Đái tháo đường ở trẻ em có xu hướng gia tăng: Báo động từ việc ăn uống

Trước đây đái tháo đường thường xuất hiện ở độ tuổi sau 40. Nhưng hiện nay, bệnh này được phát hiện ở trẻ nhỏ, thậm chí cả trẻ sơ sinh. Đáng lo ngại, theo các chuyên gia y tế, thủ phạm chính gây bệnh tiểu đường ở trẻ em là do ăn quá nhiều đồ ăn nhanh và ngọt trong khi lại lười vận động.
bao dong tu viec an uong 5 cách phòng ngừa đái tháo đường
bao dong tu viec an uong Thiếu cán bộ y tế được đào tạo về đái tháo đường

Đơn cử như trường hợp của bệnh nhi Nguyễn Trọng V. (36 ngày tuổi, Hà Nội) mới đây phải cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương vì biến chứng tiểu đường sơ sinh. Cháu V nhập viện trong tình trạng thở nhanh, li bì và hôn mê. Trước khi vào cấp cứu khoảng 5 ngày, bé có biểu hiện sốt cao 39 độ C, tiêu chảy (khoảng 10 lần/ngày). Kết quả phân tích gen cho thấy, nguyên nhân gây bệnh ở cháu V là do đột biến gen ABCC8 (một trong những nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường sơ sinh tạm thời).

bao dong tu viec an uong
Tỷ lệ mắc đái tháo đường ở trẻ em có xu hướng ngày càng gia tăng.

Đây là căn bệnh hiếm gặp, với tỉ lệ mắc từ 1/500.000 đến 1/250.000. Hay trường hợp cháu Vũ Hồng N... (5 tuổi, Hà Nam), từ khi sinh ra cháu rất béo và khỏe mạnh, đặc biệt ăn uống rất tốt. Tuy nhiên, thời gian gần đây thấy con bị mất ngủ, ra mồ hôi nhiều, hay tiểu dầm,…gia đình đưa con đi khám và các bác sĩ kết luận cháu bị tiểu đường và béo phì.

Tại lớp tập huấn về điều trị đái tháo đường TYPE 1 tổ chức ngày 7/9, PGS.TS Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trong 5 năm trở lại đây, mỗi năm bệnh viện khám và điều trị cho khoảng 40-50 bệnh nhân mới mắc đái tháo đường type 1 (trước đó chỉ 5-20 bệnh nhân/năm). Trong khi tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường type 1 ở trẻ em có xu thế ngày càng gia tăng.

Đồng quan điểm trên, TS. BS Vũ Chí Dũng, Trưởng khoa Nội tiết - Chuyển hóa – Di truyền, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: “Hiện nay, trẻ em chủ yếu mắc đái tháo đường tuýp 1, còn một tỷ lệ nhỏ là đái tháo đường tuýp 2. Từ năm 2013 tới nay, con số đái tháo đường tuýp 1 tăng lên 3-4 lần so với trước, còn ở tuýp 2 cũng bắt đầu tăng ở trẻ em vì các cháu mắc béo phì quá nhiều. Cá biệt là nhóm bệnh đái tháo đường sơ sinh (mắc trước 6 tháng tuổi)”.

Thủ phạm chính gây bệnh đái tháo đường ở trẻ là do ăn quá nhiều đồ ăn nhanh và ngọt trong khi lại không có chế độ rèn luyện thể dục thể thao. Vì thế, ngoài việc kiểm soát chế độ ăn uống, việc thay đổi lối sống của trẻ là rất cần thiết. Với những đứa trẻ đang tuổi lớn và phát triển, việc bổ sung đủ dinh dưỡng là cần thiết. Việc giảm khẩu phần ăn ở trẻ béo phì khác với người lớn, bởi nó sẽ ảnh hưởng tới chiều cao của các cháu.

Vì thế, để trẻ vẫn có thể phát triển bình thường, phụ huynh nên chia nhỏ bữa ăn và xây dựng bữa ăn tùy từng thể trạng mỗi cháu. Và phương pháp tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh là khuyến khích trẻ vận động hằng ngày, giúp kích thích sự vận chuyển chất đường vào trong tế bào và cải thiện khả năng phản ứng của cơ thể với insulin.

TS. Dũng cũng lý giải, đái tháo đường type 1 còn được gọi là bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin. Đây là một tình trạng bệnh mãn tính, trong đó tuyến tụy sản xuất ít hoặc không sản xuất insulin – một nội tiết tố cần thiết, cho phép đường (glucose) nhập vào tế bào để sản xuất năng lượng cho cơ thể. “Khi 1 đứa trẻ bị đái tháo đường tức là cuộc sống của cháu sẽ thay đổi rất nhiều. Hằng ngày trẻ phải tiêm insulin 3-4 lần, phải lấy máu từ 4-6 lần và 10 lần chọc kim ở da và phải theo dõi điều trị đến cuối đời.

Chưa kể, trong quá trình điều trị, bệnh nhi có thể xuất hiện các biến chứng nguy hiểm từ tổn thương vi mạch dẫn đến suy thận, hay tổn thương thận dẫn đến suy thận, rồi tổn thương bàn chân, các bệnh lý về tim, mạch máu…có thể dẫn đến tử vong nếu không được khám và điều trị kịp thời. Đối với trẻ em bị bệnh càng sớm thì dẫn đến tổn thương càng sớm nếu không quản lý bệnh tốt”, TS.Dũng nhấn mạnh.

Trong khi đó, đái tháo đường ở trẻ sơ sinh rất khó phát hiện triệu chứng. Bởi các triệu chứng đái tháo đường cổ điển như khát nước, tiểu nhiều, hoa mắt thì thường không biểu hiện ở nhóm trẻ này. Thông thường, các bậc phụ huynh khi thấy trẻ nhiều lần tiểu tràn ra cả tã mới nghi ngờ và đưa con đi khám. Đối với trẻ lớn hơn, khi cha mẹ thấy con có các triệu chứng bất thường như: tiểu nhiều, khát nước, tiểu dầm, sụt cân, hoặc nôn, đau bụng và có thể có triệu chứng sốt… thì cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế, để được bác sĩ khám và điều trị sớm.

Theo các chuyên gia y tế, việc quản lý khám, chữa bệnh cho bệnh nhân đái tháo đường cũng đòi hỏi sự hợp tác rất chặt chẽ giữa tuyến Trung ương, tuyến cơ sở, gia đình và cả cộng đồng. TS. Dũng nhấn mạnh, thủ phạm chính gây bệnh đái tháo đường ở trẻ là do ăn quá nhiều đồ ăn nhanh và ngọt trong khi lại không có chế độ rèn luyện thể dục thể thao. Vì thế, ngoài việc kiểm soát chế độ ăn uống, việc thay đổi lối sống của trẻ là rất cần thiết.

Với những đứa trẻ đang tuổi lớn và phát triển, việc bổ sung đủ dinh dưỡng là cần thiết. Việc giảm khẩu phần ăn ở trẻ béo phì khác với người lớn, bởi nó sẽ ảnh hưởng tới chiều cao của các cháu. Vì thế, để trẻ vẫn có thể phát triển bình thường, phụ huynh nên chia nhỏ bữa ăn và xây dựng bữa ăn tùy từng thể trạng mỗi cháu. Và phương pháp tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh là khuyến khích trẻ vận động hằng ngày, giúp kích thích sự vận chuyển chất đường vào trong tế bào và cải thiện khả năng phản ứng của cơ thể với insulin.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

(LĐTĐ) Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, các đại biểu cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật; trong đó, việc tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là hợp lý, phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành nghề lao động đặc biệt.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11

Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11

(LĐTĐ) Ngày 10/11 tới đây, tại Sân khấu chính phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây sẽ diễn ra Chương trình Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã (1924 - 2024) và 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024).
Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt

Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Báo Hànộimới phối hợp với Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông thành phố Hà Nội (Sở Giao thông Vận tải Hà Nội) tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Xe buýt xanh - Hành trình của tương lai”.
Truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về tội "Nhận hối lộ"

Truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về tội "Nhận hối lộ"

(LĐTĐ) Viện kiểm sát nhân dân tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố 8 bị can trong vụ án sai phạm xảy ra tại Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục về các tội "Nhận hối lộ", "Đưa hối lộ" và "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".
Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên

Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Đảng bộ quận Tây Hồ tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7 tháng 11 cho các đảng viên lão thành cách mạng nhân dịp kỷ niệm 107 năm Ngày cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2024).
Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật

Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Bộ Tư pháp tổ chức toạ đàm “Báo chí và Ngày Pháp luật Việt Nam”, nhằm đẩy mạnh truyền thông Ngày Pháp luật Việt Nam đến các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức, cách làm cụ thể, thiết thực.

Tin khác

Suy hô hấp cấp do mắc sởi

Suy hô hấp cấp do mắc sởi

(LĐTĐ) Bệnh nhân nam N. V. T (56 tuổi, ở Kỳ Anh - Hà Tĩnh) nhập Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết

Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia y tế, đặc điểm của sốt xuất huyết là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong. Do đó, công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết cần phải được nâng cao, người dân không nên chủ quan khi bước vào cao điểm dịch.
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), với nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung quan trọng, nhằm tháo gỡ khó khăn từ thực tiễn, giúp cho chính sách bảo hiểm này thật sự phát huy được hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp

Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp

(LĐTĐ) Hội nghị Khoa học thường niên - Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024 với chủ đề "Tiếp cận đa chiều trong xu hướng điều trị mới các bệnh cơ xương khớp" vừa diễn ra tại Thái Nguyên.
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới

Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới

(LĐTĐ) Các thành viên trong Cộng đồng chuyên gia phát triển chiều cao của Việt Nam vừa đề xuất ngày 11/11 là Ngày Chiều cao thế giới.
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”

Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”

(LĐTĐ) “Hành trình tìm con của các gia đình hiếm muộn là một hành trình dài, với rất nhiều rào cản về kinh tế và tâm lý mà họ phải vượt qua. Thấu hiểu điều đó, từ khi thành lập (2009) đến nay, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội luôn chú trọng tới các chương trình hỗ trợ cộng đồng hiếm muộn, với mong muốn san sẻ một phần chi phí cũng như động viên tinh thần các cặp vợ chồng trên hành trình tìm con”, bác sĩ Phạm Văn Hưởng, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội chia sẻ.
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường

Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường

(LĐTĐ) Người đàn ông 62 tuổi gặp tình trạng nguy kịch và đột ngột té ngã khi đang di chuyển trên đường với triệu chứng nhồi máu cơ tim đã được bác sĩ của một cơ sở tiêm chủng gần đó sơ cứu kịp thời.
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non

Phát động giải chạy vì trẻ sinh non

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) phối hợp với Bu Baby tổ chức Giải chạy vì trẻ sinh non 2024 - Tiny Hope. Giải chạy diễn ra từ ngày 2 đến 11/1/2024.
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi

(LĐTĐ) Bệnh viện Nhi Hà Nội vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi bị gãy xương đùi, bằng kỹ thuật đóng đinh nội tủy trên màn hình tăng sáng C-arm. Đây là phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, hiệu quả, giúp bệnh nhân có thể vận động và phục hồi sớm.
Xem thêm
Phiên bản di động