Đại biểu Nguyễn Đức Kiên: “Việc bắt ông Thắm không giống bắt bầu Kiên trước đây”
Bên hành lang Quốc hội, TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã trao đổi quanh sự kiện bắt ông Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Ngân hàng Đại Dương và vấn đề tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng.
Gần đây, một số lãnh đạo ngân hàng đã bị cơ quan điều tra bắt giam (Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Đại dương, Ngân hàng Xây dựng) vì những sai phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực tiền tệ, liệu đây có phải là các cơ quan điều tra đang quyết tâm thanh lọc hệ thống ngân hàng hay không?
Việc xử lý sai phạm của các cá nhân lãnh đạo ở các doanh nghiệp tư nhân là chuyện bình thường, nước nào cũng làm. Qua sự việc của ACB, OceanBank, cơ quan quản lý đã rút kinh nghiệm từ sự việc của ACB để xử lý ở OceanBank.
Nếu nhìn ở thị trường chứng khoán chúng ta thấy không có nhiều xáo trộn, điều đó cho thấy thông tin của cơ quan quản lý đưa ra đã không gây mất bình tĩnh cho thị trường.
Một số vụ việc lãnh đạo ngân hàng gần đây rơi vào vòng lao lý , người gửi tiền có thể lo ngại về sự an toàn của đồng tiền, rủi ro ngân hàng, ông đánh giá vấn đề này thế nào?
Việc các cơ quan bảo vệ pháp luật có quyết định tạm giữ 4 tháng để điều tra đối với ông Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch Ngân hàng Đại dương - PV), vì không phải là cơ quan điều tra nên chúng ta không đi sâu vào phân tích việc đó. Nhưng chúng ta phải thấy rằng, cái hiện tượng của ông Hà Văn Thắm với chuyện ông Nguyễn Đức Kiên của Ngân hàng ACB khác nhau.
Xét bản chất, đối với hiện tượng của ACB, hội đồng thành viên của ACB có nghị quyết làm việc này việc kia. Và cái nghị quyết ấy là do ông này, ông kia tư vấn và tổ chức chỉ đạo thực hiện.
Còn với trường hợp ông Hà Văn Thắm, theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước, chúng ta thấy đó là sai phạm của cá nhân ông Hà Văn Thắm chứ không phải là sai phạm của hệ thống Ngân hàng Đại Dương. Ở đây chúng ta phải phân tích rõ ra như thế.
Tuy nhiên, qua hoạt động cơ quan bảo vệ pháp luật vừa rồi, việc thực thi pháp luật không ảnh hưởng nhiều lắm đến thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ, tài chính toàn quốc.
Nếu chúng ta so sánh lại thời điểm tháng 8/2013 (bắt bầu Kiên- PV) và thời điểm tháng 10/2014 (bắt tạm giam ông Hà Văn Thắm- PV) thấy rằng, các cơ quan bảo vệ pháp luật của chúng ta đã rút được kinh nghiệm trong việc thực thi pháp luật. Chúng ta đã kịp thời cung cấp thông tin cho xã hội trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân hiểu vụ việc, vì vậy, nó không ảnh hưởng đến hệ thống tài chính tiền tệ của chúng ta.
Trong 3 ngày tới, Quốc hội sẽ được nghe về các đề án tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó tái cơ cấu ngân hàng là trọng tâm. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể thông tin cho người dân hiểu, không phải vì thực hiện tái cơ cấu mà hy sinh một số ngân hàng, lãnh đạo ngân hàng?
Trước hết phải nói, luật pháp là thượng tôn, bất kể ông hoạt động trong lĩnh vực nào, là ai nếu vi phạm pháp luật cũng đều bị bắt. Bất kể là cá nhân hay tổ chức nào, ở đây tôi nhấn mạnh luôn là kể cả tổ chức nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý.
Thứ nữa, các cơ quan quản lý nhà nước, Quốc hội và Chính phủ, khi thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng 11, chúng tôi triển khai thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế đã rõ chương trình hành động của mình. Ví dụ như đối với ngân hàng, ngay từ đầu chúng ta đã sửa Luật các tổ chức tín dụng.
Và ngay năm 2012, chúng ta thực hiện Quyết định 254 về tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, Quốc hội đã thông qua Luật bảo hiểm tiền gửi. Chúng ta đã nâng pháp lệnh tiền gửi lên thành Luật bảo hiểm tiền gửi, khẳng định rõ là đảm bảo tài sản gửi tại các tổ chức tín dụng, các ngân cũng buộc phải mua bảo hiểm tiền gửi… Có thể thấy rằng, chúng ta đã có hệ thống để khống chế, đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền ít bị ảnh hưởng nhất. Nói chung về mặt pháp lý, người dân cũng không phải lo lắng gì nhiều so với trước khi chúng ta tái cơ cấu.
Chúng ta phải cam kết với người dân rằng, qua quá trình tái cơ cấu, việc gửi tiền của người dân được đảm bảo hơn, linh hoạt hơn… Hiện nay người gửi tiền có thể thỏa thuận với các tổ chức tín dụng về mức lãi suất tiền gửi mà họ gửi, tạo ra quyền bình đằng giữa người gửi và người được gửi. Đó là cái quan trọng.
Một điểm cuối cùng tôi muốn nhấn mạnh là chúng ta đã có 2 năm thực hiện đề án 254 về tái cơ cấu ngân hàng, và chúng ta đã thấy 2 năm qua thì đã có 8 tổ chức tín dụng được tái cơ cấu trong đó có 4 tổ chức tín dụng đã mất tên. Nhưng chúng ta cũng thấy rằng quyền lợi của người gửi tiền tại các tổ chức ngân hàng mất tên đó không bị ảnh hưởng. Hoạt động của các tổ chức tín dụng vẫn bình thường, lãi suất cho vay vẫn trên đà giảm xuống, tương đương với của năm 2006, 2007. Như vậy có thể thấy người gửi tiền hét sức yên tâm với cái chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ.
Từ vụ việc của nguyên Chủ tịch HĐQT OceanBank có thể thấy, bức tranh tội phạm ngân hàng đang ngày càng phức tạp, không chỉ có nhân viên phạm tội mà cả các ông chủ lớn nhất. Theo ông, đó có phải là vấn đề đáng báo động trong bối cảnh chúng ta đang nỗ lực thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có tái cơ cấu ngân hàng không?
Không, chẳng có gì đáng báo động cả. Nó thể hiện một điều là hệ thống pháp luật của chúng ta đã phát hiện rất tốt những sai phạm. Chúng ta cũng nhận thấy rằng tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng không phải là một cá nhân làm được, mà nó phải có từ nhân viên cho đến phó phòng, trưởng phòng rồi đến trưởng ban… như vậy là phải có cả hệ thống, cả một đường dây. Lợi ích nhóm chính là ở chỗ này, nếu xử lý được thì không có vấn đề gì cả.
Sau hàng loạt những sai phạm của ngân hàng vừa qua thì có nhiều ý kiến cho rằng, vì suốt một thời gian dài chúng ta để ngân hàng phát triển quá bùng nổ nên đến giờ cứ "sờ" đến ngân hàng nào thì ngân hàng đó sẽ có "vấn đề". Quan điểm của ông về vấn đề này?
Tôi khẳng định rằng không phải hàng loạt sai phạm, mà chỉ có một số vụ thôi. Chúng ta có hơn 100 tổ chức tín dụng, mà vừa qua chỉ xử lý ở vài tổ chức tín dụng thì không thể nói là hàng loạt được.
Nếu dùng từ hàng loạt sẽ dễ gây hoảng loạn trên thị trường, gây hoảng loạn xã hội, tác động xấu đến việc ổn định thị trường chúng khoán và thị trường tiền tệ.
Còn việc bùng nổ ngân hàng nên dẫn đến sai phạm cũng chưa chuẩn đâu. Từ năm 2007, 2008, thì chúng ta đã phát triển mạnh mẽ hệ thống ngân hàng rồi. Nó có mấy dạng bùng nổ, thứ nhất là ta bùng nổ về vốn. Ta nâng vốn lên. Cái thứ 2 là ta chuyển các tổ chức tín dụng nhân dân thành các ngân hàng thương mại. Thứ 3 là chúng ta cho thành lập mới các tổ chức tín dụng.
Cả 3 cái sự kiện đó lại không diễn ra vào thời điểm này. Sự bùng nổ ấy nó cách đây nhiều năm rồi.
Là đại biểu Quốc hội, ông có nhắn nhủ gì tới những người hoạt động trong ngành ngân hàng nói chung và các ngành nghề nói riêng?
Làm đúng theo luật thôi, đừng có tham quá là được.
Xin cảm ơn ông!
Theo Nguyễn Hiền/ Dân trí
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi)
Các bến xe tại TP.HCM lên kế hoạch phục vụ đi lại dịp Tết Ất Tỵ 2025
Giá xăng dầu hôm nay (27/11): Giá dầu thế giới tiếp đà lao dốc
HDBank khởi động dự án “Tư vấn quản trị ESG và Tài chính bền vững” cùng PwC
Hơn 400 tiểu sành, hài cốt được phát hiện khi thi công hệ thống thoát nước
Triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động
Hà Nội đặt mục tiêu tiêm vắc xin uốn ván - bạch hầu đạt tỷ lệ 90% trở lên
Tin khác
Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi)
Sự kiện 27/11/2024 09:56
Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn
Sự kiện 26/11/2024 21:51
Quy định lại thẩm quyền công chứng giao dịch bất động sản
Sự kiện 26/11/2024 21:51
Doanh thu từ 200 triệu đồng/năm trở lên phải đóng thuế VAT
Sự kiện 26/11/2024 21:51
Đại biểu Quốc hội: Cần hành động quyết liệt để bảo vệ trẻ em trước quảng cáo
Sự kiện 25/11/2024 19:20
Quốc hội xem xét công tác nhân sự và thông qua nhiều nội dung quan trọng
Sự kiện 25/11/2024 07:54
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Sự kiện 23/11/2024 21:36
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Sự kiện 23/11/2024 21:34
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Sự kiện 23/11/2024 15:24
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31