát chặt chẽ tình hình an toàn thực phẩm trong suốt thời gian diễn ra lễ hội.

Vẫn còn nhiều cơ sở vi phạm

Là lễ hội lớn và kéo dài nhất trong năm, lễ hội chùa Hương (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức) luôn thu hút hàng chục vạn khách thập phương. Theo ông Trần Văn Tráng – Trưởng phòng Y tế huyện Mỹ Đức, để bảo đảm an toàn thực phẩm dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán Kỷ Hợi và lễ hội xuân năm 2019, huyện Mỹ Đức đã thành lập 23 đoàn kiểm tra liên ngành. Qua kiểm tra, giám sát, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm đều có giấy khám sức khỏe, giấy chứng nhận hoặc bản cam kết cơ sở đủ điều kiện an toàn, vệ sinh thực phẩm.

Thế nhưng, ngày 14/2, Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm số 1 của TP Hà Nội kiểm tra 3 nhà hàng tại khu vực chùa Thiên Trù đã phát hiện nhiều vi phạm về an toàn, vệ sinh thực phẩm. Cả 3 nhà hàng đều bày bán thực phẩm tươi sống lẫn với thực phẩm chín, không tuân thủ việc bảo quản thực phẩm trong tủ chuyên dụng.

Bát ăn của 2/3 nhà hàng không đạt yêu cầu vệ sinh, 2/3 nhà hàng chưa xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc thực phẩm. Đơn cử, nhà hàng Mai Lâm có cơ sở vật chất khá khang trang, các vật dụng, dụng cụ nấu bếp, bàn ghế, bát đĩa… đều sạch đẹp và mỗi ngày đón khoảng 1.000 khách.

Bước chân vào nhà hàng, đập vào mắt thực khách là tấm giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Phòng Y tế huyện Mỹ Đức cấp được lồng trong khung kính. Tuy nhiên, quy định tối thiểu về bảo quản thực phẩm lại chưa được nhà hàng chấp hành nghiêm túc. Ngay phía cửa ra vào, hơn 10 khay thịt đà điểu, thịt thỏ, thịt lợn tươi sống đặt “lộ thiên” ngay cạnh gà luộc, đậu rán, cá rán, khoai chiên…

Tại nhà hàng Năm Thành, khi thấy bóng dáng đoàn kiểm tra, nhân viên mới vội hò nhau tìm găng tay để lấy thức ăn. Ngoài việc chủ nhà hàng không xuất trình được các giấy tờ chứng minh nguồn gốc thực phẩm, đoàn kiểm tra còn phát hiện trong tủ đựng đá có chứa rất nhiều thực phẩm sống và số đá này được dùng phục vụ khách uống bia, trà…

Ông Trần Ngọc Tụ, Chi cục trưởng Chi cục An toàn, vệ sinh thực phẩm Hà Nội yêu cầu hủy bỏ toàn bộ những túi đá này để tránh nguy cơ ngộ độc và lưu ý hộ kinh doanh phải đeo găng tay hoặc kẹp gắp khi chia thức ăn…

Trước đó, Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm số 1 của TP Hà Nội cũng xử lý vi phạm 3/9 cơ sở kinh doanh ăn uống tại khu vực lễ hội đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn) do chưa xuất trình đầy đủ giấy tờ liên quan đến các quy định về an toàn thực phẩm. Riêng hộ kinh doanh ăn uống Nguyễn Thị Nga, qua kiểm tra không có tủ kính để bảo quản thực phẩm chín, xét nghiệm 10 mẫu bát có 2 bát bẩn.

Theo ghi nhận của phóng viên tại một số địa điểm diễn ra lễ hội như: Phủ Tây Hồ (phường Quảng An, quận Tây Hồ), Đền Sóc (huyện Sóc Sơn)… những mâm bánh tôm rán, thịt quay, bánh đúc, bánh bột lọc… đều không được che đậy và bày bán ngay trên đường đi, tấp nập khách qua lại. Những người bán hàng không đeo găng tay, thản nhiên đếm tiền, rồi lại bốc thức ăn cho khách…

Được biết, trước thời điểm diễn ra lễ hội, chính quyền các địa phương đã tổ chức tập huấn và cấp giấy chứng nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho các chủ hộ trực tiếp kinh doanh thực phẩm, thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm, song, các chủ cửa hàng vẫn “lách luật”, không tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm, cố tình chèo kéo khách mua hàng.

Để đảm bảo an toàn cho các du khách trong mùa lễ hội, đề nghị các cơ quan chức năng cần có biện pháp xử lý “mạnh tay” thay vì chỉ nhắc nhở để một số cơ sở không tái diễn tình trạng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.

H. Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

(LĐTĐ) Hiện nay, có khoảng 500 hộ sinh sống trên diện tích rừng thuộc khu di tích thắng cảnh chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Việc sinh hoạt của các hộ dân tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Cử tri đã nhiều lần kiến nghị Thành phố hỗ trợ kinh phí để di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng trên địa bàn xã Hương Sơn.
UBND thị xã Cửa Lò đề nghị xử phạt đơn vị thi công khai thác trái phép cát biển

UBND thị xã Cửa Lò đề nghị xử phạt đơn vị thi công khai thác trái phép cát biển

(LĐTĐ) Chiều ngày 17/4, ông Nguyễn Quang Tiêu – Phó Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò cho biết, địa phương này vừa có văn bản báo cáo UBND tỉnh cùng Sở Tài nguyên và Môi trường về việc vi phạm hút cát tại bãi biển thị xã Cửa Lò.
Người lao động “tố” Công ty Thể thao Đông Dương nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội

Người lao động “tố” Công ty Thể thao Đông Dương nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Báo Lao động Thủ đô nhận được đơn của chị Đỗ Trần Xuân Quỳnh (ở phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội) phản ánh, chị bị Công ty Cổ phần Tập đoàn Thể thao Đông Dương (Công ty Đông Dương) nợ lương tháng 1/2024 và chưa đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) 6 tháng. Qua tìm hiểu, phản ánh của người lao động là có cơ sở.
Kiểm tra ở Club Track 42M Yên Phụ, Công an phường Trúc Bạch không phát hiện “bóng cười”!?

Kiểm tra ở Club Track 42M Yên Phụ, Công an phường Trúc Bạch không phát hiện “bóng cười”!?

(LĐTĐ) Đêm 28/2, khi phát hiện Club Track 42M Yên Phụ có dấu hiệu kinh doanh “bóng cười”, chúng tôi phản ánh thông tin tới Công an phường Trúc Bạch. 3 ngày sau, lực lượng chức năng Công an phường Trúc Bạch tổ chức kiểm tra cơ sở này tuy nhiên không phát hiện việc kinh doanh bóng cười!?
Ai chủ mưu thu 200.000 đồng/lượt gửi xe ô tô ở Lễ hội ánh sáng Hồ Tây?

Ai chủ mưu thu 200.000 đồng/lượt gửi xe ô tô ở Lễ hội ánh sáng Hồ Tây?

(LĐTĐ) Lễ hội ánh sáng Hồ Tây được tổ chức tại quận Tây Hồ đã nhận được nhiều lời khen nức nở, nhưng sau những lời khen là những tiếng thở dài vì một số người trông giữ xe thu xe máy 50.000 đồng/xe; ô tô 200.000 đồng/xe.
Từ câu chuyện ở Vườn thú Hà Nội: Hãy cảnh giác với các "tin giả" trên mạng xã hội!

Từ câu chuyện ở Vườn thú Hà Nội: Hãy cảnh giác với các "tin giả" trên mạng xã hội!

(LĐTĐ) Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền với tốc độ chóng mặt về bài viết "Lời khẩn cầu từ vườn thú Hà Nội". Bài viết đã thu hút sự quan tâm của dư luận với hơn 6.000 lượt bình luận và chia sẻ. Đa số các bình luận đều xót xa cho đàn Khỉ, số khác hoài nghi về cách chống rét cho động vật tại vườn thú. Tuy nhiên thực tế sau khi xác minh thông tin, nhiều người mới vỡ lẽ bởi họ quá dễ dàng bị "dẫn dắt" với thông tin trên các diễn đàn mạng xã hội.
Những nơi "chơi bóng cười, bay mất người" ở quận Đống Đa

Những nơi "chơi bóng cười, bay mất người" ở quận Đống Đa

Mặc dù kinh doanh bóng cười trong lĩnh vực giải trí đã bị cấm, nhưng nhiều cơ sở trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội vì lợi nhuận bất chấp các quy định vẫn bán cho các "Thượng đế". Họ ngang nhiên bày bán bóng cười trái phép như không hề có sự tồn tại của các cơ quan chức năng.
Quận Tây Hồ (Hà Nội): Có làm khó khi giải quyết hồ sơ cấp “sổ đỏ”

Quận Tây Hồ (Hà Nội): Có làm khó khi giải quyết hồ sơ cấp “sổ đỏ”

(LĐTĐ) Gần 9 năm ròng rã bà Nguyễn Thị Ngọc Thảo (ở số 32, khu tập thể F361 An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội) “ôm đơn” khiếu nại UBND quận Tây Hồ, đề nghị giải thích rõ về nghĩa vụ nộp thuế theo Quyết định 3710/QĐ-UBND quận Tây Hồ về việc, cấp giấy chứng nhận (GCN) quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu đất ở. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nội dung giải quyết khiếu nại vẫn chưa thỏa đáng khiến gia đình bà Thảo mệt mỏi, bức xúc.
Xem thêm
Phiên bản di động