Đảm bảo 100% học sinh tham gia luyện tập thể dục thể thao hàng ngày
Nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học | |
Rà soát việc bố trí, sử dụng sân chơi cho học sinh | |
Mô hình giáo dục thể chất cần nhân rộng |
Tận dụng “giai đoạn vàng” để phát triển thể lực, trí lực
Phát biểu tại Lễ phát động về chủ đề bảo đảm dinh dưỡng, tăng cường thể lực, vệ sinh cá nhân cho trẻ em, học sinh sinh viên, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, thời gian học sinh ngồi trên ghế nhà trường là “giai đoạn vàng” để phát triển thể lực, trí tuệ.
Tập trung nâng cao thể chất cho các em ngay từ giai đoạn này sẽ góp phần nâng cao sức khỏe, tầm vóc cho thế hệ trẻ, đồng thời giúp các em vui tươi, hạnh phúc, giàu ý chí, khát vọng vươn lên trong học tập và cuộc sống.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan tích cực triển khai Đề án Tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030; Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030; Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khám sức khỏe tại Lễ phát động. (Ảnh: M.K) |
Nhận thức về dinh dưỡng hợp lý, tăng cường hoạt động thể lực và vệ sinh cá nhân đã có những chuyến biến tích cực. Công tác tổ chức bữa ăn học đường ngày càng được quan tâm và từng bước được cải thiện.
Các hoạt động thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ được các nhà trường duy trì thành nền nếp; nhiều cơ sở giáo dục đã quan tâm lựa chọn một số môn thể thao để duy trì luyện tập thành phong trào; nhiều câu lạc bộ thể dục thể thao trong nhà trường được thành lập tạo ra những sân chơi lành mạnh, giúp học sinh sinh viên không chỉ rèn luyện thể lực, ý thức, tạo thói quen về tập luyện thể dục thể thao mà còn giúp các em tránh xa các hoạt động vui chơi không lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, công tác bảo đảm dinh dưỡng, tăng cường thể lực và vệ sinh cá nhân trong trường học còn gặp không ít khó khăn, bất cập. Công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp liên ngành ở một số địa phương còn chưa đồng bộ, chưa kiên quyết.
Việc tổ chức các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe, giáo dục thể chất, vệ sinh cá nhân chưa thực sự được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng được yêu cầu. Đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng học đường, vệ sinh trường học còn thiếu, chưa được đào tạo bài bản.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị, sân chơi, bãi tập, công trình nước sạch phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe, vệ sinh cá nhân, tăng cường hoạt động thể lực trong các trường học còn nhiều khó khăn, thiếu thốn...
Theo thống kê, hiện nay còn khoảng hơn 70% cơ sở giáo dục phổ thông chưa có sân chơi, bãi tập. Đây là thách thức rất lớn đối với ngành Giáo dục trong quá trình triển khai các hoạt động nâng cao sức khỏe cho học sinh sinh viên.
Vận dụng tối đa cơ sở vật chất, tổ chức hiệu quả môn học giáo dục thể chất
Để thực hiện tốt Chương trình bảo đảm dinh dưỡng, tăng cường thể lực và vệ sinh cá nhân cho trẻ em, học sinh trong các nhà trường, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề cập đến 5 giải pháp ngành Giáo dục sẽ triển khai trong thời gian tới.
Thứ nhất: Tổ chức, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Chương trình Sức khỏe Việt Nam nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 20 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
Thứ hai: Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý và an toàn thực phẩm trong các nhà trường. Tổ chức bữa ăn học đường (đặc biệt là cấp mầm non và tiểu học) bảo đảm dinh dưỡng, an toàn thực phẩm; triển khai Chương trình Sữa học đường phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương; triển khai hiệu quả Đề án Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh sinh viên; tăng cường xã hội hóa, huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm đảm bảo chất lượng dinh dưỡng bữa ăn học đường cho học sinh sinh viên. Xây dựng và triển khai có hiệu quả các dự án, chương trình, hoạt động nghiên cứu khoa học về nâng cao sức khỏe và dinh dưỡng học đường, chú trọng tới các vùng khó khăn.
Thứ ba: Tổ chức tốt công tác giáo dục thể chất trong trường học. Đổi mới nội dung chương trình giáo dục thể chất ở các cấp học theo hướng khắc phục bất cập của chương trình hiện hành, tạo sự hấp dẫn, hứng khởi hơn cho cả người dạy và người học. Tăng cường chỉ đạo các nhà trường vận dụng tối đa điều kiện cơ sở vật chất sẵn có, tổ chức hiệu quả môn học giáo dục thể chất, đẩy mạnh việc thành lập, hoạt động các câu lạc bộ thể thao, câu lạc bộ bơi lội, võ cổ truyền trong nhà trường. Duy trì tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ cho học sinh sinh viên, đảm bảo 100% học sinh tham gia luyện tập thường xuyên, hàng ngày. Đẩy mạnh triển khai hiệu quả Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025.
Thứ tư: Củng cố, kiện toàn và nâng cao hiệu quả công tác y tế trường học, đảm bảo chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống bệnh tật đối với trẻ em, học sinh sinh viên. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, cán bộ làm công tác y tế trường học, học sinh sinh viên, cha mẹ học sinh về dinh dưỡng hợp lý và vận động thể lực. Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình để giáo dục, hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng và vận động thể lực phù hợp cho trẻ em, học sinh sinh viên. Thực hiện nghiêm việc không quảng cáo và kinh doanh đồ uống có cồn, nước ngọt có ga và các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe trong trường học.
Thứ năm: Tăng cường kiểm tra, giám sát về công tác dinh dưỡng học đường, vệ sinh an toàn thực phẩm; tổ chức theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, học sinh bằng biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới; phối hợp với ngành y tế trong việc can thiệp để cải thiện tình trạng dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, học sinh trong trường học.
Mới đây, Bộ GD&ĐT đã tổ chức Hội nghị toàn quốc nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học nhằm đánh giá lại hoạt động giáo dục thể chất và thể thao trường học thời gian qua, thẳng thắn phân tích những khó khăn, bất cập và đưa ra những giải pháp thúc đẩy. Tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã phát động phong trào tập luyện thể dục thể thao trong toàn ngành Giáo dục, yêu cầu duy trì đều đặn tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ trong các nhà trường, khuyến khích tổ chức một số môn thể thao vừa rèn luyện sức khỏe, vừa phát triển tài năng như võ cổ truyền, bơi lội, bóng đá, bóng rổ... Các thầy cô giáo cũng phải là những tấm gương trong tập luyện thể dục thể thao để học sinh noi theo. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12