Cúm rình rập giáp Tết Nguyên đán, bác sĩ mách cách tránh
Giáp Tết cúm rình rập làm sao để phòng tránh để đón Tết vui, khỏe |
Ghi nhận tại một số bệnh viện ở Hà Nội cho thấy, số bệnh nhân nhiễm cúm A (H1N1) đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Để đón một Tết Nguyên đán an lành, bác sĩ mách bạn cách phòng tránh cúm hiệu quả.
Điều dưỡng Doãn Thúy Quỳnh – Khoa Truyền Nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương) chia sẻ: Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở đường hô hấp do virus cúm gây ra với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Bệnh thường lành tính, diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày nhưng dễ lây lan và có thể phát thành dịch lớn. Khi trẻ mắc cúm, cha mẹ cần lưu ý một số điều.
Khi trẻ sốt trên 38,5 độ C cần hạ sốt bằn gách: Nới rộng quần áo cho trẻ. Chườm ấm ở vùng trán, nách, bẹn. Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ, mỗi 4- 6h uống nhắc lại 1 lần nếu trẻ có sốt trên 38,5 độ C.
Ngoài ra, cần vệ sinh đường hô hấp (mũi, miệng): Dùng khăn giấy mềm lau sạch mũi, dãi rồi vứt bỏ ngay sau khi sử dụng. (Không nên dùng khăn xô vì sau mỗi lần lau, nếu không thay khăn mới, dùng lại khăn cũ virus vẫn bám lại trên khăn).
Hàng ngày, nhỏ dung dịch nước muối sinh lý Natriclorid 9‰ vào mắt, mũi cho trẻ, súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng đối với trẻ lớn.
Thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng với nước sạch (vệ sinh cả bàn tay người chăm sóc và cả cho trẻ), tránh tối đa việc đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
Vấn đề dinh dưỡng cũng cần được quan tâm. Người lớn nên cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu, dễ nuốt: Cháo, sữa, hoa quả và uống nhiều nước. Tăng cường bú mẹ nếu trẻ còn bú mẹ.
Phòng lây nhiễm cúm bằng cách cách ly trẻ tương đối: Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với trẻ lành, hướng dẫn che miệng và mũi khi ho và hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn giấy. Mang khẩu trang khi chăm sóc trẻ. Tắm cho trẻ bằng nước ấm trong phòng kín gió, để tránh nhiễm lạnh.
Tuy nhiên, khi trẻ sốt cao liên tục trên 39ºC, không đáp ứng với thuốc hạ sốt. Trẻ co giật, li bì, mệt mỏi, ăn kém, nôn trớ nhiều, bỏ ăn hoặc bỏ bú, chân tay lạnh, khó thở, thở nhanh... cần đưa tới bác sĩ.
Trẻ bị cúm phải được cách ly và người chăm sóc trẻ phải đeo khẩu trang để phòng lây nhiễm. Đảm bảo nơi ở thông thoáng, sạch sẽ, nhiều ánh sáng. Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa. Tiêm vaccine cũng là cách phòng cúm hiệu quả.
Theo LH/Lao động
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38