Đã thực sự hợp lý?
Vỉa hè trước nguy cơ bị “tái chiếm” | |
Vỉa hè ở một số tuyến phố bị "tái chiếm" |
Theo khảo sát của PV, phố Kim Mã được kẻ vạch sát với nhà dân, phần đường còn lại dành cho người đi bộ, nhiều nơi chỉ rộng hơn gang tay, đó là chưa kể đến các chướng ngại vật vốn có trên vỉa hè như cây xanh, thùng rác, bốt điện… Do đó, tiếng là có làn đường dành cho người đi bộ, tuy nhiên thực tế người đi bộ vẫn phải đi xuống lòng đường.
Người đi bộ phải đi xuống lòng đường do việc bố trí vạch sơn không hợp lý trên phố Kim Mã. |
Anh Nguyễn Quang Trường ở 339 phố Kim Mã, Ba Đình cho biết, lúc bình thường thì không sao, tuy nhiên vào giờ cao điểm là cửa hàng của anh lại bị “đóng” cửa do xe của khách xếp kín trước cửa hàng. “Thực tế tuyến phố Kim Mã có nhiều biển báo, lẫn hàng cây, nếu xe được đỗ sát mép vỉa hè, tận dụng những khoảng trống này thì vừa dành được đường cho người đi bộ, các cửa hàng cũng đỡ vướng cảnh xe xếp kín lối ra vào như hiện nay” anh Trường tâm sự.
Phố Đội Cấn cũng trong tình trạng tương tự, vạch sơn được kẻ trên vỉa hè tuyến đường này cho phép các nhà dân, hộ kinh doanh để xe máy từ mép cửa nhà ra đến vạch kẻ, phần từ vạch kẻ ra đến lề đường dành cho người đi bộ, tuy nhiên phần diện tích này cũng rất bé và nhiều nơi vướng vào cây cối, cột điện. Điều đáng nói là nếu theo đúng quy định của Luật giao thông đường bộ, các vỉa hè có độ rộng <3,5 m sẽ không được phép bố trí đỗ phương tiện.
Được biết, theo quy định của Quyết định số 17/2015/QĐ-UBND thành phố Hà Nội ngày 21/07 /2015 có đưa ra vấn đề sử dụng vỉa hè khi dừng đỗ phương tiện như sau: Xe đạp, xe máy phải xếp thành hàng (chỉ sắp xếp một hàng), quay đầu xe vào trong, cách tường phía giáp nhà dân hoặc công trình trên vỉa hè 0,2m; trường hợp đặc thù thực hiện theo phương án khác thì phải được Liên ngành Sở Giao thông vận tải - Công an thành phố Hà Nội chấp thuận. |
Một ví dụ nữa cho quy định phần hè bên trong cho phép đỗ xe không còn phù hợp trong hoàn cảnh, đó lại tại khu vực chân cầu thang bộ sang đường trước cửa số nhà 114C2 Phạm Ngọc Thạch, tại đây vạch sơn vỉa hè bắt người dân đi cắm đầu vào gầm cầu thang. Muốn đi qua người dân chỉ có thể lựa chọn luồn qua gầm cầu hoặc bước xuống lòng đường. Trong khi đó, nếu bố trí vạch sơn phía ngoài (sát mép vỉa hè) hoàn toàn có thể vừa có chỗ để phương tiện, vừa có chỗ cho người đi bộ.
Được biết, theo quy định của Quyết định số 17/2015/QĐ-UBND thành phố Hà Nội ngày 21/07 /2015 có đưa ra vấn đề sử dụng vỉa hè khi dừng đỗ phương tiện như sau: Xe đạp, xe máy phải xếp thành hàng (chỉ sắp xếp một hàng), quay đầu xe vào trong, cách tường phía giáp nhà dân hoặc công trình trên vỉa hè 0,2m; trường hợp đặc thù thực hiện theo phương án khác thì phải được Liên ngành Sở Giao thông vận tải - Công an thành phố Hà Nội chấp thuận.
Quy định là vậy nhưng do đặc thù các tuyến phố không giống nhau, do đó kẻ vạch ở vị trí nào, hay chính xác, phương tiện cá nhân để ở đâu: sát tường hay ngoài mép hè? Bố trí để xe toàn tuyến hè hay cách quãng?... cũng được các địa phương bố trí khá “linh hoạt”. Bằng chứng là nếu như quận Hai Bà Trưng, các tuyến phố được bố trí kẻ vạch vàng sát với nhà dân, thì tại quận Hoàn Kiếm, các phương tiện thường được bố trí sát mép vỉa hè, điều này vừa giúp các hộ kinh doanh có mặt tiền, vừa tiện lợi cho người đi bộ.
Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Tin khác
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Trật tự đô thị 23/11/2024 07:28
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22