Độc đáo tranh sơn mài hầu đồng “Giá thánh”
Con đường kỳ thú phát ra tiếng nhạc mỗi khi xe ô tô chạy qua | |
Hồi sinh âm nhạc cổ truyền | |
Bốn lễ hội độc đáo không thể bỏ qua sau tháng Giêng |
Không vì việc vào tháng 12/2016 UNESCO vinh danh “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” cho “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” mới khiến Trần Tuấn Long quan tâm tới không gian của Đạo Mẫu trong hội họa của mình, mà gần 20 năm qua, anh đã bị hút hồn bởi những khoảnh khắc mê hồn của sắc diện các giá hầu đồng.
Trong đời sống dân gian ở Việt Nam, nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Thờ Mẫu được thừa nhận có phần muộn màng, nhưng ở đó, người ta lại thấy sự hòa quyện những yếu tố văn hóa như tâm linh, nghệ thuật diễn xướng, âm nhạc, phục trang, installation art…
Ở nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Thờ Mẫu, sự thăng hoa đã đến một cách thực tự nhiên vào con người qua các vũ điệu, nghi lễ cúng tế, trong tiếng nhạc và những bộ trang phục sặc sỡ, tất cả những điều đó tạo nên sức cuốn hút diệu kỳ của tín ngưỡng dân gian này với con người.
Chính sự thăng hoa, cảm xúc nâng bản thể lên tầm mức thánh thần đó đã được họa sĩ Trần Tuấn Long nắm bắt để đưa vào tác phẩm của mình, trong 26 tác phẩm sơn mài khổ lớn. Bức đầu tiên anh vẽ từ năm 1998. Có một điều oái oăm là, vào năm 2005, một phần của bộ tranh này được anh gửi tham dự Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc, nhưng đã bị loại từ “vòng gửi xe” - vì lý do “vẽ đề tài mê tín dị đoan”. Nhưng Tuấn Long không nản chí, vẫn mê đắm tình yêu với nghệ thuật của tín ngưỡng thờ Mẫu và cứ lặng lẽ sáng tác, thủy chung với đề tài này.
Nét chung dễ thấy ở các tác phẩm của Tuấn Long một thế giới tâm linh đa sắc và có phần hoang dại của người Việt. Mỗi bức tranh đều bập bùng sức nóng của lửa. Những ngọn lửa thần thánh được bao quanh nhân vật, truyền dẫn tới người yêu mỹ thuật một hấp lực nhiệt năng riêng lạ, khơi lên lòng nhiệt thành tín ngưỡng thuần Việt, chứ không dị đoan.
Họa sĩ Trần Tuấn Long sinh năm 1967, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam năm 1995, chuyên sáng tác chất liệu sơn mài cổ truyền, đã triển lãm cá nhân và tham gia triển lãm nhóm tại Việt Nam, Đài Loan, Hàn Quốc, Đức….Triển lãm “Giá thánh” sẽ kéo dài tới hết ngày 15/3.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40